Các quan điểm hoàn thiện chínhsách vềhiến, lấy,ghép mô, bộ phận cơ thể người ở

Một phần của tài liệu Chính sách về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người ở Việt Nam hiện nay. (Trang 98)

4.1. Các quan điểm hoàn thiện chính sách về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người ở Việt Namhiện nay hiện nay

Một là, hoàn thiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN cần giải quyết được vấn đề chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN đang đặt ra hiện nay.

Khác với các loại công cụ quản lý khác như chiến lược, kế hoạch của nhà nước là những chương trình hành động tổng quát bao quát một hoặc nhiều lĩnh vực kinh tế - xă hội, đặc điểm của chính sách về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN là chúng được đề ra và được thực hiện nhằm giải quyết một hoặc một số vấn đề về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN đang đặt ra trong đời sống xã hội theo những mục tiêu xác định. Nó chỉ xuất hiện khi đã tồn tại hoặc có nguy cơ chắc chắn xuất hiện một vấn đề cần giải quyết. Ở các quốc gia trên thế giới, chính sách về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ra đời trong bối cảnh bệnh nhân suy mô, BPCTN giai đoạn cuối có số lượng lớn, đang ngày càng gia tăng và kỹ thuật lấy, ghép mô, BPCTN đã trở thành một phương pháp điều trị hiệu quả cho những bệnh nhân suy mô, BPCTN ở giai đoạn cuối. Vì vậy, mục tiêu chính sách về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN là nhằm đáp ứng yêu cầu chữa bệnh, chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho những bệnh nhận suy mô, BPCTN ở giai đoạn cuối thông qua việc hiến, lấy, ghép mô, BPCTN. Đây chính là mục tiêu tổng quát của chính sách về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở các quốc gia trên thế giới.

Ở Việt nam hiện nay, vấn đề chính sách về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN có thể xuất phát từ hai vấn đề nảy sinh trong xã hội: sự thiếu hụt nguồn mô, bộ phận cơ thể để ghép và chi phí ghép mô, BPCTN quá cao. Sự thiếu hụt nguồn mô, BPCTN dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Chi phí ghép cao sẽ hạn chế số người được ghép mô, BPCTN, đặc biệt là những gia đình bệnh nhân nghèo dù có mô, tạng phù hợp để ghép. Việchoàn thiện chính sách hiến lấy, ghép mô, BPCTN ở Việt Nam hiện nay là nhằm giải quyết được những vấn đề đặt ra về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN hiện nay.

Hai là, chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN phải được hoàn thiện cả nội dung chính sách và thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN

Ở Chương 2, tác giả đã đề cập đến khái niệm chính sách sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN được thể hiện thông qua một chuỗi các quyết định và một chuỗi các hoạt động.

Chuỗi các quyết định đó phản ánh nội dung chính sách về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN. Để xác định nội dung của chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở một quốc gia nào đó phải tập hợp được các văn bản pháp luật, từ Hiến pháp, luật các văn bản dưới luật về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN; tập hợp các bài phát biểu, người đứng đầu các cơ quan nhà nước… Nếu chính sách chỉ là những dự định, dù được ghi thành văn bản th ì nó vẫn chưa phải là một chính sách. Vì vậy, chính sách hiến, lấy, ghép

mô, BPCTN còn phải bao gồm các hành vi thực hiện những dự định nói trên và đưa lại những kết quả thực tế. Việc hoàn thiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN bao gồm hoàn thiện về mặt nội dung chính sách và hoàn thiện việc thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN.

Mặt khác, ở chương 3, tác giả đã đánh giá thực trạng chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở Việt Nam hiện nay về cả mặt nội dung và tổ chức thực hiện chính sách. Về nội dung chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở Việt Nam hiện vẫn chưa được quy định đầy đủ và hợp lý. Còn về tổ chức thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN tuy về cơ bản đã thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình thực hiện chính sách nhưng ở từng bước của quy trình vẫn còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, việc hoàn thiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở Việt Nam hiện nay yêu cầu phải hoàn thiện cả nội dung và tổ chức thực hiện chính sách.

Ba là, hoàn thiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm của thế giới

Ở Việt Nam, chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN được chính thức ban hành từ năm 2006 trong Luật Hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến, lấy xác. Tuynhiên, chính sách cũng như pháp luật về vấn đề này vẫn còn những hạn chế, tồn tại, trong khi nhu cầu về hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể nước ta ngày càng tăng, đòi hòi phải nghiên cứu hoàn thiện hơn nữa chính sách, pháp luật về vấn đề này. Điều đó cho thấy việc nghiên cứu chính sách pháp luật và kinh nghiệm nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở Việt Nam hiện nay.

Về pháp luật quốc gia nhiều nước cũng xây dựng hành lang pháp lý về vấn đề này từ rất sớm, tiêu biểu như: Anh năm 1961, Đan Mạch năm 1975, Hy Lạp 1983. Tại các nước Châu Á từ 1959 đến nay nhiều nước như Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippin đã có quy định pháp luật cho phép tiến hành lấy mô, BPCTN từ người chết não để ghép… Tuy nhiên, bằng những nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn, tác giả nhận thấy chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN của Hoa Kỳ được đánh giá là chính sách hiện đại, minh bạch, được xã hội hóa rộng rãi và áp dụng hiệu quả bậc nhất trên thế giới, được nhiều quốc gia trên thế giới học tập, áp dụng hoặc làm nền tảng cho việc ứng dụng cho quốc gia đó. Để có được hệ thống chính sách này, những chuyên gia chăm sóc sức khỏe, nhà khoa học, chuyên gia thống kê, người bệnh và công chúng đã trao đổi, thảo luận với nhau để giải quyết vấn đề chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN, nhằm tăng số lượng bệnh nhân được ghép và giảm số người chết trong ở danh sách chờ ghép. Chính vì như vậy, tác giả luận án đã lựa chọn Hoa Kỳ làm mô hình nghiên cứu và học hỏi cho việc xây dựng và thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở Việt Nam hiện nay.

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người ở Việt Nam hiện nay

4.2.1. Một số giải pháp hoàn thiện nội dung chính sách về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người ở Việt Nam hiện nay

4.2.1.1. Rà soát, hệ thống hoá, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định trong các văn bản chính sách hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người hiện hành

Rà soát, hệ thống hóa văn bản chính sách về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN là một công việc đã được tiến hành thường xuyên trong giai đoạn hiện nay; tuy nhiên, để xây dựng, từng bước hoàn thiện văn bản chính sách về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN cần phải xây dựng kế hoạch tổng thể để tổng rà soát, hệ thống hóa văn bản chính sách về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN; qua kết quả rà soát và hệ thống hóa, tập hợp đầy đủ những văn bản văn bản chính sách về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN cần phải sửa đổi, bổ sung và đề xuất các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung những văn bản đó cho phù hợp với thực tiễn.

Qua tổng hợp kết quả nghiên cứu về văn bản chính sách về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN trong những năm qua, tác giả cho rằng, cần tiến hành nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung những quy định trong Luật Hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến lấy xác và các văn bản hướng dẫn thi hành. Sau gần 10 năm triển khai thi hành Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 (có hiệu lực từ 1/7/2007) và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành đã bộc lộ không ít những tồn tại, bất cập cần thiết phải được sửa đổi, bổ sung. Những quy định cần sửa đổi, bổ sung của Luật Hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và các văn bản hướng dẫn thi hành bao gồm:

Thứ nhất, cần sửa đổi, bổ sung các quy định về đăng ký hiến mô, BPCTN

- Về điều kiện độ tuổi của người đăng ký hiến mô, BPCTN của người hiến Theo quy định tại Điều 5 của Luật Hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến, lấy

xác, chỉ người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác, như vậy, nếu một người chưa đủ 18 tuổi thì không có quyền đăng ký hiến tặng mô, BPCTN khi còn sống hay hiến tặng sau khi chết não (điều kiện này không giới hạn đối với người chết hẳn - Chết ngừng tim hiến tặng các mô như da, gân, xương, giác mạc, van tim....) và cũng không tiếp nhận được tạng của người hiến tặng nếu xác định chết não và dưới 18 tuổi.

Tuy nhiên, qua thực tiễn thời gian qua cho thấy, một số trường hợp chẩn đoán chết não nhưng người chết não chưa đủ 18 tuổi nên không thể tiếp nhận mô,BPCTN của người chết não đó (không có đơn đăng ký hiến tặng mô, BPCTN, không có thẻ đăng ký hiến tặng mô tạng khi chết não và không đủ 18 tuổi theo quy định của Luật), gây lãng phí nguồn tạng hiến tặng cũng như không đáp ứng được tâm nguyện của gia đình người chết não mong muốn còn được nghe nhịp đập trái tim hay lá phổi... của con mình trong lồng ngực của ai đó như một sự hiện hữu tiếp diễn trên cuộc đời này sau khi đã hiến tạng. Chính vì thế cần thiết phải có quy định điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tiễn và hài hòa với quy định của hệ thống pháp luật quốc tế trong việc tiếp nhận nguồn mô, BPCTN của người hiến tặng chết não, cho dù là người đó dưới 18 tuổi.

Mặt khác, về nhận thức của cộng đồng và các thanh, thiếu niên dưới 18 tuổi ngày càng trưởng thành. Nếu họ mong muốn thể hiện tâm nguyện nếu không may chết não sẽ hiến tặng mô, BPCTN thì

cần quy định cho phép việc đăng ký hiến tặng mô, BPCTN nhưng phải được sự đồng ý của gia đình hoặc người bảo lãnh cùng ký vào đơn đăng ký hiến tặng mô, BPCTN sau khi chết, chết não đó.

-Về hình thức đăng ký hiến tặng mô, BPCTN

Để tạo điều kiện thuận lợi và tăng cường số lượng người đăng ký hiến tặng mô, BPCTN trong khi vẫn bảo đảm nguyên tắc tình nguyện đăng ký hiến tặng mô, BPCTN sau khi chết, chết não, cần thiết sửa đổi, bổ sung vào hệ thống pháp luật về cấp bằng lái xe, cấp chứng minh thư, cấp thẻ định danh công dân, hộ chiếu và cấp thẻ BHYT. Theo đó bất kỳ ai khi đề nghị cấp bằng lái xe hoặc cấp CMND, cấp thẻ định danh công dân, hộ chiếu hoặc cấp thẻ BHYT sẽ có mục trả lời câu hỏi có tình nguyện hiến tặng mô, BPCTN sau khi chết, chết não không? Nếu có sẽ được đưa vào một nội dung thể hiện cấu thành trên bằng lái xe, CMND, thẻ định danh, hộ chiếu hoặc thẻ BHYT đó. Với quy định này sẽ góp phần truyền thông mạnh mẽ, thiết thực và làm tăng số lượng người đăng ký hiến tặng mô, BPCTN lên rất nhiều lần. Đây cũng là quy định ở hầu hết tất cả các nước trên thế giới đang áp dụng có hiệu quả

-Về ý kiến của gia đình đối với người đã đăng ký hiến mô, BPCTN

Khoản 2 Điều 21 của Luật quy định về việc lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết được thực hiện trong các trường hợp như có thẻ đăng ký hiến mô, BPCTN sau khi chết. Trường hợp không có thẻ thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó. Tuy nhiên Luật không đề cập đến vai trò của gia đình trong trường hợp người đã có thẻ đăng ký hiến. Theo Luật, người đăng ký hiến mô, BPCTN sau khi chết phải có đơn tự nguyện đăng ký hiến. Có thể hiểu rằng chỉ cần người có đủ điều kiện như Luật định, có đơn đăng ký hiến tặng mà không cần có sự đồng ý của gia đình.

Trong thực tế thực hiện chính sách, nếu có sự phản đối của gia đình các cơ sở y tế đều không lấy mô, BPCTN của người hiến. Thậm chí một gia đình mà cả họ đồng ý rồi nhưng chỉ một người không đồng ý thì cơ sở y tế cũng không lấy mô, BPCTN của người hiến được. Thực tế này hiện nay gây khó khăn cho các cơ sở y tế. Vì vậy, cần có quy định về thứ tự ưu tiên của ý kiến các thành viên trong gia định đối với quyết định của người hiến. Chúng ta có thể học tập kinh nghiệm của Mỹ trong trường hợp này khi quy định thứ tự ưu tiên như sau:

+ Vợ hoặc chồng của người chết;

+ Con trai hoặc con gái trưởng thành của người chết; + Cha hoặc mẹ của người chết;

+ Anh chị em trưởng thành của người chết; + Ông bà của người chết;

+ Người giám hộ tư cách pháp nhân của người chết ở thời điểm tử vong.

Việc quyết định lấy mô, BPCTN bởi một người thân của người hiến được cho phép có thể bị hủy bỏ bởi bất kỳ một thành viên nào trong cùng nhóm hoặc ở nhóm ưu tiên hơn.

chết

Theo quy định tại Điều 18, 19 Luật Hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến, lấy

xác, sau khi người đăng ký vào đơn hiến tặng mô, BPCTN sau khi chết, chết não và hiến xác thì sẽ được khám sức khỏe, tư vấn rồi mới cấp thẻ đăng ký hiến tặng mô,BPCTN và thẻ đăng ký hiến tặng mô, BPCTN đó là cơ sở pháp lý cho việc lấy mô, BPCTN sau khi chết, chết não và lấy xác.

Tuy nhiên các cơ sở y tế không thực hiện được quy định này vì người hiến kiểm tra sức khỏe bây giờ nhưng không biết đến khi nào thì mới hiến, khi đó thì sức khỏe của họ có gì khác không? Ngoài ra quy định kiểm tra sức khỏe với quy trình chuyên môn chặt chẽ nhưng kinh phí dành cho việc tổ chức khám, kiểm tra sức khỏe này không được quy định trên thực tiễn nên dẫn các cơ sở y tế không tổ chức khám, kiểm tra các thông số sức khỏe trước khi cấp thẻ đăng ký hiến tặng mô, BPCTN sau khi chết, chết não. Như vậy, quy định này là không cần thiết, cần hủy bỏ.

Thứ hai, cần bổ sung thêm các quy định về chế độ cho người hiến mô, BPCTN

Để tăng cường số người hiến tặng mô, BPCTN nhân đạo, vì lợi ích của cộng đồng và góp phần chống lại hiện tượng mua bán nội tạng gây bất ổn cho xã hội, cần có quy định tôn vinh xứng đáng sự hy sinh và nghĩa cử cao đẹp của người đã hiến mô, BPCTN khi còn sống và hiến sau khi chết não. Vì vậy cần bổ sung và chỉnh sửa cho phù hợp các quy định về các quy định về chế độ cho người hiến mô, BPCTN.

- Chế độ cho người hiến sống và gia đình (bất kể người hiến tặng là người thân cùng huyết thống hoặc người hiến tặng vô danh):

+ Bổ sung quy định về thanh toán chi phí khám, xét nghiệm trước khi hiến của người hiến sống.

Như đã phân tích ở chương 3, một vấn đề hết sức bất cập hiện nay là chính sách của Nhà nước và ngành y tế ra sức khuyến khích, thúc đẩy việc tình nguyện hiến tặng mô, BPCTN vô vụ lợi, vì mục đích cứu chữa người bệnh từ người hiến sống hay sau khi chết, chết não (bất kể người đó là người thân hay trong gia đình), tuy nhiên kinh phí để xét nghiệm đó lại bắt người tình nguyện hiến tặng chi trả, cho dù người đó có thẻ BHYT cũng không được thanh toán. Một người đã tình nguyện hiến tặng mô, BPCTN lại còn phải bỏ ra khoản kinh phí to lớn đó để làm xét nghiệm trước khi hiến. Như vậy, cần bổ sung thêm quy định người hiến sống đượcthanh toán toàn bộ chi phí khám sàng lọc, tư vấn, xét nghiệm, đánh giá đủ điều kiện hiến tặng mô, BPCTN, kể cả chí phí xét nghiệm, sàng lọc đến giai đoạn cuối cho kết quả người đăng ký hiến không đủ điều kiện để hiến tặng theo quy định.

+ Bổ sung quy định về chế độ cho người chăm sóc người hiến sống

Hiện nay chưa có quy định về chế độ cho người nhà chăm sóc cho người hiến. Với mỗi người hiến sống, khi kiểm tra sức khỏe và phục hồi sau khi hiến rất cần người nhà bênh cạnh chăm sóc. Người nhà người hiến cũng cần kinh phí để ăn, ở, đi lại... phục vụ cho việc chăm sóc người hiến. Các cơ sở ghép tạng không có kinh phí đó nên dễ dàng đổ trách nhiệm cho gia đình người nhận.

So với nguồn hiến khi còn sống, nguồn hiến từ người sau khi chết não được khuyến khích hơn vì những vấn đề liên quan đến sức khoẻ người hiến và số lượng người được ghép. Để thúc đẩy hoạt động hiến mô, BPCTN sau khi chết não, các chế độ cho người hiến chết não và gia đình cần được bổ

Một phần của tài liệu Chính sách về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người ở Việt Nam hiện nay. (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w