Nhóm giải pháp thu hút FDI vào các địa phương

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại việt nam (Trang 129 - 133)

a) Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách thu hút FDI

Các địa phương cần cụ thể hóa chính sách ưu đãi và thu hút FDI vào tỉnh phù hợp với chiến lược phát triển của quốc gia. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện khung khổ

pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp FDI như minh bạch và đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp FDI trên cơ sở phù hợp với luật pháp của nhà nước; hỗ trợ tiếp cận thông tin thị trường trong và ngoài nước; cập nhật và công khai các chính sách pháp luật...; că cứ vào lợi thế của từng địa phương để xây dựng các chính sách đặc thù thu hút FDI; xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn cho việc thu hút đầu tư FDI.

Ngoài ra, để đón được các dòng vốn đầu tư nước ngoài nói chung thì Việt Nam cần hoàn thiện thể chế hướng tới thu thút FDI như sau:

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện và tiên liệu trước được. Theo đó, nội dung các quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh phải rõ rang và cụ thể. Bên cạnh đó, để thu hút FDI thì các chính sách ưu đãi đầu tư

cần được sửa đổi cho phù hợp với thực tế và cần phải đảm bảo được tỉnh hấp dẫn và cạnh tranh so với các nước trong khu vực.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật để nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời xây dựng nền kinh tếđộc lập, tự chủ. Để phù hợp với những điều ước quốc tế mà Việt Nam đã cam kết Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần

phối hợp để rà soát, điều chỉnh, bổ sung luật pháp, chính sách liên quan đáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tếđã ký trên tinh thần chủ động và luôn giữ vững độc lập, tự chủ trong xây dựng kinh tếđất nước.

Bên cạnh đó, việc hoàn thiện thể chế để nhằm thu hút FDI nên quan tâm đến

đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh của từng ngành, lĩnh vực, và từng địa phương. Các chính sách thu hút FDI của mỗi địa phương cũng cần có nội dung và lộ trình linh hoạt, phù hợp mục tiêu phát triển của đất nước trong từng giai đoạn. Để nâng cao mức độ và chất lượng hội nhập quốc tế, các địa phương cần mở rộng thị trường, thực hiện nhiều hình thức hội nhập quốc tế và tăng cường đa dạng hóa các quan hệ đối tác quốc tếđể

tránh lệ thuộc vào một đối tác, một thị trường.

b) Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư thu hút FDI tại các tỉnh/thành phố

Một trong những giải pháp giúp các địa phương thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhanh nhất đó là chủ động trong hoạt động xúc tiến đầu tư, hội nhập quốc tế. Các địa phương nên đầu tư bài bản vào việc quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm, dịch vụđặc thù là lợi thế của địa phương, thường xuyên liên kết tổ chức các hội chợ triển lãm quốc tế hay hội chợ triển làm liên tỉnh, thông qua các doanh nghiệp FDI của tỉnh và các vùng lân cận để làm cầu nối với quốc tế. Ngoài ra, chính quyền và doanh nghiệp các địa phương cũng cần chủ động giao lưu, hợp tác quốc tế thông qua việc tham gia các đoàn xúc tiến đầu tư của Chính phủ và các bộ, ngành hoặc tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế tại nước ngoài theo hướng xã hội hóa chi phí, hạn chế sử

dụng ngân sách Nhà nước.

c) Cải cách thủ tục hành chính

Cải cách thủ tục hành chính luôn là vấn đề được quan tâm trong suốt quá trình

đổi mới ở nước ta vì vai trò quan trọng của nó đối với hoạt động kinh doanh của người dân và doanh nghiệp trong mối quan hệ với Nhà nước

Trong Nghị quyết số 76/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030, cải cách thủ tục hành chính được xác định là một trong sáu nội dung chính hướng tới mục tiêu đơn giản hóa điều kiện kinh doanh cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao quyền tự do kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng nền hành chính điện tử, giải quyết thủ tục hành chính bằng cơ chế một cửa liên thông. Cải cách thủ tục hành chính có vai trò quan trọng đối với phát triển đất nước nói chung và

nâng cao chất lượng dịch vụ công có vai trò quan trọng để khơi thông điểm nghẽn về

thu hút đầu tư. Trong cải cách thủ tục hành chính, cần cải thiện dịch vụ hành chính công theo hướng tạo cơ chế giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn, hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí cho người dân và doanh nghiệp. Một số giải pháp cho vấn đề

này như sau:

Thứ nhất, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của đội ngũ

cán bộ, công chức, viên chức. Tạo cơ chế tuyển dụng đội ngũ cán bộ có trình độ cao gắn với bố trí, sử dụng, phát huy năng lực sở trường của cán bộ, công chức, viên chức. Hàng năm, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức thực hiện công tác cải cách hành chính. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng và đảm bảo cơ chế, chính sách thỏa

đáng đối với đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp tham mưu nhiệm vụ cải cách hành chính của địa phương.

Thứ hai, thực hiện tốt cơ chế “ một cửa”, thông qua tạo cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các bộ phận trong nội bộ cơ quan và giữa các cơ quan khác nhau; đẩy mạnh phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính để tránh tình trạng nhiều tầng, nhiều lớp, nhiệm vụ chồng chéo, lập bảng mô tả vị trí việc làm, phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của mỗi khâu, mỗi bộ phận; tổ chức tập huấn, đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ và tăng cường đối thoại và tiếp thu ý kiến đánh giá chất lượng dịch vụ từ người dân và doanh nghiệp để có những điều chỉnh phù hợp nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ hành chính công.

Thứ ba, ban hành và công khai các quy định về thủ tục hành chính công của địa phương theo hướng đảm bảo đúng quy định của pháp luật nhưng đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện đối với người dân và doanh nghiệp, đặc biết là doanh nghiệp có yếu tố

nước ngoài, và người dân tộc thiểu số, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa.

Trong ban hành các quy định về thủ tục hành chính cần phải loại bỏ các khâu bị

chồng chéo hoặc các thủ tục rườm ra không cần thiết, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Thứ tư,đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, quyết tâm xây dựng nền hành chính điện tử, hiện đại góp phần đổi mới phương thức làm việc và cung cấp dịch vụ

hành chính công chất lượng hơn cho người dân và doanh nghiệp, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế của địa phương. Trong đó cần tăng cường

thông tin chính thống, đồng bộ cho người dân và doanh nghiệp, thực hiện thanh toán trực tuyền và giải quyết online một số khâu trong thủ tục hành chính để tiết kiệm thời gian và chi phí.

Thứ năm, chú trọng cải thiện các thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho các nhà

đầu tư nước ngoài, thu hút FDI như tăng cường kết nối giữa chính quyền và doanh nghiệp, ưu tiên nâng cấp chất lượng dịch vụ cho doanh nghiệp FDI trong đó co dịch vụ

hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường, thông tin về lao động, việc làm của địa phương, hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh, tư vấn pháp lý.v.v.

Thứ sáu, nâng cao năng lực công tác thanh tra, giám sát, đánh giá tình hình phục vụ và tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, nhất là vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp; Xử lý kịp thời các vi phạm của cán bộ như hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn khi thụ lý hồ sơ của người dân và doanh nghiệp nhằm giữ nghiêm kỷ luật, kỷ

cương hành chính, đạo đức công vụ, văn hóa công sở của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ.

d) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đầu tư cho giáo dục

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra, thị trường lao động trên toàn thế giới đang có rất nhiều sự thay đổi, sự phân cực trong thị trường lao động ngày càng tăng điển hình như khoảng cách giữa công việc kỹ năng cao và thấp, thất nghiệp và tình trạng thiếu việc làm ở người lao động trẻ, tình trạng lao động di cư ngày càng tăng... Vì vậy, để tăng sức cạnh tranh và đáp ứng

được đòi hỏi về nguồn nhân lực chất lượng cao của các nhà đầu tư nước ngoài thì các

địa phương cần chủ động quan tâm đào tạo nguồn nhân lực. Điều đó đòi hỏi chính quyền địa phương phải có các chiến lược, kế hoạch cụ thể, cung cấp đủ ngân sách cho hoạt động đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như liên kết với các cơ sở đào tạo nghề trong và ngoài tỉnh, đầu tư cơ cở hạ tầng cho các trường đào tọa nghề, phối hợp xây dựng chương trình đào tạo, nâng cao cơ hội tiếp cận giáo dục nghề nghiệp và

đại học... Ngoài ra, chính quyển tỉnh/thành phố cũng nên khuyến khích các doach nghiệp địa phương chủđộng đào tạo và đào tạo lại lao động.

Ngoài đào tạo nghề thì các địa phương cần có các chiến lực riêng để cải thiện chất lượng hệ thống giáo dục như đổi mới công tác quản lý giáo dục, đào tạo; làm tốt công tác tuyển dụng và phát triển đội ngũ giáo viên; có các chính sách giáo dục riêng cho vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số; hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo; tăng

quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục... từ đó góp phần cải thiện dân trí, nâng cao nhận thức của người dân và chuẩn bị được nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại việt nam (Trang 129 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)