Tình hình hoạt động kinh doanh của VNPT

Một phần của tài liệu Chiến lược xây dựng thương hiệu của VNPT và bài học kinh nghiệm cho công ty Lao Telecom. (Trang 71 - 73)

Nhiệm vụ kinh doanh và lĩnh vực hoạt động

VNPT có nhiệm vụ kinh doanh theo quy hoạch, kế hoạch và chính sách của Nhà nước, bao gồm trực tiếp thực hiện các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư vào doanh nghiệp khác trong các ngành, nghề lĩnh vực sau:

Dịch vụ viễn thông đường trục.

Dịch vụ viễn thông- công nghệ thông tin và truyền thông.

Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt các công trình viễn thông và CNTT. Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, vật tư, thiết bị viễn thông và CNTT. Dịch vụ tài chính, tín dụng, ngân hàng.

Dịch vụ quảng cáo.

Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng. Các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật.

Sự phát triển của VNPT chủ yếu dựa trên tiền đề những thành công của cả một chặng đường phát triển. Hiện nay các dịch vụ thoại (bao gồm thuê bao cố định và thuê bao di động) đều có mức tăng trưởng khả quan, và vượt chỉ tiêu năm 2010. Riêng dịch vụ thông tin di động hiện đang chiếm gần 50% doanh thu của VNPT. Mạng thông tin di động của VinaPhone và MobiFone được tăng cường năng lực và mở rộng vùng phủ sóng tới trung tâm các huyện trong cả nước.

Song song với mạng Internet truyền thống, mạng Internet băng băng rộng cũng được đầu tư phát triển mạnh. VNPT đã hoàn thành chương trình đưa Internet MegaVNN tới các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và Trung học phổ thông trong cả nước. Năm 2004 cùng với việc đưa vào khai thác mạng thế hệ mới NGN, nhiều dịch vụ được mở trên nền NGN như điện thoại cố định dùng thẻ 1719, dịch vụ miễn cước người gọi 1800, dịch vụ thông tin giải trí 1900, dịch vụ MEGAWAN, VPN... góp phần làm phong phú hơn thị trường Viễn thông.

Mạng lưới và các dịch vụ Bưu chính tiếp tục được mở rộng và tăng cường đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Mô hình điểm Bưu điện văn hóa xã tiếp tục hoạt động có hiệu quả, phát huy vai trò là kênh thông tin, hỗ trợ bán hàng tại nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Mạng vận chuyển và khai thác bưu chính được củng cố, đảm bảo việc chuyển phát khai thác bưu chính quốc tế và trong nước.

Những điểm mạnh, điểm yếu của VNPT Điểm mạnh

Là một tập đoàn kinh tế Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực BCVT và CNTT một trong những ngành mũi nhọn của quốc gia, được sự hỗ trợ và khuyến khích phát triển của Nhà nước. Môi trường kinh doanh thuận lợi về mặt pháp lý cũng như thuận lợi về sự tăng trưởng thị trường trong các năm sắp tới.

Mạng lưới hoạt động của VNPT trải rộng khắp các vùng, miền của đất nước từ đô thị phồn hoa đến các vùng nông thôn, các hải đảo và khu vực miền núi ...VNPT có nguồn nhân lực lớn, đang được trẻ hóa phù hợp với thị trường rộng lớn và tiềm năng phát triển trong tương lai.

Với hơn 60 năm lịch sử hình thành và phát triển, VNPT đã là người bạn thân thiết, là cầu nối thông tin liên lạc với các thế hệ người dân Việt Nam nên luôn nhận được sự đồng tình, yêu mến của người tiêu dùng.

Điểm yếu:

Cơ cấu quản trị còn chồng chéo, bố trí tổ chức còn phân tán, kém hiệu quả. Quản lý đầu tư còn dàn trãi chưa xem đầu tư hạ tầng BC-VT là mấu chốt của

tiềm năng phát triển.

Chất lượng nguồn nhân lực thấp: Mặc dù đội ngũ cán bộ nhân viên nhiều về số lượng nhưng còn hạn chế về chất lượng. Nhiều cán bộ nhân viên không có trình độ ngoại ngữ hay khả năng sử dụng công nghệ thông tin tiên tiến trên thế giới. Cán bộ làm công tác nghiên cứu, hoạch định chiến lược còn nhiều hạn chế về kiến thức viễn thông và CNTT hiện đại.

Hệ thống thông tin quản lý các dịch vụ BC-VT chưa tận dụng được công nghệ tin học hiện đại nên nghiệp vụ phát sinh hàng ngày thường được thực hiện mang tính thủ công, chậm chạm và kém hiểu quả.

Sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng, sản phẩm dịch vụ mang tính đại trà không được thiết kế cho từng nhóm khách hàng khác nhau, Bưu chính tập trung vào các sản phẩm dịch vụ truyền thống là chính. Khả năng cạnh tranh ở các khu vực thị trường tiềm năng như Chuyển phát nhanh quốc tế, Dịch vụ viễn thông không dây, Dịch vụ tài chính còn yếu.

Một phần của tài liệu Chiến lược xây dựng thương hiệu của VNPT và bài học kinh nghiệm cho công ty Lao Telecom. (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w