Các khái niệm liên quan

Một phần của tài liệu Chính sách về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người ở Việt Nam hiện nay. (Trang 28)

2.1.1.Khái niệm chính sách công

“Cho đến nay trên thế giới, cuộc tranh luận về định nghĩa chính sách công vẫn là một chủ đề

sôi nổi và khó đạt được sự nhất trí rộng rãi” [56]. Có thể đưa ra một số định nghĩa về thuật ngữ

“chính sách công” khá tiêu biểu của các học giả nước ngoài như:

Theo Thomas Dye, “Chính sách công là bất kỳ những gì nhà nước lựa chọn làm hoặc không

làm” [116, tr.9]. Định nghĩa này khẳng định chủ thể ban hành và thực hiện chính sách công là Nhà

nước, khi nói về chính sách công thì phải hiểu rằng đó là các hành động của nhà nước. Định nghĩa của Dye cũng thừa nhận rằng chính sách công bao gồm sự lựa chọn cơ bản từ phía nhà nước theo hướng làm hoặc không làm gì. Quan niệm về “không làm gì” có nghĩa là nhà nước quyết định không tạo ra một chương trình mới, hoặc đơn giản chỉ là duy trì tình trạng hiện tại của một quá trình kinh tế - xã hội. Mặc dù vậy cũng phải coi quyết định không làm có thể cũng quan trọng như việc quyết định làm.

William Jenkin cho rằng: "Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn

nhau của một nhà chính trị hay một nhóm nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt được các mục tiêu đó" [118]. Theo William Jenkins, chính sách công là một quá trình

chứ không chỉ đơn giản là một sự lựa chọn; đồng thời, định nghĩa này cũng cho thấy một các rõ ràng chính sách công là “một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau”. Vì trên thực tế, hiếm khi nhà nước giải quyết một vấn đề công bằng một quyết định đơn lẻ, mà hầu hết đều phải bao gồm hàng loạt các quyết định khác nhau. Do đó, để hiểu một cách đầy đủ về chính sách của nhà nước cần xem xét tất cả quyết định của các cá nhân, cơ quan nhà nước liên quan đến lĩnh vực công mà chính sách hướng tới thực hiện.

B. Guy Peters định nghĩa: “Chính sách công là toàn bộ các hoạt động của nhà nưóc có ảnh

hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi người dân” [108, tr.10] Định nghĩa này

khẳng định chủ thể ban hành và thực hiện chính sách công là Nhà nước, đồng thời nhấn mạnh tác động của chính sách công đến đời sống của người dân với tư cách là một cộng đồng. Quan niệm này của B. Guy Peters đã bổ sung thêm một khía cạnh quan trọng của chính sách công, đó là tác động của chính sách công đến đời sống của mọi người dân hay cộng đồng xã hội.

Kraft & Furlong định nghĩa “Chính sách công là tập hợp các hành động hoặc không hành

động của chính phủ nhằm giải quyết các vấn đề công cộng” [112]. Xem xét chính sách dưới góc độ

này nhấn mạnh đến các hành động cụ thể trong việc thực hiện chính sách của các cơ quan công quyền; không chỉ đơn thuần là các tuyên bố chính thức về mục tiêu chính sách, và các phương tiện được xác định trong luật, cũng như các biểu đạt của chính sách công.

Có thể nói, tùy theo quan niệm của mỗi tác giả mà các định nghĩa đưa ra nhấn mạnh vào đặc trưng này hay đặc trưng khác của chính sách công. Những đặc trưng này phản ánh chính sách công từ các góc độ khác nhau, song chúng đều hàm chứa những nét đặc thù thể hiện bản chất của chính sách công như: những quyết định lựa chọn làm hoặc không làm điều gì; những hành động mang tính quyền lực nhà nước, thực thi bởi các cơ quan nhà nước, mang tính định hướng mục tiêu: nhằm đạt được những mục đích cụ thể, hoặc giải quyết vấn đề đặc thù trong cộng đồng.

Ở Việt Nam hiện nay cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ chính sách công.

Một số tác giả tiếp cận thuật ngữ “chính sách công” theo nghĩa là tổng thể các

quan điểm, mục đích, định hướng, chương trình… Ví dụ tác giả Đinh Dũng Sỹ cho rằng “chính sách

được hiểu như những tư tưởng, những định hướng, những mong muốn cần hướng tới, cần đạt được”

[129]. Còn các tác giả của cuốn Từ điển Bách khoa Việt Nam cho rằng “Chính sách là những chuẩn

tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên nhữnglĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa...” [88, tr. 475] Các tác giả của cuốn giáo

trình “Chính sách trong quản lý kinh tế - xã hội” của Khoa Khoa học quản lý trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đưa ra định nghĩa về chính sách kinh tế - xã hội (chưa dùng thuật ngữ chính sách công) là “Chính sách kinh tế xã hội là tổng thể các quan điểm, các chuẩn mực, các biện pháp, các thủ thuật

mà chủ thể quản lý (trong phạm vi quốc gia, đó là Nhà nước) sử dụng nhằm tác động lên đối tượng và khách thể quản lý để đạt đến những mục tiêu trong số các mục tiêu chiến lược chung của đất nước một cách tốt nhất sau một thời gian đã định” [36, tr.21]. Tác giả Vũ Anh Tuấn cho rằng “chính sách công là định hướng hành động được nhà nước lựa chọn, phù hợp với đường lối chính trị để giải quyết những vấn đề chung của xã hội trong một thời kỳ nhất định. Với quan niệm đó, chính sách công có vai trò to lớn trong hoạt động quản lý xã hội của nhà nước” [72]. Nhìn chung, các tác giả trên đây đều

tiếp cận chính sách công theo nghĩa là các tư tưởng, quan điểm, mục đích, chiến lược, sách lược, định hướng, chương trình… của Nhà nước, do nhà nước đề ra và thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề công trong đời sống kinh tế - xã hội.

Một số tác giả lại hiểu trách nhiệm có nghĩa là tập hợp các quyết định của nhà nước để giải quyết những vấn đề vì lợi ích chung của cộng đồng. Ví dụ tác giả Hồ Việt Hạnh cho rằng “Chính sách công là

những quyết định cụ thể được trao quyền lực công nhằm giải quyết những vấn đề vì lợi ích chung của công đồng” [43, tr.6]. Theo tác giả Đỗ Phú Hải: “Chính sách công là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan để “lựa chọn” mục tiêu và những giải pháp, công cụ chính sách nhằm giải quyết các vấn đề chính sách theo mục tiêu của đảng chính trị cầm quyền” [40, tr.16]. Các tác giả của

cuốn “Pháp luật chính sách công” cho rằng Chính sách công là tập hợp các quyết định có liên quan với nhau do nhà nước ban hành, bao gồm các mục tiêu và giải pháp để giải quyết một vấn đề công nhằm thúc đẩy xã hội, phát triển theo định hướng nhất định” [34, tr.67]. Tác giả Văn Tất Thu thì quan

niệm “Chính sách công là chính sách của nhà nước, là kết quả cụ thể hóa chủ trương,đường lối

của đảng cầm quyền thành các quyết định, tập hợp các quyết định chính trị có liên quan với nhau, với mục tiêu, giải pháp, công cụ cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của nhà nước…” [84, tr.24]. Theo hướng tiếp cận này, chính sách công là một tập hợp các quyết định gồm có mục

tiêu, giải pháp, công cụ để nhằm giải quyết các vấn đề công.

Tác giả luận án cho rằng cả hai góc độ tiếp cận trên đây về chính sách công đều có những điểm hợp lý, tùy vào mục đích vận dụng mà có thể dùng một trong hai cách hiểu cho phù hợp. Tuy nhiên, tác giả luận án cũng cho rằng, các cách tiếp cận trên chưa hoàn toàn phản ánh đúng, chính xác “địa vị hiện

thực của các sự vật” [94, tr.4]. Theo cách tiếp cận thứ nhất, chính sách công là các tư tưởng, quan điểm,

mục đích, chiến lược, sách lược, định hướng, chương trình… Các tư tưởng, quan điểm, mục đích đó chưa phải là chính sách, đó chỉ là tiền đề cho chính sách. Thực chất, đó chính là cơ sở của chính sách, là yếu tố của hệ tư tưởng [94, tr.4]. Theo cách tiếp cận thứ hai, chính sách là một tập hợp các quyết định gồm có mục tiêu, giải pháp, công cụ để nhằm giải quyết các vấn đề công. Quan niệm này đúng nhưng chưa đầy đủ. Chính sách ngoài việc là một tập hợp các quyết định thì nó còn là hành động của các chủ thể tương ứng, cần phải có hoạt động của con người để các chủ trương, quan điểm, tập hợp các quyết định có thể chuyển hóa thành hiện thực, không còn trừu tượng nữa. Nếu không có việc thực hiện chính sách để đạt được những kết quả nhất định th ì chính sách chỉ là những khẩu hiệu mà thôi.

Cách hiểu này cũng phù hợp với cách hiểu của một số tác giả khác. Tác giả Võ Khánh Vinh tuy không đề cập trực tiếp chính sách mà chỉ đề cập đến chính sách pháp luật, “Chính sách pháp luật

cũng như chính sách công nói chung là hoạt động thực hiện tư tưởng, quan điểm nhất định. Do vậy, chính sách pháp luật theo thực chất đó là hoạt động chứ không phải là tư tưởng, quan điểm. Chính sách pháp luật là hoạt động mà trong cơ sở nền tảng của nó chứa đựng các tư tưởng, quan điểm mang tính chất chiến lược đã được hình thành dưới dạng một quan điểm tổng thể[94, tr.5]. Hay tác giả Lê Chi Mai tiếp cập dưới góc độ quản lý nhà nước, quản lý hành chính nhà nước cũng đã cho rằng “Chính sách công là thuật ngữ dùng để chỉ một chuỗi các quyết định hành động của nhà nước nhằm

giải quyết một vấn đềchung đang đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội theo mục tiêu xác định” [55; tr. 53]. Tác giả Nguyễn Hữu Hải, trong quyển giáo trình “Hoạch định và phân tích chính sách công” của Học viện Hành chính, đã đưa ra định nghĩa về chính sách công như sau: “Chính sách công là những

hành động ứng xử của nhà nước đối với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng, được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm thúc đẩy xã hội phát triển” [38, tr.14]. Điểm chung của những

cách hiểu về chính sách công này là nhấn mạnh đến hành động thực hiện chính sách, cần phải có hoạt động của con người để các chủ trương, quan điểm, tập hợp các quyết định có thể chuyển hóa thành hiện thực, không còn trừu tượng nữa.

Tóm lại, từ những phân tích trên đây, có thể hiểu “Chính sách công là thuật ngữ dùng để chỉ

một chuỗi hành động của nhà nước nhằm giải quyết những vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng theo mục tiêu xác định”

2.1.2.Khái niệm hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người

Cách hiểu về mô, BPCTN trong luận án được tiếp cận theo giáo trình Mô phôi của Trường Đại học Y Hà Nội [37] như sau:

+ Mô là tập hợp các tế bào đã chuyên môn hoá và những sản phẩm của tế bào đảm nhiệm một

hoặc nhiều chức phận nhất định. Cơ thể người có 4 mô cơ bản, đó là: Biểu mô; Mô liên kết (mô liên kết chính thức, mô sụn, mô xương, mô máu); Mô cơ; Mô thần kinh.

+ Bộ phận cơ thể người (hay cơ quan) là đơn vị cấu trúc gồm các nhóm mô, đảm nhiệm một

hoặc nhiều chức năng nhất định. Phần lớn các bộ phận của cơ thể có cả 4 loại mô cơ bản. Như vậy, BPCTN là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý của cơ thể. Trong đó, các bộ phận cơ thể nằm trong khoang ngực và khoang bụng như: tim, gan, thận, phổi, tuỵ, lách, ruột già, ruột non, dạ dày, tử cung, buồng trứng… được gọi là Tạng. Cơ thể con người gồm 5 bậc: Tế bào  Mô  Cơ quan  Hệ cơ quan Cơ thể con người. Trong đó, Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể, tập hợp các tế bào tạo thành mô, các nhóm mô cùng đảm nhiệm chức năng tạo thành cơ quan hay là bộ phận cơ thể, nhiều cơ quan cùng đảm nhiệm một hoặc nhiều chức phậnnhất định tạo thành hệ thống cơ quan và Cơ thể con người là tập hợp của các hệ cơ quan để duy trì sự sống của cơ thể [48].

+ Hiến mô, BPCTN là việc một cá nhân tự nguyện hiến mô, hoặc bộ phận cơ thể của mình để ghép vào cơ thể của người được ghép. Mô, BPCTN được lấy từ người hiến khi còn sống, người hiến sau khi chết, chết não.

Hiến tặng mô, BPCTN là việc làm hết sức ý nghĩa, cao đẹp, giúp cứu chữa và biến đổi cuộc sống của người bệnh. Hầu hết mọi người đều có thể hiến tặng mô, BPCTN - không có giới hạn về tuổi tác trong việc hiến tặng. Các yếu tố quyết định việc hiến được hay không phụ thuộc vào tuổi tác, tiền sử y tế và điều kiện của các nội tạng và các mô của họ. Người hiến tạng đã chết có thể hiến tặng cả thận, gan, phổi, tim và tụy. Những người hiến tặng sống có thể hiến tặng: một thận, phổi hoặc một phần của gan, tuyến tụy hoặc ruột.

+ Lấy, ghép mô, BPCTN là việc tách mô, BPCTN từ cơ thể người hiến sau khi chết hoặc khi còn sống để cấy ghép mô, BPCTN tương ứng của cơ thể người hiến vào cơ thể của người được ghép. Hoạt động lấy và ghép mô, BPCTN luôn đi liền với nhau.

Lấy, ghép mô, BPCTN là một trong những thành tựu lớn nhất của y học. Đến nay, ghép mô, BPCTN đã trở thành một biện pháp điều trị rộng rãi và có hiệu quả đối với với nhiều bệnh lý, cứu sống và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những kỹ thuật rất khó trong y học. Để làm được điều này, cần phải có đội ngũ cán bộ nhân viên y tế tay nghề cao, làm chủ kỹ thuật và có các cơ sở y tế chuyên sâu để thực hiện hoạt động lấy, ghép mô, BPCTN.

Qua những phân tích trên, có thể thấy rằng hiến, lấy, ghép mô, BPCTN chính là việc cá nhân

tự nguyện hiến mô, BPCTN khi còn sống hoặc sau khi chết để cấy ghép vào cơ thể được ghép.

Nghiên cứu khái niệm chính sách về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN được hiểu dựa trên cơ sở khái niệm chính sách công và vấn đề hiến, lấy ghép mô, BPCTN.

Thứ nhất, chính sách về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN là một trong những chính sách về y tế của

nhà nước ở các quốc gia, mang tính nhân văn sâu sắc. Sự tồn tại của chính sách về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN nằm trong tổng thể chung của hệ thống chính sách y tế, có liên quan đến nhiều chính sách khác của ngành y tế như chính sách nhân lực phát triển ngành, chính sách xây dựng hệ thống y tế… nhưng nó có sự độc lập nhất định với các chính sách khác trong lĩnh vực y tế.

Chính sách về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN là một chính sách mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc, thể hiện ở việc hiến, tặng mô, BPCTN khi còn sống hay sau khi chết nhằm mục đích cứu chữa cho những bệnh nhận suy mô, BPCTN giai đoạn cuối. Vì vậy, việc thực hiện chính sách về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN được sự quan tâm, chia sẻ, ủng hộ, tham gia của nhiều cá nhân, tổ chức, cộng đồng dân cư trong xã hội và các tổ chức quốc tế. Việc thực hiện chính sách về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN còn góp phần khơi dậy, nâng cao tính nhân văn, nhân đạo trong mỗi con người và trong cả các cộng đồng xã hội; góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, tinh thần phục vụ, ý thức trách nhiệm, tính kỷ luật, tinh thần đoàn kết của đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế; là động lực thúc đẩy các chuyên ngành trong lĩnh vực y dược phát triển, hiện đại.

Thứ hai, chủ thể ban hành chính sách về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN là Nhà nước. Nếu chủ thể

ban hành các "chính sách tư" có thể là các tổ chức tư nhân, các đoàn thể chính trị - xã hội, cũng như các cơ quan trong bộ máy nhà nước để điều tiết hoạt động trong phạm vi tổ chức, đoàn thể hay cơ quan riêng biệt đó. Chủ thể ban hành chính sách công nói chung hay chính sách về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN nói riêng chỉ có thể là các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Chính sách về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN do Nhà nước ban hành và thực hiện nên có thể coi chính sách về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN là chính sách của Nhà nước. Nhà nước ở đây được hiểu là cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước, bao gồm Quốc hội, Chính phủ, các Bộ và hệ thống chính quyền địa phương.

Thứ ba, chính sách về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN được thể hiện thông qua chuỗi các hoạt

động.

Chính sách về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN được kết nối lại từ vô số các quyết định hành động và hành động cụ thể được thực thi trong thực tế. Khái niệm “quyết định hành động” ở đây khác với

Một phần của tài liệu Chính sách về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người ở Việt Nam hiện nay. (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w