Thực trạng các yếu tố tác động đến chiến lược xây dựng thươnghiệu

Một phần của tài liệu Chiến lược xây dựng thương hiệu của VNPT và bài học kinh nghiệm cho công ty Lao Telecom. (Trang 88 - 90)

VNPT

Bên cạnh những cơ hội, sự bùng nổ, phát triển của thị trường cũng đưa ra nhiều thách thức cho Tập đoàn VNPT trong mục tiêu giữ vững thị phần, đảm bảo mục tiêu doanh thu và phát triển bền vững, và xây dựng thương hiệu cụ thể:

Một là, triển khai thương mại mạng 4G.

Hiện tại, Việt Nam đã có tên trên bản đồ 4G của thế giới với việc có 4 nhà mạng là VNPT, Viettel, MobiFone và Gtel đã có giấy phép kinh doanh 4G từ tháng 10/2016. Hiện ba nhà mạng là Viettel, VNPT, MobiFone thực hiện triển khai thương mại trên cả nước 4G từ năm 2017. Với dịch vụ mới 4G, nhà mạng có thể tăng được doanh thu trong khi người tiêu dùng sẽ có cơ hội trải nghiệm các dịch vụ viễn thông chất lượng cao ở Việt Nam.

Tuy nhiên, để có được những điều trên, VNPT phải vượt qua nhiều thách thức, cụ thể:

- Phải giải được bài toán doanh thu và chi phí khi triển khai 4G

- Hiện nay, hầu hết các thiết bị đầu cuối sản xuất trước năm 2013 đều không hỗ trợ chuẩn 4G.

- Giá cước dịch vụ 4G: công nghệ 4G cần được phổ cập cho số đông nên giá thành sẽ rẻ nhờ lợi thế quy mô cũng như việc tạo ra các gói cước linh hoạt để khách hàng sử dụng với chi phí hợp lý nhất sẽ là hướng đi chủ đạo của VNPT.

Nhu cầu sử dụng băng rộng ở khu vực ngoài thành phố rất cao, vấn đề còn lại là việc tạo ra các gói cước khiến 4G cũng trở thành dịch vụ phổ cập để cho mọi tầng lớp xã hội đều có cơ hội sử dụng.

Hai là, chuyển mạng giữ nguyên số thuê bao.

bao đang ở mạng này nếu thấy mạng khác có nhiều dịch vụ hấp dẫn hơn, hoặc chất lượng dịch vụ, vùng phủ sóng tốt hơn có thể chuyển sang làm thuê bao mạng mới mà vẫn giữ nguyên số điện thoại của mình.

Chính sách chuyển mạng giữ số (MNP) được cho là sẽ tạo ra một thị trường viễn thông cạnh tranh mạnh mẽ giữa các DN, chất lượng dịch vụ sẽ tăng, các sản phẩm giá trị gia tăng sẽ phong phú và sáng tạo nhằm thu hút người dùng, trong khi đó giá cước dịch vụ sẽ giảm. Tuy nhiên, chính sách này đặt ra nhiều thách thức cho VNPT do tính phức tạp trong hạ tầng kỹ thuật và công tác quản lý.

Theo đó, VNPT cần xem xét một kế hoạch kinh doanh về chi phí - lợi ích tổng thể. Những chi phí liên quan đến việc thay đổi, nâng cấp hệ thống mạng lưới kỹ thuật, cải tiến phần mềm và quản lý các thuê bao rời, chuyển mạng cần phải được tính toán kỹ càng.

Ngoài ra, nếu kéo dài khoảng thời gian thực hiện dịch vụ sẽ nảy sinh một số chi phí và bất tiện cho người dùng, hoặc đơn giản sẽ không khuyến khích họ đến với dịch vụ MNP. Tuy nhiên, nếu quá vội vàng, nhà mạng có thể không đủ thời gian đảm bảo ngăn ngừa mọi trục trặc có thể xảy ra, như chất lượng cuộc gọi, cước phí, hay thậm chí những gian lận tiềm ẩn.

Như vậy, các thách thức mà VNPT phải đối mặt nhằm giữ thị phần của mình ngoài những vấn đề nói trên sẽ là phải liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp (hạ tầng mạng); Chú trọng công tác chăm sóc khách hàng; Xây dựng các gói cước hợp lý phù hợp với từng đối tượng khách hàng, …

Ba là, đổi mới phương thức kinh doanh dịch vụ viễn thông.

Theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường dịch vụ viễn thông năm 2018 sẽ rơi vào bão hòa, việc cạnh tranh giữa các nhà mạng để phát triển thuê bao và tăng thị phần sẽ ngày càng khốc liệt. Đặc biệt, trong bối cảnh Bộ Thông tin và Truyền thông siết chặt quản lý thông tin thuê bao trả trước, ngăn chặn SIM rác và dịch vụ giá trị gia tăng trong thời gian vừa qua thì việc phát triển thuê bao di động và phấn đấu tăng trưởng cả doanh thu và lợi nhuận của VNPT đang trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Để giữ được khách hàng đang có và phát triển thêm thuê bao mới, VNPT phải nâng cao chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng; đổi mới phương thức kinh doanh dịch vụ viễn thông. Theo đó, VNPT cần phải thấy rõ rằng mô hình kinh doanh viễn thông cố định và di động hiện nay tại Việt Nam đang tồn tại nhiều bất cập và chưa bắt kịp xu thế chung của thế giới. Hiện đang có sự tách bạch giữa DN cung cấp dịch vụ viễn thông và DN kinh doanh thiết bị đầu cuối. Tại thị trường viễn thông thế giới, đặc biệt là các nước phát triển (Nhật, Mỹ, Anh, Pháp...) các nhà mạng khi cung cấp dịch vụ viễn thông cũng đồng thời là nhà cung cấp thiết bị đầu cuối (máy điện thoại) cho khách hàng.

Do vậy, khách hàng sử dụng thuê bao di động khi ký hợp đồng với DN viễn thông, tùy theo các loại hợp đồng căn cứ vào nhu cầu sử dụng dịch vụ của mình để lựa chọn gói cước phù hợp. Với các gói cước mà khách hàng lựa chọn, DN viễn thông sẽ tiếp tục đầu tư và duy trì thị phần của mình.

Đổi lại, khách hàng khi đã bảo đảm chi trả khoản cước phí hàng tháng sẽ được hưởng những lợi ích nhất định từ DN viễn thông như: số phút/tin nhắn/dịch vụ dữ liệu miễn phí, các dịch vụ giá trị gia tăng miễn phí: mạng xã hội, video... hay thậm chí là cả thiết bị đầu cuối hiện đại của các nhà sản xuất hàng đầu thế giới.

Khi xây dựng chính sách kinh doanh, VNPT nên xoá bỏ cước thuê bao hàng tháng hiện nay với thuê bao di động trả sau, thuê bao điện thoại cố định hoặc chuyển sang thành số phút gọi/tin nhắn nội/ngoại mạng miễn phí hoặc gói cước dữ liệu mạng miễn phí hàng tháng; Xây dựng các gói cước thoại và tin nhắn miễn phí dành cho cả thuê bao trả trước và trả sau nhằm cạnh tranh với dịch vụ OTT (dịch vụ nội dung trên nền mạng viễn thông); Xây dựng gói cước Bundles (tích hợp Internet- Truyền hình cáp – Viễn thông cố định/di động) cho các nhóm đối tượng khách hàng khác nhau với giá cước hợp lý nhằm tận dụng các lợi thế về hạ tầng mạng viễn thông sẵn có, cạnh tranh với các DN cung cấp dịch vụ truyền hình (cáp, số, vệ tinh), v.v..

Một phần của tài liệu Chiến lược xây dựng thương hiệu của VNPT và bài học kinh nghiệm cho công ty Lao Telecom. (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w