Ngày nay, TNXHDN đã trở thành một trong công cụ được tích hợp vào trong chiến lược phát triển của nhiều doanh nghiệp do nó mang lại nhiều lợi ích khác nhau. Các lợi ích của TNXHDN có thể liệt kê như cải thiện hình ảnh và danh tiếng, thu hút và giữ chân người lao động, thu hút giữ chân khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh, tiết kiệm chi phí...nếu theo quan điểm các bên liên quan như Pedersen và Neergaard (2007) thì tất cả lợi ích này được chia thành lợi ích bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Nếu theo quan điểm tài chính như Weber (2008) thì tất các lợi ích này được chia thành 2 loại đó là lợi ích tiền tệ và lợi ích phi tiền tệ, cụ thể:
Pedersen và Neergaard (2007) đã chia nhóm lợi ích mà doanh nghiệp có được khi tham gia vào các hoạt động TNXHDN thành hai nhóm: lợi ích bên trong và lợi
ích bên ngoài. Lợi ích bên trong là các lợi ích đạt được trong nội bộ doanh nghiệp và nó thường liên quan tới qui trình, nhân viên và người sử dụng lao động. Lợi ích bên ngoài là giảm thiểu các tác động tiêu cực, tối đa hóa tác động tích cực đến môi trường bên ngoài và cải thiện mối quan hệ với các bên liên quan bên ngoài. Các lợi ích của hành vi thực hiện TNXHDN theo hai nhóm bên trong và bên ngoài tóm tắt trong bảng 2.1.
Bảng 2.1: Các lợi ích thực hiện TNXHDN theo hai nhóm bên trong và bên ngoài.
Các lợi ích bên trong Các lợi ích bên ngoài - Tiết kiệm từ việc giảm chi phí điện
nước, xử lý chất thải, hóa chất, nguyên liệu, bao bì…
- Lợi ích từ việc tái sử dụng tái chế năng lượng và vật liệu.
- Phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ mới.
- Nơi làm việc an toàn.
- Cải thiện tinh thần làm việc của nhân viên.
- Phát triển các kỹ năng quản lý và tổ chức.
- Chất lượng sản phẩm cao hơn.
- Hệ thống hóa và tài liệu hóa các năng lực và qui trình.
- Cải thiện việc tuyển dụng và giữ chân nhân viên.
- Nâng cao nhận thức về môi trường.
- Duy trì và nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp.
- Cải thiện hình ảnh.
- Tiếp cận các thị trường yêu cầu TNXHDN cao như thị trường phương Tây.
- Giảm rủi ro xã hội và môi trường. - Quản lý chuỗi cung ứng có trách
nhiệm hơn.
- Cải thiện quan hệ cộng đồng. - Tăng khả năng cạnh tranh. - Tính chính đáng trong xã hội.
- Tuân thủ các qui định về môi trường và xã hội.
- Liên hệ và hợp tác hốt hơn với các cơ quan công quyền.
- Thiện chí từ các bên liên quan. - Tăng giá trị thương hiệu. - Sản phẩm định giá cao hơn.
(Nguồn: Pedersen và Neergaard, 2007) Weber (2008) đề xuất năm hạng mục tác động có lợi của các hoạt động TNXHDN, bao gồm:
- Hình ảnh và danh tiếng của doanh nghiệp: cả hai yếu tố này đều ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của một công ty và do đó nó có tác dụng
có lợi. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng TNXHDN có thể tác động tích cực đến cả hai, đặc biệt là đối với danh tiếng trên cở sở dài hạn.
- Động lực, giữ chân và tuyển dụng nhân viên: những tác động tích cực này là kết quả của việc nâng cao danh tiếng. Tuy nhiên, TNXHDN cũng có thể tăng động lực cho những nhân viên được thúc đẩy bởi môi trường làm việc tốt hơn, bằng cách tham gia các hoạt động tình nguyện… Bất kể động lực và sự duy trì hiệu suất của nhân viên có thể dẫn đến tăng năng suất và tiếp kiệm chi phí. Doanh nghiệp cũng có thể hấp dẫn hơn đối với ứng cử viên tiềm năng.
- Tiết kiệm chi phí: việc thực hiện một chiến lược bền vững có thể cải thiện hiệu quả sử dụng vật liệu, tiết kiệm thời gian, tiêu thụ năng lượng…và dẫn đến tiết kiệm chi phí. Hơn nữa, điều này có thể tạo ra phản ứng tích cực từ khách hàng – những người có thể được hưởng lợi từ việc tiết kiệm chi phí này hoặc những cải tiến từ sản phẩm. Cuối cùng, các tác giả cho rằng các nhà phân tích tài chính hoặc nhà đầu tư có thể xem những cải tiến này là một điều tích cực liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tăng doanh thu từ doanh số bán hàng và thị phần cao hơn: thông thường, các nhà nghiên cứu tranh luận rằng TNXHDN có thể dẫn đến tăng doanh thu. Những điều này có thể đạt được một cách gián tiếp thông qua hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp được cải thiện hoặc trực tiếp thông quan một sản phẩm hoặc dịch vụ TNXHDN cụ thể như sản phẩm công nghệ xe hybrid (xe ô tô lai xăng – điện).
- Quản lý và giảm thiểu rủi ro liên quan tới TNXHDN: TNXHDN cũng có thể được sử dụng như một phương tiện để giảm hoặc quản lý được các rủi ro như tránh bị báo chí đưa tin tiêu cực hoặc khách hàng tẩy chay.
Mô hình tác động TNXHDN của Weber (2008) cung cấp một cái nhìn tổng quan về những lợi ích đạt được từ việc tham gia vào TNXHDN và được trình bày trong Hình 2.1 dưới đây:
Năm lợi ích của TNXHDN này tương tự như hệ thống hóa các động lực giá trị của tính bền vững. Từ việc hệ thống hóa này, lợi ích có được từ TNXHDN có thể được phân loại thành lợi ích tiền tệ và lợi ích phi tiền tệ. Lợi ích tiền tệ được hiểu là các tác động tài chính trực tiếp dẫn đến dòng tiền mà nó có khả năng đo lường bằng tiền tệ. Một ví dụ là sự gia tăng giá trị thương hiệu do TNXHDN tạo nên. Nếu phân tích dưới góc độ tài chính của thương hiệu đối với một doanh nghiệp thì khả năng sinh lời trực tiếp được thực hiện khi thương hiệu được bán đi. Tuy nhiên, nếu thương hiệu được giữ lại, việc gia tăng giá trị thương hiệu vẫn thể hiện được lợi ích bằng tiền vì nó cho thấy sự cải thiện đáng kể giá trị thị trường của thương hiệu đó. Giá trị thương hiệu cũng có thể được phân tích từ góc độ hành vi – tập trung vào hiểu hành vi của khách hàng bằng cách đánh giá sở thích, thái độ hoặc lòng trung thành của khách hàng. Từ quan điểm này, sự thu hút và giữ chân khách hàng thường được đo lường bằng giá trị phi tiền tệ - yếu tố đại diện cho những lợi ích phi tiền tệ. Trong tài liệu nghiên cứu này, lợi ích phi tiền tệ đề cập đến những lợi ích không đo lường trực tiếp bằng tiền nhưng vẫn phản ánh được khả năng sinh lời mà nó mang lại. Việc đánh giá lợi ích phi tiền tệ có thể sử dụng các chỉ số định lượng, ví dụ như đánh giá sự hài lòng của khách hàng, thu hút và giữ chân nhân viên, danh tiếng... CSR
-Cải thiện tiếp cận vốn.
-Giấy phép an toàn để vận hành
-Cải thiện lòng trung thành và thu hút của khách hàng.
-Cải thiện danh tiếng. -Cải thiện động lực, thu hút và giữ chân nhân viên
-Tăng doanh thu -Giảm chi phí -Giảm rủi ro
-Tăng giá trị thương hiệu T iề n tệ P hi ti ền tệ Định tính Định lượng Lợi ích Các chỉ số
Lợi ích kinh doanh từ thực hiện TNXHDN
Cạnh tranh
Thành công về
kinh tế
Do đó, lợi ích phi tiền tệ có thể được hệ thống hóa hơn nữa về bản chất của các chỉ số để đo lường các lợi ích tương ứng, có thể là định lượng hoặc định tính.
Như vậy, TNXHDN có cả lợi ích tiền tệ và phi tiền tệ, và vì tiền tệ khi nó là lợi ích trực tiếp có thể coi là động lực giá trị chính, lợi ích gián tiếp sẽ là động lực giá trị thứ cấp. Tuy nhiên, cả hai loại đều có thể chuyển thành lợi ích tiền tệ thông qua khả năng cạnh tranh của công ty hoặc quy đổi giá trị thương hiệu.