Kiến nghị với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh thành phố Hà Nội (Trang 102 - 115)

Một là: Tính toán lại các chỉ tiêu kế hoạch giao cho chi nhánh: các chỉ tiêu về cho vay nói chung và cho vay DAĐT nói riêng hiện đang đặt ra với Vietinbank - Chi nhánh TP Hà Nội là rất cao, trong điều kiện nền kinh tế đang đầy bất ổn và rủi ro hiện nay thì phát triển dư nợ nhanh tất yếu dẫn đến những rủi ro về sau. NHCT cần tính toán lại các chỉ tiêu giao cho chi nhánh sao cho vừa khuyến khích chi nhánh phát triển được dư nợ, vừa bảo đảm hoạt động cho vay không tăng trưởng quá nóng, nâng cao tối đa chất lượng cho vay DAĐT.

Hai là: Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ: đây là một hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động của ngân hàng, công tác này có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hoạt động cho vay DAĐT. Hiện bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ đã được NHCT Việt Nam tổ chức lại theo đó sẽ không đặt tại chi nhánh mà tập trung thành các cụm (kiểm tra kiểm soát theo khu vực). Việc không còn đặt tại chi nhánh giúp bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ độc lập và khách quan hơn trong việc kiểm tra, tuy nhiên có thể dẫn đến việc kiểm tra không sát sao và thường xuyên. NHCT Việt Nam cần xây dựng các chuyên đề kiểm tra hàng năm, bao gồm cả kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất để bộ phận kiểm tra kiểm soát thực hiện. Mặt khác cần nâng cao chất lượng cán bộ kiểm tra, kiểm soát, cán bộ tại bộ phận này phải có kinh nghiệm nhiều năm về lĩnh vực tín dụng và có kinh nghiệm tác nghiệp thực tế tại chi nhánh. Đồng thời, NCT Việt Nam cần có văn bản và chỉ đạo sát sao việc khắc phục lỗi sau kiểm tra, đưa ra thời hạn khắc phục cụ thể cho từng trường hợp và yêu cầu chi nhánh báo cáo kết quả khắc phục.

Ba là: Cần tăng cường hiệu lực công tác thông tin và thông tin phòng ngừa rủi ro trong hệ thống Vietinbank cho tới tận các chi nhánh, các điểm giao dịch: Thông tin là vấn đề hết sức quan trọng trong khi cấp tín dụng nói chung và cho vay DAĐT nói riêng, tuy nhiên việc thu thập thông tin tại Việt Nam là hết sức khó khăn do thị trường không minh bạch, các thông tin bị che dấu hoặc công bố không chính xác. Từ

đó việc tổng hợp thông tin để làm dữ liệu so sánh và cơ sở thẩm định cấp tín dụng là tốn kém và mất nhiều thời gian. Hội sở chính với vai trò đầu não của hệ thống cần xây dựng các kênh thông tin từ các "nguồn" tin cậy, thực hiện các báo cáo đánh giá chung về các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế để hỗ trợ các chi nhánh trong quá trình thẩm định, cho vay DAĐT. Bên cạnh đó, Vietinbank cần thành lập trung tâm thông tin có chức năng thu thập, tổng hợp và cung cấp thông tin cho toàn hệ thống. Cần có cơ chế yêu cầu toàn hệ thống cung cấp các thông tin về khách hàng về hội sở chính, từ đó hội sở chính xây dựng cơ sở dữ liệu về khách hàng.

Bốn là: Trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ công tác cho vay DAĐT

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là một ngân hàng TMCP tiên phong trong việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động kinh doanh. Nhưng để có thể phát huy hơn nữa vai trò hàng đầu của mình cũng như tiến tới hội nhập với thị trường ngân hàng – tài chính - tiền tệ khu vực và thế giới, ngân hàng cũng như hệ thống chi nhánh cần phải tiếp tục chương trình đổi mới công nghệ, đầu tư chiều sâu.

Hệ thống trang thiết bị thông tin cần được tiếp tục hoàn thiện, thực hiện phát triển hệ thống mạng nội bộ, đảm bảo an toàn hệ thống thông tin, tạo điều kiện cung cấp thông tin toàn diện, cập nhật thường xuyên, đa chiều giúp cho công tác quản lý được nhanh chóng, thông suốt.

Những chương trình phần mềm xây dựng cho thẩm định tài chính dự án cần thiết nghiên cứu và xây dựng một cách khoa học tạo điều kiện để cán bộ thao tác nghiệp vụ một cách chính xác và đơn giản.

Năm là: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý

NHCT cần quy định chi tiết chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban. Nếu có giao dịch, lỗi phát sinh mà chưa được quy định cụ thể thuộc trách nhiệm của phòng nào, thì phòng khách hàng (cán bộ và lãnh đạo trực tiếp phụ trách khách hàng liên quan đến giao dịch) làm đầu mối đứng ra liên hệ, phối hợp với các phòng ban khác, và xin hỗ trợ từ hội sở chính (nếu cần) để giải quyết sớm nhất cho khách hàng, hoặc khắc phục lỗi kịp thời. Đồng thời, đưa ra cơ chế phạt cụ thể với các phòng ban, cá

nhân có liên quan đến giao dịch, lỗi phát sinh, tuy nhiên đùn đẩy trách nhiệm, không phối hợp xử lý kịp thời.

Thêm vào đó, NHCT cần đưa ra cơ chế cụ thể để thúc đẩy quá trình xử lý giao dịch của khối Middle office và Back office, cụ thể: kết quả đánh giá xếp loại của bộ phận này được xác định dựa trên kết quả doanh số về dư nợ, lợi nhuận…của khối front office. Có như vậy, thì các khối sẽ cùng hướng tới một mục đích chung là kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh, đều nỗ lực hết sức để hoàn thành nhiệm vụ nhanh chóng và chính xác.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước vẫn đang gặp nhiều khó khăn, mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng trong và ngoài nước ngày càng gay gắt, hoạt động của các NHTM nói chung và của Vietinbank – Chi nhánh TP Hà Nội nói riêng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, một trong những thách thức trước mắt đối với chi nhánh TP Hà Nội là phải thúc đẩy sự tăng trưởng trong hoạt động cho vay DAĐT với chất lượng tốt cho tương xứng với quy mô và tiềm năng của chi nhánh. Qua những phân tích đánh giá về tác động của các nhân tố ảnh hưởng ở trên có thế thấy Vietinbank - Chi nhánh TP Hà Nội đã đạt chất lượng khá tốt trong hoạt động cho vay DAĐT, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều các điểm hạn chế mà nếu khắc phục được thì chất lượng cho vay DAĐT sẽ còn cao hơn nữa. Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, luận văn đã có một số đóng góp quan trọng sau đây:

Một là, từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận về cho vay DAĐT, luận văn đã làm rõ

khái niệm về chất lượng cho vay DAĐT, tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay DAĐT và xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đo lường chất lượng hoạt động cho vay DAĐT. Các chỉ tiêu này đánh giá 02 vấn đề cốt lõi của chất lượng cho vay là an toàn và sinh lời.

Hai là, luận văn đã làm rõ thực trạng chất lượng hoạt động cho vay DAĐT tại

Vietinbank - Chi nhánh TP Hà Nội từ năm 2018 đến năm 2020, đi sâu phân tích những nhân tố ảnh hưởng đã tác động như thế nào đến chất lượng cho vay DAĐT của chi nhánh.

Ba là, luận văn đã đưa ra một số giải pháp trực tiếp cũng như gián tiếp, tác

động ngắn hạn cũng như dài hạn để nâng cao chất lượng cho vay DAĐT tại Vietinbank - Chi nhánh TP Hà Nội dưới tác động của các nhân tố ảnh hưởng. Các giải pháp này đều là những giải pháp thiết thực, tập trung giải quyết triệt để các vấn đề nhằm nâng cao chất lượng cho vay DAĐT tại chi nhánh

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, do những hạn chế về mặt thời gian và kiến thức khi thu thập và phân tích các số liệu nên luận văn không tránh khỏi

những sai sót, do vậy tác giả mong muốn nhận được nhiều ý kiến tham gia đóng góp của các nhà nghiên cứu, nhà quản lý và đông đảo bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Dần (2014), “Giáo trình Kinh tế vĩ mô II”, NXB Tài Chính. 2. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền (2012), Giáo trình quản trị kinh

doanh, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

3. Trần Thị Hà (2003), Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay dự án đầu tư tại Sở giao dịch 1 ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Luận Văn 4. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, NXB Đại học kinh tế quốc

dân, Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Thu Hiền (2003), Hiệu quả cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh Quảng Nam, Luận Văn. 6. Nguyễn Việt Hùng (2003), Thực trạng công tác cho vay dự án đầu tư tại Sở

giao dịch I-BIDV Việt Nam, Luận Văn.

7. Nguyễn Quang Huy (2016), Nâng cao hiệu quả cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sơn La, Luận Văn.

8. Nguyễn Hoàng Hưng (2010), Nâng cao chất lượng cho vay dự án đầu tư tại Vietinbank – Chi nhánh TP Hồ Chí Minh, Luận Văn.

9. Tô Ngọc Hưng (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê, Hà Nội.

10. Lưu Thị Hương (2004), Thẩm định tài chính dự án, NXB Tài chính, Hà Nội. 11. Tô Ngọc Hưng & Nguyễn Kim Anh (2009) Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh

ngân hàng”, NXB Thống Kê, Hà Nội.

12. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và Thẩm định tín dụng Ngân hàng, NXB Tài chính.

13. Quý Long – Kim Thư(2013), Quy chế quản lý, điều hành chính sách tiền tệ và tín dụng,NXB Tài chính

14. Nguyễn Thị Mùi (2011), “Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại”, NXB Tài Chính.

15. Nguyễn Hông Nam (2007), Nâng cao chất lượng cho vay dự án đầu tư tại Sở giao dịch II – Ngân hàng Công thương Việt Nam, Luận Văn

16. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (2014,2015,2016,2017), Báo cáo thường niên, Hà Nội.

17. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hà Nội (2014,2015,2016,2017), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Hà Nội. 18. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hà

Nội (2017), Kết luận của Ban giám đốc Vietinbank – Chi nhánh TP Hà Nội tại cuộc họp tổng kết hoạt động kinh năm 2017 và định hướng hoạt động giai đoạn 2018-2020.

19. Tô Kim Ngọc (2005), Giáo trình Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội.

20. Nguyễn Bạch Nguyệt (2005), Giáo trình Lập Dự án Đầu tư, NXB Thống kê. 21. Tô Kim Ngọc, Lê Thị Tuấn Nghĩa (2008),Điều hành chính sách tiền tệ ở Việt

Nam, NXB Thống Kê, Hà Nội.

22. Nguyễn Đức Thắng (2009), Nâng cao chất lượng thẩm định DAĐT của ngân hàng thương mại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

23. Trần Duy Thụ( 2013),Cẩm nang pháp luật về xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng ngân hàng, NXB Lao động

24. Đỗ Thị Thủy (2007), Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại trong quá trình hội nhập WTO, [Trực tuyến], http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/07/070907.html.[Truycập 5/09/2012].

25. Nguyễn Thị Anh Thư (2017), Nâng cao chất lượng cho vay trung dài hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long, Luận Văn.

26. Nguyễn Văn Tiến (2012), Giáo trình quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê, Hà Nội.

27. Phạm Tuấn Tú (2015), Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm, Luận Văn. 28. Vũ Hoa Tươi (2013),Hướng dẫn thực hiện về thẩm định tín dụng phân tích tài

chính huy động vốn, NXB Tài chính

29. Peter S.Rose (2005), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội. 30. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ hợp thứ 7

31. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 31/12/2001.

32. Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 23/01/2009; số 443/QĐ-TTg ngày 04/04/2009; số 497/QĐ-TTg ngày 01/01/2010.

33. Vietinbank, Vietinbank với kế hoạch kinh doanh trung hạn 2018-2020, http://investor.vietinbank.vn/News/2018/2/18/81916.aspx

PHỤ LỤC

Phụ lục I: Quy định về phân loại nợ (Theo Thông tư số 02/2013/TT- NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

1/ Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

(i) Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;

(ii)Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;

2/ Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: (i) Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; (ii) Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;

3/ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

(i) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; (ii) Nợ gia hạn nợ lần đầu;

(iii) Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

4/ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: (i) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; 5/ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: (i) Nợ quá hạn trên 360 ngày;

(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

(iv) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

Phụ lục II: Sơ đồ quy trình cho vay DAĐT

(Theo Quyết định số 3045/2017/QĐ-TGĐ-NHCT35 ngày 15/11/2017 V/v Ban hành Quy trình cho vay DAĐT)

CB QHKH CB TĐ LĐ PKHDN GĐ/ PGĐ CN CB P. PDTD Tổ trưởng/ LĐ P. PDTD Cấp có TQ phê duyệt TD CB HTTD LĐ HTTD Tìm kiếm, tiếp cận Khách hàng

Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp tín dụng Thẩm định, lập và ký Tờ trình thẩm định và quyết định cấp tín dụng Rà soát, ký tắt tờ trình N Quyết định CTD, ký tờ trình Trình TSC PDTD N T/q chi nhánh Kiểm soát thẩm định, lập tờ trình KS và PDTD Rà soát, ký tắt tờ trình Phê duyệt tín dụng

Lập T/Báo phê duyệt gửi chi nhánh Y

Soạn thông báo cho KH Kiểm soát

Thông báo khách hàng Ký thông báo

Soạn thảo HĐCTD Kiểm soát, rà soát

Kiểm tra, in, ký kiểm soát HĐ CTD Ký hợp đồng Quyết định HĐCTD cho KH để ký kết Bàn giao hồ sơ tín dụng Tiếp nhận hồ sơ tín dụng

Rà soát và chuyển đổi thông tin từ CLIMS sang CORE (AA, Fac, TSBĐ, liên

kết TSBĐ)

Tiếp nhận, kiểm tra, đề nghị giải ngân

Ký GNN Kiểm soát, ký GNN Lập phiếu ĐXGN

Tiếp nhận hồ sơ giải ngân, Phiếu đề xuất và rà N soát HS GN. Kiểm soát giải ngân. In và ký Phiếu

đề xuất và rà soát hồ sơ giải ngân Y

Kiểm tra, ký GNN

Tạo tài khoản vay tiền

trân Core Duyệt tài khoản tiềnvay trên Core Chuyển trả GNN cho

Khách hàng

Thực hiện theo các quy trình xử lý nghiệp vụ TTTM hiện hành

Kiểm tra, giám sát theo Hướng dẫn Kiểm tra giám sát tín dụng B2. Tiế p nh ận B1. Tì m kiế m, tiế p cậ n B3. Th ẩm địn h B4. Qu yết địn h B5. KS TĐ , ph ê du yệt B6. Th ôn g bá o ch o KH . So an h th ảo, ký kết hợ p B7. Bà n gia o hồ sơ B9. Phát hàn h BL, B8. Giải ngâ n B1 0. KT

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh thành phố Hà Nội (Trang 102 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w