Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh thành phố Hà Nội (Trang 98 - 100)

Một là: Nâng cao chất lượng các thông tin tài chính doanh nghiệp

Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp là cơ sở để các ngân hàng thẩm định, đánh giá năng lực, “sức khỏe” của khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, đa số các số liệu báo cáo mà doanh nghiệp cung cấp đều chưa phản ánh đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; một doanh nghiệp vẫn còn tồn tại một lúc 2 báo cáo tài chính, một báo cáo nội bộ và một báo cáo thuế. Những điều này đã gây ra khá nhiều khó khăn cho các ngân hàng trong việc thẩm định khách hàng.

Do đó, để hỗ trợ các ngân hàng trong công tác thẩm định, đánh giá khách hàng đồng thời từng bước làm minh bạch thông tin tài chính doanh nghiệp, Nhà nước cần

chỉ đạo các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện chế độ thống kê, kế toán, kiểm toán và báo cáo thông tin, đồng thời xây dựng và ban hành những quy định ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp, những chế tài xử lý khi các doanh nghiệp không thực hiện đúng những chế độ đó và cung cấp những thông tin không chính xác.

Bên cạnh đó, cũng cần quy định chế độ kiểm toán bắt buộc theo định kỳ đối với tất cả doanh nghiệp, qua đó nâng cao tính trung thực, chính xác của các số liệu, đảm bảo độ tin cậy của các báo cáo tài chính.

Ngoài ra, Nhà nước cũng nên quy định chặt chẽ hơn về những điều kiện để được thành lập công ty kiểm toán và quy định rõ trách nhiệm của công ty kiểm toán cũng như các kiểm toán viên có liên quan khi cho ra đời những báo cáo kiểm toán sơ sài, hoặc thiếu trung thực. Vì thực tế hiện nay cho thấy chất lượng của rất nhiều công ty kiểm toán chưa đảm bảo (có những báo cáo tài chính đã được kiểm toán nhưng thậm chí sai ở những tiêu chí cơ bản nhất).

Hai là: Có giải pháp tổng thể và toàn diện để “phá băng” thị trường bất động sản, một điểm “nghẽn”của nền kinh tế và tăng trưởng tín dụng.

Điều cần nhấn mạnh trước tiên là nhận thức và đánh giá đúng hơn vai trò của thị trường bất động sản đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung và hệ thống NHTM nói riêng. Trong năm vừa qua, việc thực hiện các chính sách của Nhà nước và Chính phủ để hâm nóng thị trường bất động sản nhưng vẫn chưa thực sự mang lại chất lượng cao.

Vì vậy, giải quyết điểm nghẽn trên thị trường bất động sản chẳng những có tác dụng “phá băng” thị trường bất động sản, giải quyết được nợ xấu trong ngành xây dựng, vật liệu xây dựng, kinh doanh bất động sản, mà còn góp phần giải quyết vấn đề an sinh xã hội.

Ba là: Sớm thành lập một Công ty xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Việt Nam

Hiện nay, việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng của khách hàng đều do các NHTM tự thực hiện dựa trên các chỉ tiêu về định tính và định lượng mà mỗi ngân hàng tự đặt ra, vì vậy kết quả chấm điểm và xếp hạng của các NHTM không có sự thống nhất với nhau. Do đó, việc hình thành một công ty xếp hạng tín dụng doanh

nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động cho vay của các NHTM. Chức năng chính của công ty này là thu thập, xử lý, phân tích các thông tin về tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, so sánh với số liệu bình quân ngành và các doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành nghề để đưa ra các đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp. Trên cơ sở kết quả xếp hạng của công ty, các NHTM sẽ có được những đánh giá chính xác về doanh nghiệp trước khi có quyết định cho doanh nghiệp vay vốn hay không.

Bên cạnh đó, để giúp cho công ty này ngày càng phục vụ tốt cho hoạt động cho vay của các NHTM, NHNN có thể quy định tất cả các doanh nghiệp muốn được ngân hàng xem xét cho vay vốn thì bắt buộc phải được xếp hạng tại Công ty xếp hạng này. Điều này sẽ làm các doanh nghiệp nếu muốn vay vốn ngân hàng thì phải tự giác tham gia đăng ký xếp hạng để có được giấy chứng nhận. Hơn nữa, ngoài tác dụng giúp đỡ ngân hàng trong việc thẩm định khách hàng, hoạt động của công ty xếp hạng còn tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tự hoàn thiện, nâng cao năng lực tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh, uy tín của mình để có được vị trí xếp hạng cao.

Bốn là: Đẩy mạnh việc cung cấp thông tin từ các bộ, ngành chủ quản (bộ quản lý ngành, cơ quan thống kê, kiểm toán…) và chính quyền địa phương: cần thông cáo báo chí các thông tin thay đổi về các văn bản pháp luật, các báo cáo nghiên cứu, các thông tin về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội…

Năm là: Xử lý tài sản là quyền sử dụng đất hình thành từ vốn vay

Để hỗ trợ các ngân hàng trong việc xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai, cũng như thúc đẩy các ngân hàng mạnh dạn nhận các tài sản này làm tài sản bảo đảm cho khoản vay thì các cơ quan chức năng cần ban hành các quy định, văn bản hướng dẫn về trình tự thủ tục xử lý các quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai được thế chấp cho ngân hàng để đảm bảo cho khoản vay của chủ đầu tư.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh thành phố Hà Nội (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w