Các mô hình thươnghiệu

Một phần của tài liệu Chiến lược xây dựng thương hiệu của VNPT và bài học kinh nghiệm cho công ty Lao Telecom. (Trang 36 - 37)

Mô hình thương hiệu gia đình

Mô hình thương hiệu gia đình là mô hình mà doanh nghiệp chỉ xây dựng thường là một thương hiệu duy nhất. Và như vậy, mọi hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp đều mang một thương hiệu duy nhất, cho dù có sự khác biệt về chủng loại sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh. Chẳng hạn như mô hình thương hiệu của Biti’s hay hãng túi xách Hermes.

Mô hình thương hiệu cá biệt là mô hình mà doanh nghiệp xây dựng các thương hiệu riêng cho từng chủng loại hoặc từng dòng sản phẩm nhất định, mang tính độc lập, ít hoặc không có liên hệ với thương hiệu gia đình hay tên doanh nghiệp. Đặc điểm của thương hiệu cá biệt là tên doanh nghiệp hay thương hiệu gia đình thường không được thể hiện trên hàng hóa. Điển hình cho mô hình này là hai tập đoàn tiêu dùng lớn trên thế giới Uniliver và P&G. Người tiêu dùng biết đến Comfor hay Downy mà không cần biết các thương hiệu này thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nào.

Mô hình đa thương hiệu

Mô hình đa thương hiệu là mô hình mà doanh nghiệp xây dựng đồng thời nhiều thương hiệu cho nhiều chủng loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau; vừa xây dựng thương hiệu gia đình vừa xây dựng thương hiệu cá biệt cho sản phẩm. Đơn cử là trường hợp của hãng thời trang Chanel. Trên vỏ chai các dòng nước hoa, ngoài tên thương hiệu riêng của từng sản phẩm, luôn xuất hiện thương hiệu gia đình - Chanel. Sử dụng mô hình đa thương hiệu, doanh nghiệp có thể khai thác tối đa lợi thế và sự hỗ trợ qua lại giữa các loại thương hiệu. Tuy nhiên, mô hình này đòi hỏi chi phí quản trị thương hiệu cao.

Một phần của tài liệu Chiến lược xây dựng thương hiệu của VNPT và bài học kinh nghiệm cho công ty Lao Telecom. (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w