được ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực, vật lực để vận hành và điều phối hoạt động lấy, ghép mô, tạng. Mặt khác, các cơ sở y tế có đủ điều kiện lấy, ghép mô, BPCTN cần có quy định, cơ chế khả thi để bảo đảm nguyên tắc phối hợp, kết nối chặt chẽ với TTĐPQG thì mới bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch trong hoạt động điều phối, bảo đảm quyền và lợi ích thiết thực cho người hiến cũng như người ghép mô, tạng.
Năm là, những quy định về đầu tư nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở y tế lấy,
ghép mô, BPCTN vừa thừa vừa thiếu.
Theo quy định tại Điều 16, cơ sở y tế lấy, ghép tạng phải có đủ các điều kiện đặc biệt, trong đó có “đơn vị ghép thực nghiệm”. Tuy nhiên, trên thực tế đây là một quy định không còn phù hợp vì để xây dựng một đơn vị ghép thực nghiệm rất tốn kém, trong khi đó các cơ sở y tế có thể cử cán bộ y tế tới học tập, thực hành ở các cơ sở y tế đã và đang tiến hành lấy, ghép mô, tạng vừa bảo đảm tính khả thi, vừa giảm thiểu chi phí không cần thiết.
Thêm nữa, hiện nay các quy định về đầu tư nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở y tế lấy, ghép mô, BPCTN mới chỉ là các điều kiện cụ thể để thành lập cơ sở y tế lấy, ghép mô, BPCTN chứ chưa có chiến lược hay kế hoạch phát triển các cơsở y tế này. Các cơ sở y tế phải tự mình có kế hoạch phát triển, thành lập trung tâm lấy, ghép mô, BPCTN. Nếu các cơ sở y tế không có kế hoạch đầu tư, phát triển thì Bộ Y tế cũng không có chính sách gì để đẩy mạnh hoạt động này.
Sáu là, chưa có quy định cụ thể về hỗ trợ tài chính cho người ghép mô, BPCTN Hiện nay chưa có
quy định nào về hỗ trợ tài chính người ghép mô, BPCTN.
Chi phí ghép tạng ở Việt Nam dù thấp hơn hẳn các nước nhưng vẫn quá cao so với thu nhập của người dân. Chi phí một ca ghép mô, BPCTN là “khoảng 300 triệu đồng cho một ca ghép thận, 1 tỷ cho một
ca ghép tim và 1,5 tỷ cho một ca ghép gan” [63; tr4]. Nếu không có sự hỗ trợ tài chính thì rất nhiều
người dù có mô, tạng phù hợp thì cũng không có đủ điều kiện tài chính để ghép.
Đối với ghép mô, BPCTN hiện nay chưa có bất kỳ giá gói ghép tạng cụ thể nào được ban hành cụ thể. Vì chưa có quy định này nên việc thanh toán chi phí ghép mô, BPCTN theo BHYT là chưa thực hiện được. Ngoài ra, chưa có quy định về sự tham gia của các quỹ hỗ trợ nhân đạo cho các bệnh nhân ghép mô, BPCTN.
3.3. Thực trạng thực hiện chính sách về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người ở Việt Nam hiệnnay nay
3.3.1. Thực trạng chủ thể thực hiện chính sách về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người ở Việt Nam hiện nay
Chủ thể thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở Việt Nam chia làm 2 nhóm: chủ thể tổ chức thực thi và chủ thể tham gia phối hợp thực thi.
Chủ thể tổ chức thực thi:
UBND các cấp: trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện chính sách về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến, lấy xác tại địa phương.
Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia: TTĐPGTQG là chủ thể thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở Việt Nam về truyền thông vận động và điều phối ghép mô, BPCTN.
Cơ sở y tế đủ điều kiện lấy, ghép mô, BPCTN: là các cơ sở y tế trên cả nước đủ điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị được hội đồng thẩm định và Bộ trưởng Bộ Y tế ra quyết định công nhận đủ điều kiện lấy, ghép mô, BPCTN. Các cơ sở y tế chỉ được tiến hành lấy, ghép mô, BPCTN sau khi có Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế công nhận.
Theo báo cáo của Trung tâm điều phối ghép tạng Quốc gia, hiện nay trên cả nước có 22 cơ sở y tế đủ điều kiện lấy, ghép mô, BPCTN. Gồm có: Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Quân Y 103, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện 198 - Bộ Công an, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Vinmec, Bệnh viện Trung ương quân đội 108, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, Bệnh viện đa khoa Thái Nguyên, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang, Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện đa khoa Nghệ An, Bệnh viện đa khoa Thanh Hoá, Bệnh viện Xuyên Á.
Chủ thể tham gia phối hợp thực hiện chính sách:
Bộ Tài chính: phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế trong việc thực hiện chế độ chính sách liên quan đến tài chính người hiến mô, BPCTN khi còn sống hoặc sau khi chết, chết não.
Bộ Thông tin - Truyền thông: có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thường xuyên thông tin, tuyên truyền về mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và ý nghĩa của việc hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến, lấy xác.
Công an, Tòa án, Viện kiểm sát: có trách nhiệm trong việc xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hiến, lấy, ghép mô, BPCTN.
Cơ sở y tế trong cả nước: phối hợp với các cơ sở y tế đủ điều kiện lấy, ghép mô, BPCTN trong hoạt động đăng ký hiến của người dân.
MTTQVN, Hội chữ thập đỏ Việt Nam, các cơ quan truyền thông: phối hợp với Trung tâm điều phối Quốc gia về ghép BPCTN để thông tin, tuyên truyền vềmục đích nhân đạo, ý nghĩa của việc hiến, lấy, ghép mô, BPCTN, chữa bệnh, giảng dạy, nghiên cứu khoa học trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Cơ quan BHXH: phối hợp với cơ sở y tế đủ điều kiện lấy, ghép mô, BPCTN trong vấn đề thanh toán viện phí đối với người ghép và cấp thẻ BHYT miễn phí cho người hiến.
Có thể nói, quá trình thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN là một quá trình phức tạp với nhiều chủ thể thực hiện chính sách và sự phối hợp của các cấp các ngành và của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay.
3.3.2. Thực trạng quy trình thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người ở Việt Nam hiện nay
3.3.2.1.Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người
Sau khi Luật Hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến, lấy xác được công bố và có hiệu lực thi hành từ 01/7/2007, ngày 12 tháng 01 năm 2007, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch 21 /KH - BYT triển khai thi hành Luật Hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến, lấy xác. Những nội dung trong Luật Hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến, lấy xác cũng chính là nội dung của chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN được thể chế hóa. Vì thế, đây chính là bản kế hoạch triển khai chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN. Kế hoạch triển khai thực thi chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN bao gồm những nội dung cơ bản sau [6]:
Về tuyên truyền, phổ biến chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN:
- Tổ chức các hội nghị triển khai, tập huấn về Luật Hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến, lấy xác. - Biên soạn và in ấn sách, tài liệu; viết bài giới thiệu, tham luận về Luật Hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và
hiến, lấy xác.
- Tổ chức các buổi tọa đàm về Luật Hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến, lấy xác trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Luật Hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến, lấyxác.
Về ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN, xây dựng và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật
Hiến, lấy, ghép mô, BPCTN như:
- Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hiến, lấy, ghép mô, BPCTN.
- Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành mẫu đơn đăng ký, thay đổi, hủy bỏ đơn hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống; mẫu đơn đăng ký, thay đổi, huỷ bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết.
- Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy trình, nội dung hướng dẫn việc tư vấn, kiểm tra sức khỏe cho người hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống; người hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết; tư vấn, kiểm tra các thông số sinh học của người hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống.
Về thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN: Thanh tra Bộ
Y tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giải quyết.
Về kinh phí thực hiện hoạt động triển khai: Các đơn vị chủ trì các hoạt động xây dựng kế
hoạch và dự toán kinh phí báo cáo Bộ Y tế phê duyệt ngân sách triển khai thực hiện hoặc thông qua nguồn viện trợ (nếu có).
Trong mỗi hoạt động triển khai Luật đều có quy định về cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp. Thời hạn để thực hiện các hoạt động đó là đến hết tháng 12/2007, sau 6 tháng từ ngày Luật Hiến lấy, ghép mô, BPCTN có hiệu lực (trừ hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN).
3.3.2.2.Phổ biến, tuyên truyền chính sách hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người
Sau khi Kế hoạch 21/KH - BYT về thực thi chính sách hiến, lấy, ghép mô,
BPCTN được ban hành, các cơ quan chủ trì thực hiện các hoạt động được quy định trong kế hoạch đã tiến hành tổ chức triển khai. Việc đầu tiên cần làm trong quá trình này là truyên truyền vận động nhân dân tham gia thực hiện chính sách. Đây là một hoạt động quan trọng, có ý nghĩa lớn với cơ quan nhà nước và các đối tượng thựcthi chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN. Các hình thức tuyên truyền phổ biến chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN gồm có:
Tổ chức các hội nghị triển khai, tập huấn về Luật Hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến, lấy xác ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Đại biểu tham dự hội nghị là lãnh đạo và cán bộ chuyên trách làm công tác pháp chế của các đơn vị trực thuộc Bộ; lãnh đạo các Sở Y tế và các cán bộ chuyên trách công tác pháp chế của các Sở Y tế; các đại diện của các cơ quan truyền thông, giáo dục sức khỏe của Bộ Y tế; và đại diện các Bộ ngành có liên quan.
Xây dựng một chuyên mục về phổ biến Luật Hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến, lấy xác, nằm trong bản tin “Thông tin, phổ biến giáo dục pháp luật về y tế” do Vụ pháp chế Bộ Y tế chủ trì. Bản tin “Thông tin, phổ biến giáo dục pháp luật về y tế” là kênh thông tin hiệu quả, nhằm triển khai thực hiện tốt Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật về y tế. Bản tin được phát hành trong toàn ngành, nhằm giúp cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong ngành y tế nắm bắt kịp thời những nội dung cơ bản của Luật Hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến, lấy xác để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế, đồng thời để đưa Luật Hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến, lấy xác đến với các tầng lớp nhân dân trong xã hội, đặc biệt chú trọng tới các đối tượng có trách nhiệm thực hiện Luật.
Xây dựng đề cương giới thiệu Luật Hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến, lấy xác. Vụ Pháp chế Bộ Y tế đã tiến hành xây dựng và hoàn thiện Đề cương giới thiệu Luật. Đây là tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các cấp, sở tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức pháp chế các bộ, cơ quan ngang bộ, đoàn thể và báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật có tài liệu để phổ biến, tuyên truyền về Luật Hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến, lấy xác.
3.3.2.3.Phân công, phối hợp thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người
Các quy định về phân công, phối hợp thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN được cụ thể như sau:
Cơ quan thực hiện chính: TTĐPGTQG đầu mối đại diện Bộ Y tế trong lĩnh vực này. Nhiệm vụ của TTĐPGTQG về truyền thông, vận động hiến mô, BPCTN được quy định gồm có: Tổ chức tuyên truyền, vận động người hiến mô, BPCTN trong cả nước; Xây dựng kế hoạch trình Lãnh đạo Bộ Y tế tổ chức chương trình truyền thông; Phối hợp với các cơ quan truyền thông trong việc tuyên truyền, vận động người hiến mô, BPCTN trong cả nước. (Theo Quyết định số 3049/QĐ-BYT ngày 21/8/2013 của
Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của TTĐPGTQG).
Các cơ quan phối hợp gồm có: Các cơ quan nhà nước; MTTQVN và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và đơn vị vũ trang nhân dân (Điều 9 Luật hiến mô, BPCTN); Hội chữ thập đỏ Việt Nam (Khoản 2 Điều 32 Luật hoạt động Hội chữ thập đỏ 2008); Uỷ ban nhân dân các cấp (Điều 9 Luật hiến mô, BPCTN); Các cơ quan truyền thông (Khoản 3 Điều 5 Quyết định 3049).
Về đăng ký hiến mô, BPCTN
Cơ quan thực hiện chính: Cơ sở y tế có đủ điều kiện lấy, ghép mô, BPCTN Nhiệm vụ cụ thể gồm: Trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan đến hiến, lấy mô, BPCTN; Hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn; thực hiện việc kiểm tra sức khỏe cho người hiến; Báo cáo danh sách người đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống cho TTĐPGTQG (theo quy định
tại Điều 16, 18 Luật Hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến, lấy xác).
Cơ quan phối hợp: cơ sở y tế trên cả nước và TTĐPGTQG. Cơ sở y tế có trách nhiệm nhận thông tin của người có nguyện vọng hiến mô, BPCTN và thông báo cho TTĐPGTQG. Còn TTĐPGTQG nhận được thông báo về trường hợp hiến mô, BPCTN, có trách nhiệm thông báo cho cơ sở y tế quy định đủ điều kiện lấy, ghép mô, BPCTN để tiến hành các thủ tục đăng ký cho người hiến.
Về chế độ chính sách cho người hiến:
Cơ quan thực hiện chính: Các cơ sở y tế ghép mô, BPCTN. Nhiệm vụ cụ thể gồm: chăm sóc y tế sau khi lấy mô, BPCTN đối với người hiến sống; thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định củaBộ trưởng Bộ Y tế. Đối với người hiến chết, chết não, phối hợp với gia đình để tổ chức lễ truy điệu, lễ an táng; khôi phục về mặt thẩm mỹ thi thể sau khi lấy bộ phận cơ thể người. (theo Luật Hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến, lấy xác và Thông tư
104/2017/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác).
- Cơ quan phối hợp: TTĐPGTQG, cơ quan BHXH và Vụ truyền thông thi đua khen thưởng Bộ Y tế. TTĐPGTQG có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền lập hồ sơ và danh sách gửi cơ quan BHYT để cấp thẻ BHYT miễn phí cho người sống đã hiến bộ phận cơ thể người; lập hồ sơ trình Bộ Y tế tặng kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân cho người đã hiến bộ phận cơ thể ở người khi còn sống và sau khi chết. Cơ quan BHXH có trách nhiệm cấp thẻ BHYT miễn phí cho người sống. Vụ truyền thông thi đua khen thưởng Bộ Y tế có trách nhiệm tặng kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân cho người đã hiến bộ phận cơ thể ở người khi còn sống và sau khi chết.
Cơ quan thực hiện chính: TTĐPGTQG. Điều 36 luật Hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến, lấy xác và Điều lệ tổ chức và hoạt động của TTĐPGTQG đã quy định rõ: TTĐPGTQG có chức năng điều phối việc lấy, ghép, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển mô, BPCTN.
- Cơ quan phối hợp thực hiện: Các cơ sở y tế. Điều 18, Nghị định 56/2008/NĐ-CP Quy định
về tổ chức, hoạt động của ngân hàng mô và TTĐPGTQG có quy định: về trách nhiệm của các cơ sở y tế trong điều phối mô, BPCTN gồm có: thông báo tên, tuổi, địa chỉ cùng các chỉ số y học liên quan đến tình trạng sức khỏe của người tình nguyện hiến bộ phận cơ thể người với TTĐPGTQG; thông báo tên, tuổi, địa chỉ cùng các chỉ số y học liên quan đến tình trạng sức khỏe của người bệnh có chỉ định ghép bộ phận cơ thể người đó với TTĐPGTQG”
Về đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực thực hiện hoạt động lấy, ghép mô, BPCTN
Cơ quan thực hiện chính: Các cơ sở y tế công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập. Các cơ sở y tế công lập được sử dụng tài sản đểgóp vốn liên doanh với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ đáp