Những hạn chế về thực trạng chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN trên đây xuất phát từ nhiều nguyên nhân.
Thứ nhất, chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN là chính sách mới và phức tạp.
Chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở các quốc gia đang phải đối mặt với những vấn đề phức tạp như: áp lực khám chữa bệnh của những bệnh nhân suy mô, BPCTN giai đoạn cuối; số lượng bệnh nhân nằm chờ chết vì suy mô, BPCTN ngày càng tăng mà không có nguồn để ghép; tệ nạn buôn bán tạng phủ đang diễn ra bùngphát trên thế giới; người nghèo không có tiền để ghép tạng vì chi phí
8
34 33 70
427
ghép tạng quá cao… Đây là những vấn đề rất khó giải quyết đối với không chỉ Việt Nam và cả ở các quốc gia trên thế giới. Ở các nước có hệ thống chính sách thành công như Hoa Kỳ, chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN được ban hành trước Việt Nam gần gần 20 năm. Ở Việt Nam chính sách được ban hành năm 2006, nhưng chỉ được người dân biết đến nhiều và ủng hộ trong vài năm gần đây. Đây là vấn đề mới, những nhà hoạch định chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN vẫn chưa có kinh nghiệm nên để xảy ra tình trạng một số nội dung của chính sách chưa sát với thực tiễn, các văn bản chính sách ban hành chậm trễ nên hiệu quả thực hiện chính sách còn thấp.
Thứ hai, nhận thức, thái độ người dân về hiến mô, BPCTN còn hạn chế.
Nhận thức, thái độ người dân về hiến mô, BPCTN là yếu tố thuộc về bối cảnh thực hiện chính sách. Đây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN. Nhận thức của người dân sẽ quyết định đến quyết định đăng ký hiến mô, BPCTN sau khi chết, chết não. Nhận thức của người dân cũng sẽ quyết định đến việc ủng hộ hay phản đối với quyết định của hiến mô, BPCTN của người nhà. Nếu người dân không ủng hộ việc hiến mô, BPCTN, họ sẽ không hiến. Nếu họ không hiến mô, BPCTN, sẽ không tiến hành hoạt động khác trong thực hiện chính sách nói riêng và phát triển ngành ghép tạng nói chung. “Vì không có người hiến nên hiện nay có ít bệnh nhân ghép gan. Vì
không có bệnh nhân ghép gan nên Thành phố Hà Nội cũng không đầu tư vào đầu tư phát triển nhân lực, cơ sở vật chất để thành lập đơn vị ghép gan nữa” (Pvs PGS.TS Nguyễn Đình Hưng, tháng 6/2018).
Theo kết quả khảo sát của tác giả luận án, đa số người dân được hỏi (98%) đã nghe/ biết về việc hiến, lấy, ghép mô, BPCTN để chữa bệnh, giảng dạy hay nghiên cứu khoa học. Và đa số (81%) cũng cho thấy việc hiến tặng là việc làm có ý nghĩa nhân đạo cao cả, phù hợp với cả tiêu chuẩn đạo đức lẫn giáo lý các tôn giáo.
Khi nêu ý kiến cá nhân nếu người thân trong gia đình đăng ký tình nguyện hiến tặng mô, bộ phận cơ thể thì 74,7 người dân đồng ý (427/572 = 74,7%); 70/572
= 12,2% do dự; 8/572 = 1,4% trả lời không bao giờ; 34/572 = 5,9% khó trả lời và 33/572 = 5,8% không trả lời. Đồng ý Do dự Không bao giờ Khó trả lời Không trả lời
54 6 47
302 163
Khi được hỏi có sẵn sàng đăng ký hiến tạng sau khi chết không, 302/572 = 52,8% trả lời sẵn sàng. Có 163/572 = 28,5% do dự khi đưa ra quyết định và chỉ có 6/572 = 1% khẳng định không bao giờ đồng ý. Cũng có 47/572 = 8,2% cảm thấy khó trả lời và 54/572 = 9,4% không trả lời câu hỏi trên.
Trong 6 người không đồng ý hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết, có 2 người có lý do là người thân không đồng ý, 1 người cho rằng sức khỏe không đảm bảo, 2 người sợ hãi, 1 người sợ bị dè bỉu, 1 người sợ bộ phận hiến tặng bị sử dụng sai mục đích, 1 người cho rằng đây là việc làm trái với giáo lý.
Sẵn sàng Do dự
Không bao giờ Khó trả lời Không trả lời
Biểu đồ 3.3. Thái độ của người dân về việc sẵn sàng hiến mô, BPCTN sau khi chết
Như vậy qua khảo sát, có thể thấy đa số người dân có nhận thức đúng về vấn đề hiến mô, BPCTN nhưng số người sẵn sàng đăng ký hiến mô, BPCTN còn thấp. Tỉ lệngười dân ủng hộ người thân trong gia đình hiến mô, BPCTN không cao. Đây chính là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở Việt Nam hiện nay không hiệu quả.
Thứ ba, năng lực của các cơ quan thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN còn hạn
chế.
Trong số 6 nội dung cơ bản của chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN thì hai nội dung quan trọng là truyền thông vận động hiến mô, BPCTN và điều phối mô, BPCTN đều thuộc trách nhiệm của TTĐPGTQG. Thực trạng thực thi hai nội dung chính sách này ở Việt Nam hiện nay đều có những hạn chế nhất định. Trong 5 năm hoạt động, TTĐPGTQG đã tổ chức được đa dạng các truyền thông vận động hiến mô, BPCTN nhưng vẫn còn thiếu rất nhiều. Để tăng hiệu quả truyền thông cần tổ chức các sự kiện truyền thông trong phạm vi cả nước, gắn với các khu vực, khu dân cư, từng cơ quan, từng tổ chức. Như vậy, chỉ có mỗi có TTĐPGTQG thực hiện hoạt động truyền thông vận động là chưa đủ. Còn đối với hoạt động điều phối mô, BPCTN, khi có bệnh nhân chết não đồng ý hiến, các cơ sở y tế sẽ báo với TTĐPGTQG để cử người đến làm việc với người nhà của bệnh nhân. Với quy trình như thế này thì nhân lực của TTĐPGTQG không thể có mặt tại các cơ sở y tế trong cả nước kịp thời để làm việc với người nhà của người hiến.
ràng.
Để thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN phải định ra một hệ thống
các tổ chức, phân công trách nhiệm giữa các cơ quan và xác lập mối quan hệ phối hợp giữa chúng một cách hữu hiệu trong thực hiện chính sách theo mục tiêu đề ra. Việc thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN phụ thuộc vào sự phân công, phân cấp rõ ràng về nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn, lợi ích giữa các cơ quan thực hiện chính sách. Bên cạnh cơ quan chủ chốt có trách nhiệm chính trong việc thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN cần xác định rõ các cơ quan phối hợp thực hiện chính sách để tạo ra một môi trường đồng bộ cho việc thực hiện chính sách. Thực trạng cơ sở y tế không cập nhật dữ liệu lên hệ thống phần mềm ĐPGTQG, dù đã có văn bản hướng dẫn,nhắc nhở hay các cơ sở y tế tự điều phối mô, BPCTN để ghép, sự chậm trễ của việc thực hiện chế độ cho người hiến… đều có một phần nguyên nhân từ vấn đề này. Thêm nữa cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thực thi đồng cấp chưa chặt chẽ, đặc biệt trong việc chia sẻ, trao đổi, công khai thông tin. Trong hoạt động điều phối mô, BPCTN chưa có sự phân công, phối hợp nhiệm vụ rõ ràng giữa TTĐPGTQG và các cơ sở y tế. “Chưa có quy chế thực hiện chính thức bằng văn bản xuyên suốt và cấu trúc của hệ thống Điều phối Quốc gia nên chưa khẳng định được sức mạnh của một hệ thống quản lý công bằng và minh bạch” (PVS BS Dư Thị
Ngọc Thu, tháng 4/2018).
Thứ năm, chưa có cơ chế cho nguồn tài chính thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN
Việc thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN đòi hỏi phải xây dựng một cơ chế tài chính giữa các cơ quan thực hiện chính sách. Hiện nay, những bất cập liên quan đến tài chính trong thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN như: người hiến phải tự bỏ tiền làm các xét nghiệm trước khi xác định đủ điều kiện hiến hay không; BHYT không thanh toán chi phí phát sinh từ người hiến như xét nghiệm người hiến, phẫu thuật lấy tạng, bồi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, điều trị cho người hiến, chi phí bảo quản tạng để ghép… đều do chúng ta chưa có một cơ chế tài chính giữa các cơ quan thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN.
Thứ sáu, năng lực của chủ thể hoạch định chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN còn hạn chế.
Lĩnh vực hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở Việt Nam là một lĩnh vực mới, và chuyên sâu trong hệ thống chính sách y tế. Đây là vấn đề mới, những nhà hoạch định chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN vẫn chưa có kinh nghiệm hoạch chính sách. Theo quyết định Số 4607/QĐ-BYT ngày 1/12/2005 về việc thành lập Ban soạn thảo Dự án Luật Hiến, lấy, ghép mô, BPCTN [5], thì thành viên soạn thảo và Tổ biên tập gồm có 20 người đều chủ yếu là các chuyên gia y tế, chuyên gia xây dựng pháp luật. Hầu hết đội ngũ xây dựng chính sách về y tế nói chung và chính sách về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người ở Việt Nam nói riêng đều chưa được đào tạochính quy về chính sách công. Thậm chí, không có một chuyên gia trình độ thạc sỹ hay tiến sỹ về chính sách công tham gia vào xây dựng chính sách về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người ở Việt Nam. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới nội dung chính sách về y tế nói chung và chính sách về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người ở Việt Nam nói riêng.
Kết luận chương 3
Bằng nguồn dữ liệu được thu thập, xử lý và phân tích, đánh giá cẩn trọng, có so sánh, đối chiếu, sử dụng cho các mục tiêu nghiên cứu đã giới thiệu phần mở đầu và thống nhất với khung lý thuyết đã thiết kế ở chương hai, chương ba đã làm rõ thực trạng nội dung của chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và thực hiện chính sách Hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở Việt Nam hiện nay.
Thực trạng hệ thống văn bản thể hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở Việt Nam hiện nay có những ưu điểm là hệ thống văn bản khá phong phú, những nhóm nội dung cụ thể được về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN được quy định khá rõ ràng và cụ thể. Bên cạnh đó, các văn bản quy định về chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN có những hạn chế như các quy định vẫn chưa đầy đủ, hợp lý và chưa có quy định về điều kiện đảm bảo triển khai các nội dung chính sách trong thực tiễn.
Thực trạng thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở Việt Nam hiện nay về cơ bản đã thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình thực hiện chính sách, kết quả triển khai thực hiện chính sách trong thời gian vừa qua đã đạt được những thành tựu nhất định. Bên cạnh những ưu điểm, việc thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở Việt Nam còn một số hạn chế ở từng bước của quy trình thực hiện chính sách.
Những hạn chế về thực trạng chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN trên đây xuất phát từ nhiều nguyên nhân: thứ nhất, chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN là chính sách mới và phức tạp; thứ hai, nhận thức, thái độ người dân về hiến mô, BPCTN còn hạn chế; thứ ba, năng lực của hệ thống các cơ quan thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN còn hạn chế; thứ tư, sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan thực hiện chính sách chưa rõ ràng; thứ năm, chưa có cơ chế cho nguồn tài chính thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN; thứ sáu, năng lực của chủ thể hoạch định chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN còn hạn chế.
Chương 4
CÁC QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH VỀ HIẾN, LẤY, GHÉP