Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh thành phố Hà Nội (Trang 34 - 38)

1.3.2.1. Môi trường kinh tế

Là một thành phần trong nền kinh tế, sự tồn tại và phát triển của ngân hàng cũng như doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất nhiều của môi trường này. Sự biến động của

nền kinh tế theo chiều hướng tốt hay xấu sẽ ảnh hướng trực tiếp đến chất lượng hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp nói chung, chất lượng cho vay DAĐT nói riêng. Đặc biệt trong điều kiện quốc tế hoá mạnh mẽ như hiện nay, hoạt động của các ngân hàng cũng như doanh nghiệp không chỉ chịu ảnh hưởng của môi trường kinh tế trong nước mà cả môi trường kinh tế quốc tế. Nếu nền kinh tế phát triển ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mở rộng sản xuất, tham gia nhiều hơn vào các dự án, từ đó nâng cao doanh số vay DAĐT và đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng, nâng cao chất lượng cho vay. Ngược lại, nền kinh tế suy thoái, bất ổn, sản xuất kinh doanh ngưng trệ, các doanh nghiệp thua lỗ, sẽ không có khả năng trả nợ ngân hàng để dẫn đến tình trạng nợ xấu, đồng thời các nhà đầu tư sẽ hạn chế đầu tư, làm giảm doanh số cho vay, giảm lợi nhuận cho vay DAĐT của ngân hàng, từ đó làm giảm chất lượng cho vay DAĐT.

1.3.2.2. Môi trường pháp lý – Chính trị xã hội

Mọi chế độ, quy định cho vay của ngân hàng đều gắn chặt với các quy định của pháp luật. Mọi cá nhân, tổ chức kinh tế căn cứ vào quy định của pháp luật để hoạt động và thực hiện theo. Do đó, môi trường pháp lý là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cho vay DAĐT của NHTM.

Môi trường pháp lý không chặt chẽ, nhiều khe hở và bất cập sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp yếu kém làm ăn bất chính, lừa đảo lẫn nhau, lừa đảo ngân hàng. Thêm vào đó nó cũng khiến các nhà đầu tư trung thực e dè, không dám mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh do đó hạn chế nhu cầu vay vốn tín dụng ngân hàng. Những yếu tố này sẽ làm giảm doanh số cho vay, tăng rủi ro, giảm lợi nhuận, từ đó làm giảm chất lượng cho vay DAĐT.

Ngược lại, nếu môi trường pháp lý chặt chẽ, nhưng vẫn đảm bảo thông thoáng, hợp lý sẽ giúp hoạt động của các doanh nghiệp luôn lành mạnh, đồng thời thu hút được nhiều nhà đầu tư, giúp phát triển sản xuất kinh doanh, tăng nhu cầu vay vốn ngân hàng. Từ đó, ngân hàng nâng cao được doanh số cho vay, tăng lợi nhuận.

Sự ổn định của môi trường chính trị, xã hội là một tiêu chí quan trọng để ra quyết định của các nhà đầu tư. Nếu môi trường này ổn định thì các doanh nghiệp sẽ yên tâm

thực hiện việc mở rộng đầu tư và do đó nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng sẽ tăng lên, giúp tăng doanh số cho vay, nâng cao chất lượng cho vay DAĐT. Ngược lại, nếu môi trường bất ổn thì các doanh nghiệp sẽ thu hẹp sản xuất để bảo toàn vốn, đồng thời các nhà đầu tư sẽ hạn chế đầu tư mới (đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài) khi đó nhu cầu vốn cho vay dự án cũng giảm sút theo, làm giảm chất lượng cho vay DAĐT của ngân hàng.

1.3.2.3. Sự cạnh tranh từ các NHTM

Cạnh tranh là một hiện tượng gắn liền với kinh tế thị trường, chỉ xuất hiện trong điều kiện của kinh tế thị trường. Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh là môi trường tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và tăng năng suất lao động, hiệu quả của các tổ chức, là nhân tố quan trọng làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội. Kết quả cạnh tranh sẽ xác định vị thế, quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi tổ chức. Vì vậy, các tổ chức đều cố gắng tìm cho mình một chiến lược phù hợp để chiến thắng trong cạnh tranh. Giống như bất cứ loại hình đơn vị nào trong kinh tế thị trường, các NHTM trong kinh doanh luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, không chỉ từ các NHTM khác, mà từ tất cả các tổ chức tín dụng đang cùng hoạt động kinh doanh trên thương trường với mục tiêu là để giành giật khách hàng, tăng thị phần tín dụng cũng như mở rộng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế.

1.3.2.4. Nhân tố từ phía khách hàng vay

Khách hàng chính là đối tác của ngân hàng trong hoạt động cho vay. Do vậy khách hàng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng.

Ảnh hưởng của khách hàng có thể xét trên hai khía cạnh là khả năng và ý chí trả nợ của khách hàng

- Khả năng trả nợ bao gồm: Năng lực tài chính, khả năng quản lý và sử dụng vốn vay của khách hàng, tính khả thi và chất lượng của DAĐT. Cụ thể:

Năng lực tài chính của khách hàng được thể hiện ở khả năng độc lập tự chủ tài chính trong kinh doanh, khả năng thanh toán và trả nợ của khách hàng. Doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt phản ánh việc kinh doanh có chất lượng, khách hàng có khả năng trả nợ ngân hàng.

 Tính khả thi và chất lượng của DAĐT

Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng, các dự án vay vốn khả thi và chất lượng, thì mới có thể tạo ra dòng tiền đảm bảo khả năng trả nợ thì mới được ngân hàng chấp thuận tài trợ vốn.

- Ý chí trả nợ và đạo đức của khách hàng: bao gồm việc khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích không? khách hàng có trung thực, thiện chí trong việc cung cấp các thông tin cho ngân hàng.

Nếu khả năng trả nợ, ý thức trả nợ và đạo đức của khách hàng tốt, sẽ giúp ngân hàng đảm bảo lợi nhuận, nâng cao chất lượng cho vay DAĐT. Ngược lại, khách hàng có khả năng trả nợ thấp, hoặc ý thức trả nợ và đạo đức kém, ngân hàng có thể không thu được gốc và lãi khi đến hạn, làm giảm thu nhập, giảm chất lượng cho vay DAĐT.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI VIETINBANK – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh thành phố Hà Nội (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w