Cơ sở đề xuất các giải pháp

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại việt nam (Trang 121 - 124)

Từ kết quả mô hình hồi quy có thể thấy thu nhập bình quân trên đầu người ởđịa phương có ảnh hưởng đến chất lượng thể chế theo nhiều chiều cạnh khác nhau. Bên cạnh tác động tích cực đến chất lượng thể chế ở 2 chiều cạnh “thiết chế pháp lý” và “chi phí thời gian” thì thu nhập bình quân trên đầu người cũng tác động ngược chiều

đến chất lượng thể chế thông qua chỉ số “chi phí không chính thức” và “tính năng

động và tiên phong của chính quyền tỉnh”. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra chênh lệch thu nhập tăng khiến hiện tượng tham nhũng vặt có xu hướng tăng lên.

Vì vậy, để đảm bảo được những tác động tích cực của thu nhập bình quân cao

đến chất lượng thể chế kinh tế của địa phương thì các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho người dân cần thực hiện đồng thời với giải pháp giảm tham nhũng, giảm khoảng cách giàu nghèo và nâng cao tính năng động của chính quyền tỉnh.

Kết quả nghiên cứu đã chứng minh mức độ bao phủ internet có ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng thể chế thông qua chỉ số “chi phí không chính thức” và “Tính năng

động và tiên phong của chính quyền tỉnh”. Cùng với kết quả nghiên cứu trên và trong bối cảnh cuộc cách mang công nghiêp 4.0 đang diễn ra, việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng internet là nhu cầu cấp bách để thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt

động sản xuất kinh doanh, các hoạt động quản lý hành chính nhà nước, quản lý doanh nghiệp cũng như nâng cao dân trí, khả năng tiếp cận của người dân đối với các nguồn thông tin liên quan đến các cơ chế, chính sách, đẩy mạnh sự minh bạch hóa thông tin, nâng cao tính “khả năng dựđoán được” của thể chế.

Ngoài ra, nghiên cứu chỉ ra các tỉnh thu hút FDI nhiều hơn có tác động tích cực

đến một số chỉ số “Chất lượng thể chế” (“tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh”), tuy nhiên khả năng thu hút FDI cũng tác động tiêu cực đến một số chỉ số

khác (“chi phí không chính thức”). Do đó, thúc đẩy đầu tư FDI có tác động như là

động lực để cải thiện chất lượng thể chế các tỉnh thành, nhưng cần cân nhắc và chọn lọc các nhà đầu tư phù hợp song song với việc kiểm soát tốt tham nhũng tại địa phương để hướng tới nâng cao chất lượng thể chế.

Từ kết quả mô hình cho thấy tuy ảnh hưởng của trình độ giáo dục đối với chất lượng thể chế chưa thật sự đậm nét, nhưng đó là ảnh hưởng tích cực. Ngoài ra, giáo dục cũng có thể tác động gián tiếp đến chất lượng thể chế thông qua việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để thu hút FDI, tăng cơ hội việc làm và cơ hội tăng lương cho người lao động. Việc đầu tư phát triển giáo dục góp phần cải thiện dân trí, nâng cao nhận thức của người dân. Do vậy tập trung đầu tư cho giáo dục, nâng cao cơ

hội tiếp cận giáo dục nghề nghiệp và đại học là chính sách nên được ưu tiên trong các chiến lược cải cách và nâng cao chất lượng thể chế.

Nghiên cứu cũng chỉ ra các tỉnh có mức độ phân hóa sắc tộc cao (nhiều thành phần dân tộc, ngôn ngữ) có ảnh hưởng đến chất lượng thể chế thông qua việc làm giảm hiệu quả dịch vụ hành chính công và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng của “thiết chế pháp ly”. Vì vây, cần chú ý đến các tỉnh có chỉ số phân hóa sắc tộc cao hay các tỉnh có đa dạng về thành phần dân tộc ngôn ngữ (là 1 trong những rào cản nâng

cao chất lượng thể chế), cần có những chính sách riêng hoặc ưu tiên ở các tỉnh này hướng tới giảm khoảng cách phát triển, chênh lệnh mức sống, khác biệt về văn hóa xã hội giữa các nhóm dân tộc.

Ngoài ra, một số giải pháp để cải thiện chất lượng thể chế của Việt Nam nói chung và thể chế các địa phương nói riêng có thể được rút ra dựa trên kết quả phân tích thực trạng thể chế như:

Cải cách thể chế cần chú trọng nâng cao mức độ tuân thủ các quy tắc xã hội thông qua việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là chất lượng của luật pháp trong việc thực thi hợp đồng, quyền sở hữu của doanh nghiệp.

Các kết quả phân tích thực trạng chất lượng thể chế cho thấy mặc dù tính “năng

động và tiên phong” của chính quyền tỉnh đã có sự thay đổi, khu vực tư nhân được tạo

điều kiện hơn trong sự phát triển trên cơ sở xây dựng và thực thi chính sách của chính quyền tỉnh. Nhưng tỷ lệ không đồng ý với các nhận định khẳng định “tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh” còn rất cao. Do đó, chính quyền các tỉnh cần tiếp tục chủ động, vận dụng linh hoạt pháp luật để tạo điều kiện phát triển và tháo gỡ kịp thời các vướng mắc và khó khăn của doanh nghiệp tư nhân và thực hiện các giải pháp về nâng cao “chất lượng các quy định” (hay nâng cao chất lượng xây dựng và thực thi chính sách phát triển khu vực tư nhân ở chính quyền tỉnh) là rất cần thiết.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy dưđịa để cải cách hành chính còn khá nhiều. Việt Nam nên tiếp tục tăng cường các biện pháp cải cách các thủ tục hành chính. Chú trọng cải cách các thủ tục hành chính giải quyết cho doanh nghiệp để giảm “chi phí thời gian”. Các thủ tục cấp phép “giấy xây dựng”, “giấy sử dụng nhà đất”, hay các thủ

tục “chứng thực xác nhận” cần tiếp tục được đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa, giảm thời gian đi lại của người dân.

Các kết luận cho thấy chất lượng “kiểm soát tham nhũng” còn chưa cao và chưa có nhiều sự cải thiện trong khoảng 10 năm qua. Do đó, Việt Nam cần tiếp tục tăng cường khả năm kiểm soát tham nhũng. Thực thi các biện pháp mạnh mẽđể giảm tham nhũng như: Xây dựng bộ nguyên tác công khai, minh bạch trong các khâu và hoạt

động liên quan đến người dân và doanh nghiệp; tăng cường công tác thanh tra kiểm tra và hợp tác quốc tế về phòng chống tham nhũng; nâng cao tiếng nói của người dân và doanh nghiệp, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tham gia vào quá trình phòng ngừa và đấu tranh với tham nhũng.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại việt nam (Trang 121 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)