Quan điểm chủ đạo trong việc hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng thể

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại việt nam (Trang 120 - 121)

Mục tiêu lớn nhất của xây dựng, đổi mới và hoàn thiện thể chế ở nước ta là để

tạo ra sự phát triển đồng bộ giữa thể chế chính trị, thể chế kinh tế và thể chế xã hội, sự

phù hợp của thể chế với trình độ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và thể chế thực sự trở thành đòn bẩy, tạo động lực cho phát triển bền vững. Chính vì vậy quan điểm khi hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng thể chếđịa phương tại Việt Nam phải đảm bảo những điểm sau đây:

Thứ nhất, các chủ thể từ Nhà nước, doanh nghiệp đến người dân cần nhận thức

đúng đắn về vai trò quan trọng của thể chếđối với phát triển. Một thể chế tốt sẽ là nền tảng thúc đẩy phát triển đất nước. Ngược lại, thể chế kém chất lượng sẽ là rào cản lớn

Thứ hai, hoàn thiện thể chế phải đảm bảo nguyên tắc thượng tôn pháp luật, tất cả các thể nhân và pháp nhân đều bình đẳng trước pháp luật. Vì vậy, trong sửa đổi và hoàn thiện luật pháp luôn cần phải hướng tới bảo vệ và thực thi các quyền của con người, quyền của công dân.

Thứ ba, cần thiết phải cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản trị của bộ máy chính quyền và thực hiện tốt hơn việc công khai, minh bạch thông tin.

Thứ tư, việc xây dựng thể chế pháp luật kinh tế phải dựa trên các nguyên tắc: (1) tôn trọng và tuân thủ các nguyên tắc thị trường, hạn chế việc can thiệp áp đặt lên thị trường (thị trường luôn vận hành theo các quy luật khách quan của nó, tuy nhiên thị trường cũng có những khiếm khuyết nhất định nên để phát triển thì vẫn cần đến sự

can thiệp của nhà nước nhưng nhà nước can thiệp qua mức cũng sẽ dẫn đến những thất bại); (2) tôn trọng quyền tự do và nguyên tắc bình đẳng trong kinh doanh; (3) quy định rõ ràng về chế độ sở hữu; (4) xây dựng các nguyên tắc hành xử thận trọng và quy củ

trong mọi lĩnh vực kinh tế và (5) thiết lập một hệ thống tư pháp độc lập, cơ chế giải quyết khiếu kiện, tranh chấp một cách hiệu quả.

Thứ năm, tăng cường hiệu quả phòng chống tham nhũng, lợi ích nhóm là nhiệm vụ quan trọng để tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, xã hội công bằng, dân chủ

và văn minh.

Thứ sáu, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân, đảm bảo nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

Thứ bảy, đổi mới thể chế cần phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế. Thể

chế hội nhập quôc tế cần thích nghi được với thể chế bên ngoài, đồng thời điều chỉnh các thể chế bên trong nhằm phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước và tôn trọng các cam kết quốc tế.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại việt nam (Trang 120 - 121)