Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Chiến lược xây dựng thương hiệu của VNPT và bài học kinh nghiệm cho công ty Lao Telecom. (Trang 91)

Mặc dù hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu của VNPT đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, song vẫn còn đó những hạn chế nhất định:

Hạn chế về nhận thức: Việc thiếu kiến thức về thương hiệu dẫn đến những nhận thức không đầy đủ về hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu, nhiều nhân viên còn cho rằng hoạt động xây dựng thương hiệu chỉ đơn giản là quảng cáo hình ảnh, sản phẩm dịch vụ mà chưa nhận thức được phải là toàn bộ các mặt hoạt động kinh doanh từ việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm; dịch vụ; hoàn thiện phong cách giao dịch; xây dựng và thực hiện phương châm hoạt động; văn hoá doanh nghiệp.

Hạn chế về đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng và phát triển thương hiệu: Đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của VNPT còn thiếu về số lượng, công việc còn mang tính kiêm nhiệm. Ngoài ra, hiện nay VNPT cũng chưa có chức danh Giám đốc nhãn hiệu, một chức danh cần thiết phải có trong hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu.

Hoạt động xây dựng thương hiệu còn thiếu tính chuyên nghiệp:

+ Việc sử dụng thương hiệu VNPT chưa phổ quát, thiếu thống nhất trên các văn bản, ấn chỉ, các tờ rơi, danh thiếp của nhân viên, trên các bảng hiệu của các chi nhánh ở các tỉnh thành.

+ Việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp tuy đã có chỉ đạo từ Ban Lãnh đạo VNPT tới tất cả các chi nhánh trong hệ thống, nhưng đến nay VNPT vẫn chưa xây dựng được một nét văn hoá doanh nghiệp đặc trưng của mình. Việc triển khai tại các chi nhánh chưa được quan tâm đúng mức nên còn nhiều cán bộ nhân viên chưa thực sự hiểu đầy đủ về phương hướng hoạt động của tập đoàn.

+ Thiếu tính thống nhất trong việc qui định về trang phục của nhân viên của các chi nhánh nên dẫn đến sự khác nhau về trang phục của các nhân viên giữa các chi nhánh (khác nhau về màu sắc, kiểu cách; về việc đeo phù hiệu, về việc thắt cravat...). Điều này là hạn chế rất lớn của VNPT trong việc tạo dựng hình ảnh nhất quán.

Thương hiệu VNPT còn mờ nhạt trên trường quốc tế: hiện nay VNPT mới chỉ có một văn phòng đại diện ở nước ngoài tại Mỹ.

Nguyên nhân tồn tại:

Bản thân đội ngũ cán bộ lãnh đạo còn thiếu kiến thức về xây dựng và phát triển thương hiệu; việc đầu tư đào tạo kiến thức về thương hiệu cho đội ngũ cán bộ nhân viên chưa được quan tâm đúng mức.

Chưa thành lập được bộ phận chuyên trách về thương hiệu với những cán bộ am hiểu về Marketing, kiến thức thương hiệu,...

Do hoàn cảnh lịch sử ra đời là một doanh nghiệp vừa kinh doanh vừa phục vụ công ích cho xã hội, thực hiện nhiệm vụ của đảng và nhà nước nên việc thay đổi cơ chế phải cần đến thời gian.

Hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu chỉ mới bước đầu thực hiện, thiếu sự tham khảo ý kiến của những chuyên gia, những công ty chuyên hoạt động về xây dựng và phát triển thương hiệu.

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÔNG TY LAO TELECOM 3.1. Thực trạng xây dựng thương hiệu tại công ty Lao Telecom

3.1.1. Tổng quan về Lao Telecom

3.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

Công ty cổ phần viễn thông Lao Telecomhiện thuộc Bộ Bưu chính của Lào. Tên giao dịch của Công ty là Công ty TNHH Lao Telecom. Công ty có trụ sở chính tại Nongbone đường, làng Phonxay, quận Saysettha, Thủ đô Viêng Chăn, Lào.

Thương hiệu: Lao Telecom - Điện thoại: (856) 21.998888 - Fax: (856) 21 988.988

Website: http://www.Lao Telecom.com.la

Năm 2001, Công ty Viễn thông Lào Á (LAT) được thành lập, dưới sự quản lý của Bộ Quốc phòng Lào. Năm 2007, LAT đã ký hợp đồng liên doanh với Viettel Globle toàn cầu để thành lập Công ty liên doanh viễn thông Lao Telecom. Công ty Cổ phần Viễn thông Lao Telecom Lào chính thức thành lập ngày 1/4/2008. Năm 2009, Lao Telecom chính thức khai trương mạng viễn thông Lao Telecom..

Năm 2012, Lao Telecom đã được tổ chức viễn thông uy tín thế giới Terrapinn (Úc) bình chọn là 1 trong 5 nhà khai thác viễn thông xuất sắc nhất của khu vực châu Á và được Tổ chức Truyền thông thế giới - WCA - bình chọn Mạng di động tốt nhất tại các nước đang phát triển. Năm 2013, Lao Telecom được đề cử vào vòng chung kết tại 2 hạng mục: Sáng kiến tại các thị trường mới nổi và Nhà cung cấp của năm.

Lao Telecom đã phủ sóng toàn bộ 17 tỉnh thành của Lào, là mạng lưới viễn thông rộng khắp nhất nước Lào. Ngoài ra, hệ thống Chi nhánh của Lao Telecom cũng phủ khắp toàn bộ nước Lào cùng với hệ thống máy trạm BTS, cửa hàng kinh doanh sim card, thẻ cào, điện thoại di động,... Tính tới nay, Uniel đã có gần 3000 trạm BTS thu phát sóng trên toàn lãnh thổ nước Lào.

hiện nhiều chương trình xã hội có ý nghĩa thiết thực với cộng đồng như triển khai lắp đặt Internet miễn phí cho hơn 600 cơ sở giáo dục trên toàn quốc, nhiều chương trình nhân đạo như hỗ trợ đồng bào lũ lụt, xây dựng trạm y tế làng bản, tài trợ chương trình cuộc thi tin học Microsoft Office nhằm nâng cao kiến thức tin học cho học sinh-sinh viên, cung cấp dịch vụ internet miễn phí tại hội nghị AIPA lần thứ 35 tại Lào.

Hiện nay, công ty hoạt động sản xuất kinh doanh với các ngành nghề chủ yếu sau:

Kinh doanh các dịch vụ Bưu chính, Viễn thông;

Phát triển các sản phẩm phần mềm trong lĩnh vực Điện tử, Viễn thông, Công nghệ thông tin, internet;

Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa và kinh doanh thiết bị Điện, Điện tử Viễn thông, Công nghệ thông tin và thiết bị thu phát vô tuyến điện;

Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng Bưu chính Viễn thông, Công nghệ thông tin, truyền tải điện;

Khảo sát, lập dự án công trình Bưu chính, Viễn thông, Công nghệ thông tin. Đào tạo ngắn hạn, dài hạn cán bộ, công nhân viên trong lĩnh vực bưu chính viễn thông.

Đầu tư XD cơ sở hạ tầng, địa ốc, khách sạn, du lịch, kho bãi, vận chuyển. Xuất nhập khẩu công trình, thiết bị toàn bộ về điện tử, thông tin và các sản phẩm điện tử, công nghệ thông tin

3.1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phòng Marketing Phòng Tổ chức quản lý

Phòng Tài chính Phòng Kỹ thuật

Giám đốc Hội đồng quản lý

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần viễn thông Lao Telecom

(Nguồn: Phòng tổ chức quản lý của Lao Telecom Lào)

Mỗi phòng ban có chức năng, nhiệm vụ cụ thể như sau:

Phòng tổ chức quản lý

Tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty và tổ chức thực hiện các việc trong lĩnh vực tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân lực, bảo hộ lao động, chế độ chính sách, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, bảo vệ quân sự theo luật và quy chế công ty.

Kiểm tra, đôn đốc các bộ phận trong công ty thực hiện nghiêm túc nộ quy, quy chế công ty.

Văn phòng chi nhánh 17 tỉnh

143 trung tâm Marketing 16 Cơ sở và 3 trung tâm

Làm đầu mối liên lạc cho mọi thông tin của giám đốc công ty

Phòng tài chính

Lập kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của Công ty tham mưu cho Giám đốc trình HĐTV phê duyệt để làm cơ sở thực hiện.

Chủ trì thực hiện nhiệm vụ thu và chi, kiểm tra việc chi tiêu các khoản tiền vốn, sử dụng vật tư, theo dõi đối chiếu công nợ.

Xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác và phát triển vốn của Tổng công ty giao cho Công ty, chủ trì tham mưu trong việc tạo nguồn vốn, quản lý, phân bổ, điều chuyển vốn và hoàn trả vốn vay, lãi vay trong toàn Công ty;

Tham mưu giúp Giám đốc phân bổ chỉ tiêu kế hoạch tài chính cho các đơn vị trực thuộc;

Triển khai công tác nghiệp vụ kế toán tài vụ trong toàn Công ty;

Thực hiện quyết toán quý, 6 tháng, năm đúng tiến độ và tham gia cùng với phòng nghiệp vụ của công ty để hoạch toán lỗ, lãi cho từng đơn vị trực thuộc, giúp cho ban giám đốc Công ty nắm chắc nguồn vốn, lợi nhuận.

Trực tiếp thực hiện các chế độ, chính sách tài chính, kế toán, thống kê, công tác quản lý thu chi tài chính của cơ quan Văn phòng Công ty, thực hiện thanh toán tiền lương và các chế độ khác cho Cán bộ công nhân viên (CBCNV) khối Văn phòng theo phê duyệt của Giám đốc;

Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước phản ánh trung thực kết quả hoạt động của Công ty;

Phân tích tình hình tài chính, cân đối nguồn vốn, công nợ.. trong Công ty và báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc;

Phòng Kỹ thuật

Chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, đôn đốc và tham mưu giúp Giám đốc về lĩnh vực quản lý, sử dụng phương tiện, máy móc, thiết bị, vật tư trong toàn Công ty.

theo ca, Km… theo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất.

Phối hợp với các phòng ban trong việc xây dựng đơn giá cho thuê phương tiện, thiết bị.

Chủ trì trong việc lập kế hoạch vật tư, thiết bị phục vụ công tác vận hành và bảo trì đường cao tốc trong toàn công ty.

Chủ trì trong việc xây dựng Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị và công tác bảo hiểm cho phương tiện, thiết bị.

Tham mưu công tác điều động các phương tiện, thiết bị, vật tư giữa các đơn vị trong công ty. Hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị thành viên trong công tác quản lý vật tư thiết bị như lập báo cáo quyết toán ca máy, vật tư, nhiên liệu.

Phòng Marketing (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghiên cứu tiếp thị và thông tin, tìm hiểu sự thật ngầm hiểu của khách hàng. Lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu

Khảo sát hành vi ứng sử của khách hàng tiềm năng

Phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu

Phát triển sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm với các thuộc tính mà thị trường mong muốn

Quản trị sản phẩm (chu kỳ sống sản phẩm): Ra đời, phát triển, bão hòa, suy thoái,

Xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược marketing như 4P: sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị; 4 C: Nhu cầu, mong muốn, tiện lợi và thông tin.

Cơ cấu tổ chức tại Quận/ Huyện

Huyện có 2 bộ phận: Đội kỹ thuật và Cửa hàng kinh doanh Đội kĩ thuật:

Tổ chức gồm: Đội trưởng, tổ ki thuật thiết bị, Tổ kỹ thuật mạng cáp , nhân viên xây dựng Hạ Tầng.

Phân loại: theo quy mô hạ tầng, khách hang A&P và quy mô diện tích

, đặc thù địa lí sẽ chia ra làm 3 loại đội: loại 1 (đội lớn), loại 2 (đội vừa), loại 3 (đội nhỏ)

Cửa hàng Kinh doanh Huyện:

-Tổ chức gồm: Cửa hàng trưởng, NV giao dịch, NV thiết bị đầu cuối, NV quản lý CTV, NV quản lý đại lí ,điểm bán ,NV tài chính, thủ quỹ.

-Phân loại: theo quy mô thị trường, số lượng giao dịch sẽ chia ra làm 4 loại của hàng kinh doanh huyện: loại 1 (rất lớn), loại 2 (lớn), loại 3 (vừa), loại 4 (nhỏ).

3.1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Chức năng của Công ty

Lao Telecom chính là cầu nối, làm hình ảnh tiêu biểu cho khả năng phát triển công nghệ của CHDCND Lào. Vớivai trò bảo đảm thông tin liên lạc, phục vụ an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế, bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả, tạo sự bùng nổ cho thị trường viễn thông tại Lào, góp phần xây dựng nguồn nhân lực viễn thông đồng thời tạo việc làm cho người dân địa phương.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty

Bảo tồn và phát triển nguồn vốn được giao, thực hiện các nhiệm vụ, nghĩa vụ với nhà nước và với hội đồng quản trị, có quyền điều chuyển vốn, nguồn lực, tài sản và huy động vốn kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình.

Nghiên cứu về việc dịch vụ liên lạc trong nước và liên lạc với nước ngoài, nghiên cứu sử dụng công nghệ kỹ thuật vào Viễn thông nhằm làm cho việc cung cấp dịch vụ cho xã hội ngày càng tiến bộ và hiện tại.

3.1.1.4. Các dịch vụ mà Công ty cung cấp cho thị trường

Hiện tại Công ty cung cấp các dịch vụ sau:

Các dịch vụ di động trả trước bao gồm: thuê bao trả trước (020): thuê bao trả sau, thuê bao trả trước , máy bàn không giây 030 hay còn là : Unihome ,sumo, .

Wi-Fi 3G.

- Dịch vụ 4G trên di động và dịch vụ 4G trên các thiết bị Aircard 4G, Rounder Wi-Fi 4G.

Dịch vụ cố định không giây (021).

Các loại dịch vụ khách hàng doanh nghiệp về thuê kênh và internet: dịch vụ ADSL, FTTH; thuê kênh: Lease line (IPLC, DPLL, IPLL). Dịch vụ Internet có giây ADSL & FTTH về phát triển thuê bao của dịch vụ này thì tăng nhẹ vì quá trình đầu tư hệ thống ỹ thuật , kéo cáp phải dùng sức, dùng kinh phí và thời gian , dịch vụ cước sử dụng dịch vụ khá cao và đa số khách hàng là khách hàng doanh nghiệp .

Dịch vụ thuê server (Data center).

Năm 2017 cung cấp các dịch vụ giải pháp hệ thống (ICT): hệ thống quản lý công văn, hệ thống quản lý xe ô tô, hệ thống quản lý trường học – đại học và các văn phòng khác.

Thị phần hàng năm đều tăng lên , công tác đầu tư tập trung vào các dịch vụ di động phát triển mạng lưới của Lao Telecom đặc biệt tại các khu vực vùng sâu vùng xa để đảm bảo sóng trên toàn quốc 1, việc tạo chính sách giá và ra các chương trình khuyến mại hàng năm như : các giải thưởng, các chương trình thúc đẩy công tác bán hàng theo từng giai đoạn thực hiện chính sách khác đặc biệt chú trọng vào các chính sách tạo gói cước mới phù hợp với các đối tượng khách hàng : gói cước đối với công an – bộ đội , gói cước sim sinh viên , sim du lịch và các gói cước khác để tạo nhiều sự lựa chọn cho khách hàng . Khi triển khai các gói cước mới phải có sự theo dõi đánh giá để kịp thười điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu thị trường và so sánh với các nhà mạng viễn thông khác.

3.1.2. Cơ sở vật chất và công nghệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tính đến tháng 12 năm 2020, công ty Lao Telecom sở hữu cơ sở hạ tầng mạng lưới kỹ thuật lớn nhất.

Mạng di động của Lao Telecom đứng đầu thị trường, bao phủ rộng khắp tới cả các khu vực địa hình khó khăn phức tạp với hơn 4.000 trạm phát sóng (BTS) của

2G, 3G và 4G. Tính đến tháng 10/2013 Lao Telecom đã có 900 BTS, chiếm tới 35% tổng số trạm BTS của cả nước và kế hoạch đến hết tháng 12 năm 2017 là 4000 trạm BTS. Với dung lượng hiện tại là trên 4 triệu thuê bao và đến năm 2020 sẽ là 6,000 trạm BTS và 5 triệu thuê bao. Hết năm 2017 phủ sóng tới tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước với số trạm phát sóng 4G là 500 trạm, dung lượng 1.500.000 thuê bao, cung cấp các dịch vụ kết nối Internet không dây tốc độ cao cho cả máy điện thoại di động và máy tính. Dự kiến năm 2020 số trạm phát sóng 4G sẽ là 1000 trạm và có dung lượng khoảng 200.000 thuê bao.

Mạng truyền dẫn cáp quang: Đã triển khai 15.000 km cáp quang tới trên 80% tổng số các huyện, tính trung bình trên 1 triệu dân, mật độ cáp quang đạt 6.600km, mật độ trạm phát sóng là 950 trạm. Đặc biệt đến hết năm 2016 Lao Telecom sẽ triển khai tới 100% số huyện trên cả nước và hoàn thành xong mạng đường trục cáp quang quốc gia từ Tỉnh Phongsaly đến Tỉnh Chămpasac với hơn 20.000 km cáp quang và có công nghệ hiện đại nhất đạt tốc độ 400Gbs cao gấp 40 lần so với hiện tại. Đây sẽ là nền tảng quan trọng cho việc phổ cập các dịch vụ Viễn thông và Internet băng rộng tới tất cả các vùng miền trên đất nước Lào và còn đảm bảo kết nối được 6 cổng ra quốc tế.

3.1.3. Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Chiến lược xây dựng thương hiệu của VNPT và bài học kinh nghiệm cho công ty Lao Telecom. (Trang 91)