Phân tích nhân tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu NguyễnTiếnTùng-1906020296-QTKD26 (Trang 72 - 76)

Nghiên cứu này sử dụng phép trích Pricipal Axis Factoring và phép xoay ma trận Promax, thực hiện đưa tất cả các biến vào xoay 1 lần duy nhất. Các kết quả được tóm tắt dưới đây:

3.3.3.1. Kiểm định KMO và Bartlett.

Bảng 4 4: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett

Trị số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin of Sampling Adequacy) 0.825 Đại lượng thống kê

Bartlett’s (Bartlett’s Test of Sphericity)

Approx. Chi-Square 3150.585

Df 465

Sig. 0.000

(Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả điều tra) Kết quả kiểm định cho ra trị số của KMO đạt 0.825 lớn hơn 0.5, như vậy phân tích nhân tố khám phá hoàn toàn phù hợp với dữ liệu thực tế.

Sig của Bartlett’s Test là 0.000 nhỏ hơn 0.05, như vậy các biến quan sát tuyến tính với nhân tố đại diện.

Bảng 4 5: Kết quả EFA cho các biến

Biến quan sát Hệ số tải nhân tố

1 2 3 4 5 6 7 8 KH2 0.866 NC2 0.832 KH4 0.796 NC1 0.776 KH1 0.715 NC3 0.682 KH3 0.664 TN2 0.892 TN3 0.871 TN5 0.777 TN4 0.751 TN1 0.707 DT1 0.593 FP1 0.843

Biến quan sát Hệ số tải nhân tố 1 2 3 4 5 6 7 8 FP4 0.828 FP3 0.828 FP2 0.786 TK2 0.879 TK3 0.873 TK4 0.815 DT2 0.671 NV2 0.837 NV3 0.822 NV1 0.795 MT1 0.813 MT2 0.790 MT3 0.759 TC2 0.939 TC1 0.890 CD2 0.909 CD1 0.886 Eigenvalue 6.438 4.647 2.804 1.882 1.815 1.557 1.195 1.109 Phương sai trích (%) 20.768 14.990 9.045 6.071 5.854 5.023 3.856 3.577 Tổng phương sai trích (%) 69.182

(Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả điều tra) 3.3.3.2. Ma trận xoay các nhân tố, hệ số Eigenvalue và tiêu chuẩn phương sai

trích.

Kết quả phân tích nhân tố khẳng định - EFA chỉ giữ lại các quan sát có hệ số tải lớn hơn 0.5, ta có 31 quan sát được rút trích thành 8 nhóm nhân tố với giá trị Eigenvalues của tất cả các yếu tố đều >1; Tổng phương sai trích bằng 69.182%.

Như vậy, 8 nhân tố được rút trích phản ánh được 69.182% sự biến thiên của dữ liệu gốc.

Sau khi xoay các yếu tố, ta thấy sự tập trung của các quan sát theo từng yếu tố đã khá rõ ràng. Bảng kết quả phân tích 4.5 cho thấy sau khi kiểm định EFA các nhân tố rút gọn còn 8 thang đo với 31 biến quan sát, cụ thể: nhân tố độc lập TNXHDN ban đầu có 5 thang đo (MT, NV, KH, NC, CD), sau khi phân tích EFA rút xuống còn 4 thang đo (DTA, NV, MT, CD); nhân tố trung gian – lợi ích kinh doanh ban đầu có 4 thang đo (TN, TK, TC, DT) sau phân tích EFA rút xuống còn 3 thang đo (TN, TK, TC); và một nhân tố phụ thuộc FP giữ nguyên.

3.3.3.3. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu.

Kết quả sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA thì mô hình đề xuất ban đầu có sự thay đổi và được hiệu chỉnh gồm 08 nhân tố phản ánh mối quan hệ giữa TNXHDN với Khả năng sinh lời tại Công ty cổ phần Hanel Xốp nhựa tương đương 1 biến độc lập là TNXHDN (được đo lường bởi 04 nhân tố: Môi trường, Nhân viên, Đối tác và Cộng đồng), 01 biến trung gian Lợi ích kinh doanh (được đo lường bởi 03 nhân tố: Thu hút và giữ chân nhân viên, Thu hút và giữ chân khách hàng và Tiếp cận vốn ) và 01 biến phụ thuộc Khả năng sinh lời. Cụ thể như sau (xem thêm bảng bảng 4.5:

+ Nhóm 1: KH1, KH2, KH3, KH4, NC1, NC2, NC3. Nhóm nhân tố mới này được tạo thành từ các biến quan sát của 02 thang đo ban đầu là TNXHDN với khách hàng (KH) và TNXHDN với nhà cung cấp (NC) do đó, tác giả đặt tên nhân tố mới được tạo thành là TNXHDN với Đối tác (DTA), vừa bao hàm khách hàng vừa bao hàm nhà cung cấp, đều được xem là đối tác kinh doanh của Công ty cổ phần Hanel Xốp nhựa, hoạt động theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi.

+ Nhóm 2: TN1, TN2, TN3, TN4, TN5, DT1. Nhóm nhân tố mới này được tạo thành từ các biến quan sát của thang đo ban đầu là Thu hút và giữ chân nhân viên (TN) và quan sát DT1 – “Nhân viên sẽ công nhận Công ty thực hiện tốt trách nhiệm xã hội (gồm trách nhiệm với môi trường, nhân viên, khách hàng, cộng đồng)” của thang đo Danh tiếng (DT). Bản chất của biến quan sát DT1 cũng là phản

ánh mối quan hệ giữa Công ty và nhân viên của mình trên cơ sở vấn đề thực hiện TNXHDN của Công ty, do đó, tác giả đặt tên nhân tố mới được tạo thành là Thu hút và giữ chân nhân viên (TN).

+ Nhóm 3: FP1, FP2, FP3, FP4 gọi biến là Khả năng sinh lời.

+ Nhóm 4: TK2, TK3, TK4, DT2. Nhóm nhân tố mới này được tạo thành từ các biến quan sát của thang đo ban đầu là Thu hút và giữ chân khách hàng (TK) và quan sát DT2 – “Khách hàng sẽ công nhận Công ty thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.” của thang đo Danh tiếng (DT). Bản chất của biến quan sát DT2 cũng là phản ánh mối quan hệ giữa Công ty và khách hàng của mình trên cơ sở vấn đề thực hiện TNXHDN của Công ty, do đó, tác giả đặt tên nhân tố mới được tạo thành là Thu hút và giữ chân khách hàng (TK).

+ Nhóm 5: NV1, NV2, NV3 gọi biến là TNXHDN với nhân viên + Nhóm 6: MT1, MT2, MT3 gọi biến là TNXHDN với môi trường + Nhóm 7: TC1, TC2 gọi biến là Tiếp cận vốn

+ Nhóm 8: CD1, CD2 gọi biến là TNXHDN với cộng đồng. Theo đó, các giả thuyết phát biểu vẫn được giữ nguyên là:

- H1: Việc tăng cường thực hiện TNXHDN (CSR) có tác động thuận chiều đến sự gia tăng lợi ích kinh doanh (BB) của Công ty cổ phần Hanel Xốp nhựa.

- H2: Sự gia tăng lợi ích kinh doanh (BB) có tác động thuận chiều đến khả năng sinh lời (FP) của Công ty cổ phần Hanel Xốp nhựa.

Một phần của tài liệu NguyễnTiếnTùng-1906020296-QTKD26 (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)