Dựa trên tổng quan tài liệu, các yếu tố tác động thuộc nhóm 2 (các yếu tố liên quan đến kinh tế chính trị xã hội và có thể bị can thiệp bởi hành động của chính phủ) trong hầu hết các nghiên cứu được xem xét như là một biến nội sinh (biến trình độ phát triển, phân phối thu nhập, độ mở cửa nền kinh tế, trình độ giáo dục…). Các yếu tố thuộc nhóm 2 (các yếu tố liên quan đến đặc trưng lịch sự như vị trí địa lý, cơ cấu dân tộc, nguồn gốc thuộc
địa, hay nguồn tài nguyên thiên nhiên) được coi là biến ngoại sinh trong mô hình.
Tổng quan nghiên cứu cho thấy, hầu hết các nghiên cứu về mối quan hệ giữa thể chế và tăng trưởng, phát triển kinh tế (được sử dụng bởi các biến số như thu nhập, GDP bình quân, thương mại, đầu tư...) đều chỉ ra vấn đề nội sinh trong mô hình do tương quan giữa thể chế với các biến số vĩ mô. Nói cách khác, giữa các biến thể chế và biến số vĩ mô có mối quan hệ nhân quả và tác động qua lại. Do vậy, trong mô hình nghiên cứu sẽ sử dụng kỹ thuật biến công cụđể giải quyết vấn đề này.
Aron (2000) cho rằng vấn đề nội sinh ít được đề cập trong các nghiên cứu trước
đề xuất các biến làm biến công cụ (instrumental variable).
Có một số các nghiên cứu khác nhau khi xem xét các nhân tố ảnh đến chất lượng thể chếđã đề xuất các biến làm biến công cụ (instrumental variable).
Acemoglu, Johnson, and Robinson (2002) sử dụng các biến có tính lịch sử (tỷ
lệ tử vong của dân thuộc địa trong thời kỳ bị chiếm đóng) làm các biến công cụ cho tăng trưởng khi xem xét mối quan hệ của tăng trưởng và thể chế. Nghiên cứu Islam and Montenegro (2002) đã sử dụng các biến như: biến trễ thu nhập bình quân đầu người, biến phân hóa sắc tộc, biến giả vùng làm các biến công cụ. Tương tự, Baryshnikova and Wihardja (2012) cũng sử dụng trễ của các sai phân biến nội sinh làm các biến công cụ. Do vậy, nghiên cứu này dựa trên các nghiên cứu đi trước để xác
định các biến công cụ và giải quyết vấn đề nội sinh.