3.1.1. Quá trình hình thành chính sách về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người ở Việt Nam
Chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở Việt Nam được hình thành trong một quá trình tương đối dài, từ năm 1992 với ca ghép thận đầu tiên được thực hiện thành công tại Bệnh viện 103. Quá trình đó có thể chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn từ năm 1992 đến tháng 12-2006.
Đây là giai đoạn khởi sự, chuẩn bị cho ra đời của luật, chính sách về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở Việt Nam. Ở giai đoạn này, Nhà nước chưa chính thức ban hành chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN, nhưng trên thực tế một số cơ quan Nhà nước đã quyết định và cấp kinh phí cho các hoạt động liên quan đến lấy, ghép mô, BPCTN như: quyết định và cấp kinh phí cho các đề tài nghiên cứu khoa học về lấy, ghép thận, gan; quyết định thành lập ban chỉ đạo quốc gia về ghép thận, ngày 02-02- 1991,; quyết định cử 10 chuyên gia y tế sang Cu Ba học về ghép thận; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tại một số cơ sở y tế để chuẩn bị cho việc lấy, ghép mô, BPCTN. Nhờ đó, các hoạt động nghiên cứu khoa học về lấy, ghép mô, BPCTN đã được tiến hành thành công tại nhiều cơ sở y tế, tạo cơ sở khoa học cho việc thực hiện thành công các ca ghép thận, ghép gan từ người hiến sống.
Như vậy, ở giai đoạn này, tuy chính sách chưa được ban hành nhưng nhiều nội dung của chính sách đã được triển khai thực hiện và đạt kết quả ngoài mong đợi. Những kết quả đạt được ở giai đoạn này là cơ sở thực tiễn để Quốc hội ban Luật hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến lấy xác, tháng 11 năm 2006.
Giai đoạn từ năm 2007 đến nay
Đây là giai đoạn chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN chính thức được ban hành tại Điều 10 của Luật hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến lấy xác năm 2006 và có hiệu lực từ 01-7-2007.
Ở giai đoạn này, để tổ chức thực hiện Luật và chính sách về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN, Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ban ngành liên quan đã ban hành hoặc phối hợp ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm cụ thể hóa, hướng dẫn việc thực hiện Luật, thực hiện chính sách về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN.
Điều đặc biệt ở giai đoạn này là sau khi có luật quy định về chết não thì các nghiên cứu về lấy, ghép mô, BPCTN từ người hiến sau khi chết đã được tiến hành tại nhiều cơ sở y tế. Nhờ đó, kỹ thuật lấy, ghép mô, BPCTN từ người hiến sau khi chết đã được thực hiện thành công tại nhiều cơ sở y tế trong cả nước, như ghép thận từ người hiến chết não tại Bệnh viện Chợ Rẫy (2008), ghép tim tại Học viện Quân y (2010); ghép tim tại Bệnh viện Trung ương Huế (2011). Từ đó cho đến nay, kỹ thuật lấy, ghép mô, BPCTN từ người hiến sống và người hiến sau khi chết đã trở thành thường quy tại nhiều cơ
sở y tế trong cả nước, đã cứu sống và đem lại hạnh phúc cho hàng nghìn người bệnh suy mô, BPCTN giai đoạn cuối.
Ở giai đoạn này, bên cạnh những kết quả đạt được về thực hiện chính sách, pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN, vẫn còn nhiều vấn đề bất cập cần được giải quyết như: nguồn cung mô, BPCTN thông qua việc hiến còn quá ít, đặc biệt là người hiến sau khi chết; công tác tổ chức tư vấn, vận động, đăng ký hiến mô, BPCTN còn rất yếu và thiếu; công tác điều phối ghép mô, BPCTN còn nhiều bất cập. Mặt khác, môi trường chính sách đã có nhiều thay đổi. Tất cả những vấn đề đó đòi hỏi chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở Việt Nam cần được bổ sung, sửa đổi cả nội dung và việc tổ chức thực hiện để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
3.1.2. Vấn đề chính sách chính sách về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người ở Việt Nam
Vấn đề chính sách của chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở Việt Nam cũng giống như các quốc gia trên thế giới chính là nhằm đáp ứng yêu cầu điều trị, chữa bệnh cho những bệnh nhân suy mô, BPCTN giai đoạn cuối đang ngày cànggia tăng. Tuy nhiên, biểu hiện của vấn đề chính sách có sự khác nhau, do điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam khác với nhiều nước trên thế giới. Vấn đề chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở Việt Nam được đề cập ở hai giai đoạn.
Trong giai đoạn từ 1992 đến 2006, Việt Nam thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN
trong điều kiện là nước đang phát triển ở trình độ thấp; cơ sở vật chất trang thiết bị y tế còn rất thiếu thốn và lạc hậu; khoa học - công nghệ về lấy, ghép mô, BPCTN đang trong giai đoạn nghiên cứu, thực nghiệm là chủ yếu; kỹ thuật lấy, ghép mô, BPCTN của Việt Nam đi sau thế giới gần nửa thế kỷ và sau các nước trong khu vực gần 20 năm [52, tr 4].
Từ thực tế đó cho thấy biểu hiện ban đầu của vấn đề chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở Việt Nam trước hết là kỹ thuật lấy, ghép mô, BPCTN, cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư thuốc men chưa đáp ứng đủ yêu cầu cho việc thực hiện hoạt động ghép mô, BPCTN. Để giải quyết các vấn đề đó phải thực hiện các giải pháp liên quan đến nghiên cứu hoa học và hợp tác quốc tế về lấy, ghép mô, BPCTN; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực trực tiếp thực hiện việc lấy, ghép mô, BPCTN; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế đủ điều kiện cho việc thực hiện lấy, ghép mô, BPCTN tại các cơ sở y tế. Thực hiện tốt các giải pháp này sẽ giúp nâng dần số lượng các cơ sở y tế thực hiện việc lấy, ghép mô, BPCTN và số lượng, chất lượng các ca ghép. Đến khi kỹ thuật lấy, ghép mô, BPCTN đạt đến trình độ cao, trở thành thường quy thì vấn đề chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN sẽ xuất hiện thêm những vấn đề mới.
Giai đoạn từ năm 2006 đến nay, vấn đề chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN đã được xác
định lại, không chỉ còn là vấn đề kỹ thuật, cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc men nữa. Vấn đề này đã được đề cập tại tờ trình Quốc hội của Chính phủ về dự án luật Hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ngày 18
tháng 1 năm 2006:
“…chúng ta phải cần nhiều mô, BPCTN hiến mang tính chất tự nguyện, nếu chỉ chờ vào
ở người hiến tự nguyện ngoài huyết thống và đặc biệt là ở người hiến sau khi chết là vô cùng cấp thiết”.