Cácyếu tố tác động đến chínhsách hiến,lấy, ghépmô, bộ phận cơ thể ngườ

Một phần của tài liệu Chính sách về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người ở Việt Nam hiện nay. (Trang 51 - 63)

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau và mỗi cách tiếp cận có thể đưa ra những yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN. Trong phạm vi luận án, các yếu tố tác động đến chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN bao gồm 2 nhóm yếu tố: yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.

2.4.1.Yếu tố khách quan

Các yếu tố khách quan là các yếu tố xuất hiện và tác động đến chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN từ bên ngoài, độc lập với ý muốn của chủ thể quản lý.Có nhiều yếu tố khách quan ảnh hưởng đến chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN, trong đó các yếu tố cơ bản bao gồm:

- Tính chất của vấn đề chính sách hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người.

Các yếu tố như tính chất đa dạng của vấn đề chính sách, khó khăn khi giải quyết vấn đề chính sách, phạm vi và đặc thù của nhóm đối tượng chính sách có tác động lớn đến việc thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN.

Hiện nay, hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở các quốc gia đang phải đối mặt với những vấn đề sau: Áp lực khám chữa bệnh của những bệnh nhân suy mô, BPCTN giai đoạn cuối; Số lượng bệnh nhân nằm chờ chết vì suy mô, BPCTN ngày càng tăng mà không có nguồn để ghép; Tệ nạn buôn bán tạng phủ đang diễn ra bùng phát trên thế giới; Người nghèo không có tiền để ghép tạng vì chi phí ghép tạng quá cao… Đây là những vấn đề rất phức tạp mà chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN cần giải quyết. Những vấn đề này liên quan đến nhiều nhóm đối tượng khác nhau trong xã hội, nếu không được giải quyết sớm sẽ gây ra những hệ quả tác động toàn xã hội. Bên cạnh đó, chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN là một chính sách mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc - khi sự sống được chia sẻ, nên nó được sự quan tâm, chia sẻ và tham gia của xã hội. Đây là nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chính sách.

Như vậy, tính chất của vấn đề chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN vừa có yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện chính sách và vừa có yếu tố cản trở đến việc thực hiện chính sách.

- Bối cảnh thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người

Quá trình thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN diễn ra trong những điều kiện liên quan đến bối cảnh nhất định như: yếu tố pháp luật, yếu tố kinh tế, yếu tố y tế, yếu tố khoa học - công nghệ, yếu tố văn hóa - xã hội.

Các văn bản pháp luật là cơ sở pháp lý cho hoạt động thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN. Do đó, một hệ thống văn bản pháp luật về thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN đầy đủ, rõ ràng, thống nhất sẽ đảm bảo tính khả thi trong việc thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN.

Yếu tố kinh tế tác động trực tiếp nguồn thu ngân sách nhà nước; ngân sách nhà nước chi cho y tế, trong đó bao gồm chi cho việc thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN; tác động trực tiếp đến tổng thu quỹ BHXH, BHYT; tác động đến các khoản chi tiêu của người dân về chữa bệnh, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe… Đối với các nước phát triển tác động của các yếu tố kinh tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN. Các nước có nền kinh tế kém phát triển hoặc đang phát triển, trong đó có Việt Nam, yếu tố kinh tế gây nhiều trở ngại cho việc thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN, từ những việc như: đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến… về lấy, ghép mô, BPCTN; quỹ BHYT không đủ khả năng cho các ca lấy, ghép, dẫn đến tình trạng người nghèo chưa có điều kiện thực hiện các ca ghép để chữa bệnh…

Yếu tố y tế bao gồm: chiến lược, chính sách y tế của quốc gia; cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế… tại các cơ sở y tế; ứng dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực y tế; mô hình tổ chức y tế của quốc gia; số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế… Ở các nước phát triển, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế… được đầu tư hiện đại, đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN. Ở các nước nghèo, nước đang phát triển, khó có điều kiện đầu tư xây dựng cơ ở vật chất, trang thiết bị y tế… hiện đại, đồng bộ, sẽ là một khó khăn trở ngại cho việc thực hiện chính sách. Chiến lược, chính sách y tế của các quốc gia, mô hình tổ chức y tế của các quốc gia cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN. Mô hình tổ chức y tế nhà nước và y tế tư nhân với những mức độ khác nhau đã phát huy được thế mạnh của mỗi bên trong việc khám chữa bệnh, chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chính sách.

Trình độ phát triển khoa học - công nghệ của các quốc gia trên và trên thế giới, đặc biệt là khoa học - công nghệ trong lĩnh vực y học; việc áp dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ trong lĩnh vực y học; số lượng, chất lượng, đội ngũ các nhà khoa học của các quốc gia có nền y học hiện đại, tiên tiến với kỹ thuật và công nghệ cao. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, yếu tố khoa học - côngnghệ chưa đạt được trình độ ngang bằng các nước phát triển, sẽ là một trở ngại rất lớn cho việc thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN.

Yếu tố văn hóa - xã hội bao gồm quan hệ xã hội, trình độ văn hóa, nhận thức, thái độ, sự tham gia của người dân trong các cộng đồng xã hội về chữa bệnh, chăm sóc bảo vệ sức khỏe, về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN; tập quán, truyền thống, tôn giáo… Tất cả những yếu tố này đều ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hiến mô, BPCTN đặc biệt yếu tố nhận thức, thái độ của cộng đồng là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN. Hiện nay, vấn đề lớn nhất của chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN của Việt Nam cũng như trên phạm vi toàn cầu vẫn là tình trạng thiếu trầm trọng nguồn mô, BPCTN để ghép. Trong khi đó, nhiều mô, BPCTN từ nguồn các ca chết não, chết vì tai nạn giao thông và các trường hợp tử vong khác đã không được sử dụng để cứu chữa người bệnh. Chỉ cần một số ít gia đình đồng ý hiến tạng sẽ cứu được rất nhiều người. Đây là một sự lãng phí lớn. Nguyên nhân của vấn đề này là do người dân chưa nhận thức đầy đủ về vấn đề hiến mô, BPCTN nên việc hiến tặng mô, BPCTN chưa cao.

2.4.2.Yếu tố chủ quan

Yếu tố chủ quan là các yếu tố thuộc về chủ thể và nguồn lực ảnh hưởng đến quá trình hoạch định và thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN gồm có:

- Năng lực của chủ thể hoạch định chính sách

Chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN phụ thuộc chủ yếu vào năng lực hoạch định chính sách của đội ngũ cán bộ, công chức. Nói một cách khác, năng lực

hoạch định chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN của đội ngũ cán bộ, công chức tham gia hoạch định

quyết định chất lượng, hiệu quả của chính sách. Do đó, muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả của chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN thì cần phải nâng cao năng lực hoạch định chính sách của chủ thể tham gia hoạch định chính sách. Năng lực hoạch định chính sách là kiến thức, kỹ năng, thái độ của đội ngũ cán bộ, công chức tham gia hoạch định chínhsách; là khả năng tham mưu, tham gia hoạch định chính sách của đội ngũ cán bộ, công chức. Năng lực hoạch định chính sách của cán bộ, công chức thể hiện cụ thể như: năng lực phân tích, dự báo vấn đề chính sách; năng lực xác định quy mô, mức độ nghiêm trọng của vấn đề chính sách; năng lực trong việc tìm các giải pháp cho các nguyên nhân của vấn đề chính sách; kỹ năng xác định giải pháp đồng bộ của chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN…

- Năng lực của cơ quan thực hiện chính sách

Năng lực của cơ quan thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN quyết định rất lớn đến thành công của chính sách. Các cơ quan thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN phải được tổ chức một cách hoàn chỉnh, thống nhất, có đầy đủ các cơ quan thực thi chính sách. Ngoài ra, trong từng cơ quan thực thi chính sách đảm bảo nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng (sự hiểu biết, trình độ, năng lực). Do đó, khi phân công thực hiện chính sách phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ vốn có của mỗi cơ quan, tính chất chuyên môn nghiệp vụ và khả năng hoạt động của cơ quan cũng như các điều kiện, phương tiện để bảo đảm thực hiện tốt nhất những nhiệm vụ được giao.

- Sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan thực hiện chính sách

Để thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN phải định ra một hệ thống các tổ chức, phân công trách nhiệm giữa các cơ quan và xác lập mối quan hệ phối hợp giữa chúng một cách hữu hiệu trong thực hiện chính sách theo mục tiêu đề ra. Việc thực hiện chính sách phụ thuộc rất lớn vào sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan và trong nội bộ của từng cơ quan liên quan đến quá trình thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN. Ở cấp trung ương và địa phương đều có các cơ quan cùng tham gia thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN. Mỗi cơ quan có lợi ích, nguyện vọng, truyền thống riêng, những đặc điểm này có thể ảnh hưởng đến quá trình thực thi và quyết định các kết quả thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN.

Nguồn lực tài chính là yếu tố đảm bảo rất quan trọng để để thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN. Nếu không có hoặc không có dư nguồn lực tài chính để chi thì không thể thực hiện được các mục tiêu của chính sách. Việc thực hiện chính sách phải đi liền với việc bảo đảm đầy đủ nguồn lực tài chính. Ngay từ khi xây dựng và thông qua chính sách cần phải dự tính được nguồn lực tài chính cần thiết khi thực hiện chính sách.

- Năng lực của đội ngũ nhân lực thực hiện chính sách

Năng lực của đội ngũ nhân lực thực hiện chính sách có ảnh hưởng rất lớn đến thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN. Đội ngũ nhân lực thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN bao gồm: đội ngũ các nhà quản lý; những người trực tiếp thực hiện truyền thông vận động hiến mô, BPCTN và thực hiện việc lấy, ghép mô, BPCTN… Tính khả thi của chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN tùy thuộc rất lớn vào ý thức chấp hành nghiêm túc hay không của các chủ thể tham gia thực hiện chính sách này, thậm chí đây còn là yếu tố ảnh hưởng quyết định đến tính khả thi của một chính sách. Nếu chủ thể tham gia thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN có trình độ năng lực cao, họ sẽ nhận thức một cách đầy đủ mục tiêu chính sách để chủ động, tự giác thực hiện. Ngoài đó ra, họ không những có năng lực vận dụng linh hoạt các biện pháp định hướng của chính sách, mà còn sáng tạo, tìm kiếm các biện pháp hiệu quả hơn. Vì vậy, chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN đi vào cuộc sống và đạt kết quả như thế nào, phụ thuộc vào đội ngũ những người trực tiếp thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN.

2.5.Chính sách về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người ở Hoa Kỳ và kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam

Hệ thống chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở Hoa Kỳ được bắt đầu thực hiện từ năm 1984 và đã được chỉnh sửa, bổ sung nhiều lần cho phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Hoa Kỳ. Hệ thống chính sách này được đánh giá là chính sách hiệu quả, minh bạch bậc nhất trên thế giới. Hoa Kỳ cũng là quốc gia đã đóng góp chính sách và mô hình điều phối cho Tổ chức Y tế thế giới, từ đó làm nền tảng choviệc ban hành quy chuẩn chung cho các quốc gia thành viên trong vấn đề hiến, lấy, ghép mô, BPCTN.

2.5.1.Khái quát chính sách về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người ở Hoa Kỳ

Hoa Kỳ luôn là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực y tế cũng như hiến, ghép mô, BPCTN. Năm 1984, Luật Hiến ghép Tạng Quốc gia (National Organ Transplant Act) được thông qua, đã khởi xướng chính sách quốc gia về chăm sóc sức khoẻ cho cho bệnh nhân suy mô, BPCTN. Đạo luật này đã đưa ra quy định về việc thành lập các tổ chức thu gom mô, BPCTN, cấm việc bán mô tạng giữa các tiểu bang, và thành lập một nhóm nghiên cứu các vấn đề chính sách cấy ghép nội tạng.

Mặc dù có những cơ chế pháp lý và y tế nhằm khuyến khích hiến tạng, nhu cầu vẫn tiếp tục vượt quá cung. Vì vậy, năm 1996, Quốc hội đã ban hành Luật cấp thẻ đăng ký hiến (Organ Donor Insert Card Act), từ đó làm gia tăng số lượng người đăng ký hiến mô, BPCTN ở Mỹ lên đáng kể. Năm

2017 được xem là năm kỷ lục của Mỹ về số người hiến tặng mô, BPCTN cho y học sau khi họ chết, với hơn10.000 người [137].

Chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN của Mỹ hiện nay được thể hiện thông qua Luật Hiến ghép Tạng Quốc gia (1984) và Luật cấp thẻ đăng ký hiến (1996) là chủ yếu. Để có được hệ thống chính sách này, những chuyên gia chăm sóc sức khỏe, nhà khoa học, chuyên gia thống kê, người bệnh và công chúng đã trao đổi, thảo luận với nhau để giải quyết vấn đề chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN, nhằm tăng số lượng bệnh nhân được ghép và giảm số người chết trong ở danh sách chờ ghép. Họ mang tới những ý tưởng sáng tạo để sử dụng tất cả mô, BPCTN từ những người chết hiến tạng, giảm thiểu sự khác biệt về mặt địa lí, khuyến khích hiến tạng từ người sống.

2.5.2.Nội dung cơ bản của chính sách hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người ở Hoa Kỳ

Về truyền thông vận động hiến, ghép mô, BPCTN

Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đầu tư cho hoạt động truyền thông, vận động hiến, ghép mô, BPCTN mạnh bậc nhất trên thế giới. Việc truyền thông, vận động ấy dưới rất nhiều hình thức, cách thức phong phú, thiết thực và hiệu quả như:

- Tổ chức các thông điệp truyền thông trên mạng internet; trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo, tạp chí, các phương tiện công cộng như xe bus, taxi…;

- Tổ chức các chương trình truyền thông, vận động tại các trường học các cấp, từ cấp tiểu học trở lên; - Đưa nội dung tuyên truyền, vận động hiến tặng mô, BPCTN vào các chương trình chính khóa, ngoại

khóa các cấp học;

- Truyền thông tại các điểm, cơ sở thi bằng lái xe và đặc biệt tổ chức đăng ký hiến tặng mô, BPCTN kèm theo khi tiếp nhận hồ sơ cấp bằng lái xe, để nếu có người tình nguyện hiến tặng mô, BPCTN sẽ tích hợp thông tin và biểu tượng đăng ký hiến tặng ngay trên bằng lái xe, điều này rất thuận lợi cho việc tra cứu thông tin nếu có tai nạn xảy ra dẫn tới tử vong hoặc chết não;

- Tổ chức các sự kiện truyền thông lớn trong cả nước thông qua các chương trình thể thao, đi bộ việt dã, đua xe…;

- In ấn tài liệu, tờ rơi giới thiệu về việc hiến tặng mô, BPCTN, hiến tặng thi thể để phát tự do cho các bệnh nhân, người nhà bệnh nhân tại các cơ sở y tế…

Về đăng ký hiến mô, BPCTN:

Người hiến có thể đăng ký hiến mô, BPCTN bằng cách:

- Đăng ký thông qua bằng lái xe hoặc thẻ căn cước. Bằng lái hoặc thẻ căn cước có thể hiện việc đăng ký hiến tặng bộ phận cơ thể bị thu hồi, đình chỉ, hết hạn hoặc hủy bỏ không ảnh hưởng đến việc hiến tặng.

- Đăng ký thông qua thẻ đăng ký hiến. Thẻ đăng ký được ký bởi người hiến hoặc hình ảnh truyền từ xa, tiếng nói được ghi âm hoặc thông điệp khác được ghi lại từ người hiến mà lúc này được người nhận viết và ký tên.

Nếu người hiến hoặc người được ủy quyền không thể ký được do có vấn đề về sức khỏe, hồ sơ đó có thể được ký bởi một cá nhân khác dựa theo ý nguyện của

người hiến và phải được làm chứng bởi ít nhất hai người trưởng thành, trong đó có một người làm chứng không liên quan.

Việc lấy mô, BPCTN của người đăng ký hiến sau khi họ chết phụ thuộc vào quyết định của họ trước khi chết và phụ thuộc vào quyết định của người thân của họ. Chính sách hiến, ghép mô, BPCTN

Một phần của tài liệu Chính sách về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người ở Việt Nam hiện nay. (Trang 51 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w