Phân tích nhân tố khẳng định CFA

Một phần của tài liệu NguyễnTiếnTùng-1906020296-QTKD26 (Trang 76 - 126)

Từ kết quả phân tích EFA có 8 nhân tố được rút ra với 8 nhóm thang đo tương ứng tạo thành mô hình đo lường các khái niệm và được đưa vào phân tích CFA để xem xét sự phù hợp của mô hình với dữ liệu nghiên cứu. Kết quả phân tích CFA như sau:

Bảng 4 6: Các chỉ số đánh giá sự phù hợp của mô hình với dữ liệu nghiên cứu

Các chỉ số đánh giá Giá trị Tiêu chuẩn

CMIN 492.873 -- DF 406.000 -- CMIN/DF 1.214 Giữa 1 và 3 CFI 0.970 > 0.95 SRMR 0.051 < 0.08 RMSEA 0.032 < 0.06 PClose 1.000 > 0.05

(Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả điều tra) Theo Hu và Bentler (1999) và dựa vào bảng 4.6 ta thấy, 1< CMIN/DF = 1.214 < 3; CFI, SRMR, RMSEA, PClose đều phù hợp. Do vậy, mô hình phù hợp hay tương thích với dữ liệu nghiên cứu.

Bảng 4 7: Độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai rút trích các nhân tố

Nhân tố Độ tin cậy tổng hợp (CR) Tổng phương sai rút trích (AVE)

DTA 0.888 0.533 TN 0.873 0.536 FP 0.854 0.594 TK 0.845 0.580 NV 0.816 0.597 MT 0.769 0.527 TC 0.840 0.726 CD 0.817 0.691

(Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả điều tra) 3.3.4.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo.

- Hệ số Cronbach’s Alpha: đã phân tích trong phần trên - Độ tin cậy tổng hợp (CR), tổng phương sai rút trích (AVE)

Thang đo được đánh giá là đáng tin cậy khi độ tin cậy tổng hợp có ý nghĩa khi có giá trị lớn hơn 0.5 và tổng phương sai rút trích có ý nghĩa khi có giá trị trên 0.5 (Hair & cộng sự 1995). Từ bảng kết quả 4.7, ta có thể thấy các giá trị CR đều lớn hơn 0.5 và AVE của tất cả các thang đo đều lớn hơn 0.5. Do đó, các thang đo lường nhìn chung là đáng tin cậy.

3.3.4.3. Kiểm định giá trị hội tụ.

Thang đo được xem là đạt giá trị hội tụ khi các trọng số chuẩn hóa của các thang đo lớn hơn 0.5 và có ý nghĩa thống kê (Hair & cộng sự, 1992). Ngoài ra, còn một tiêu chí khác để kiểm tra giá trị hội tụ đó là tổng phương sai rút trích (AVE) của các khái niệm. Fornell và Larcker (1981) cho rằng để nhân tố đạt giá trị hội tụ thì AVE đạt từ khoảng 0.5 trở lên. Theo kết quả phân tích bảng 4.7 và 4.8 cho thấy, tất cả các hệ số đã chuẩn hóa và chưa chuẩn hóa đều lớn hơn 0.5; đồng thời các giá trị AVE đều lớn hơn hoặc gần bằng 0.5 nên có thể kết luận các nhân tố đạt giá trị hội tụ.

Bảng 4 8: Các hệ số tải chưa chuẩn hóa và đã chuẩn hóa Mối quan hệ Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số đã chuẩn hóa

KH2 <--- DTA 1.000 0.813 NC2 <--- DTA 1.001 0.782 KH4 <--- DTA 0.975 0.776 NC1 <--- DTA 0.816 0.645 KH1 <--- DTA 0.790 0.744 NC3 <--- DTA 0.786 0.669 KH3 <--- DTA 0.824 0.662 TN2 <--- TN 1.000 0.842 TN3 <--- TN 0.942 0.787 TN5 <--- TN 0.865 0.706 TN4 <--- TN 0.862 0.703 TN1 <--- TN 0.777 0.653

Mối quan hệ Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số đã chuẩn hóa DT1 <--- TN 0.763 0.682 FP1 <--- FP 1.000 0.820 FP4 <--- FP 0.899 0.740 FP3 <--- FP 0.910 0.723 FP2 <--- FP 1.000 0.796 TK2 <--- TK 1.000 0.823 TK3 <--- TK 0.985 0.819 TK4 <--- TK 0.893 0.748 DT2 <--- TK 0.691 0.641 NV2 <--- NV 1.000 0.712 NV3 <--- NV 1.188 0.845 NV1 <--- NV 1.082 0.755 MT1 <--- MT 1.000 0.782 MT2 <--- MT 0.826 0.667 MT3 <--- MT 0.852 0.725 TC2 <--- TC 1.000 0.791 TC1 <--- TC 1.088 0.909 CD2 <--- CD 1.000 0.818 CD1 <--- CD 1.099 0.844

(Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả điều tra) 3.3.4.4. Tính đơn nguyên.

Mức độ phù hợp với mô hình với dữ liệu nghiên cứu cho chúng ta điều kiện cần và đủ để cho tập biến quan sát đạt được tính đơn nguyên trừ trường hợp sai số của các biến quan sát có tương quan với nhau. Từ kết quả thu được, mô hình được xem là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu và không có tương quan giữa các sai số đo lường nên có thể kết luận nó đạt tính đơn nguyên.

3.3.4.5. Giá trị phân biệt.

Giá trị phân biệt được đánh giá qua hai tiêu chí sau:

(1) Đánh giá hệ số tương quan giữa các nhân tố có khác biệt với 1 hay không.

(2) So sánh giá trị căn bậc 2 của AVE với các hệ số tương quan của một nhân tố với các nhân tố còn lại.

Ta nhận thấy hệ số tương quan giữa các cặp nhân tố là khác biệt so với 1 ở độ tin cậy 95%.

Bảng 4 9: Đánh giá giá trị phân biệt

Estimate (r) S.E=SQRT(( 1-r2)/(n-2)) C.R = (1- r)/SE P DTA <--> TN 0.11 0.068752 12.94514 0.00 DTA <--> FP 0.15 0.068389 12.42893 0.00 DTA <--> TK -0.056 0.069063 15.29041 0.00 DTA <--> NV 0.411 0.063059 9.340439 0.00 DTA <--> MT 0.145 0.06844 12.49262 0.00 DTA <--> TC 0.163 0.068246 12.26439 0.00 DTA <--> CD 0.307 0.065831 10.52694 0.00 TN <--> FP 0.338 0.0651 10.1689 0.00 TN <--> TK 0.506 0.059663 8.279882 0.00 TN <--> NV 0.195 0.067844 11.86553 0.00 TN <--> MT 0.111 0.068744 12.93204 0.00 TN <--> TC 0.281 0.066384 10.83086 0.00 TN <--> CD 0.031 0.069138 14.01541 0.00 FP <--> TK 0.33 0.065297 10.26088 0.00 FP <--> NV 0.261 0.066774 11.0672 0.00 FP <--> MT 0.4 0.063397 9.464218 0.00 FP <--> TC 0.326 0.065393 10.30698 0.00 FP <--> CD 0.184 0.06799 12.00169 0.00 TK <--> NV 0.049 0.069088 13.76498 0.00 TK <--> MT 0.141 0.06848 12.54374 0.00 TK <--> TC 0.123 0.068646 12.77565 0.00 TK <--> CD -0.102 0.068811 16.01496 0.00

Estimate (r) S.E=SQRT(( 1-r2)/(n-2)) C.R = (1- r)/SE P NV <--> MT 0.482 0.060606 8.547004 0.00 NV <--> TC 0.304 0.065898 10.56182 0.00 NV <--> CD 0.146 0.06843 12.47986 0.00 MT <--> TC 0.395 0.063547 9.520587 0.00 MT <--> CD 0.31 0.065764 10.49209 0.00 TC <--> CD 0.305 0.065876 10.55019 0.00 (Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả điều tra) Bảng 4 10: Ma trận tương quan giữa các khái niệm

Nhân tố DTA TN FP TK NV MT TC CD AVE 0.536 0.594 0.580 0.597 0.533 0.527 0.726 0.691 0.732 0.771 0.762 0.773 0.730 0.726 0.852 0.831 DTA 1 TN 0.11 1 FP 0.15 0.34 1 TK -0.06 0.51 0.33 1 NV 0.41 0.19 0.26 0.05 1 MT 0.15 0.11 0.40 0.14 0.46 1 TC 0.16 0.28 0.33 0.12 0.30 0.38 1 CD 0.31 0.03 0.18 0.10 0.15 0.31 0.30 1

(Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả điều tra) Qua so sánh giá trị căn bậc 2 của AVE ở bảng 4.10 với các hệ số tương quan giữa các khái niệm, có thể thấy AVE của từng khái niệm lớn hơn bình phương các hệ số tương quan giữa khái niệm đó với các khái niệm còn lại khác.

Do đó, từ tất cả những kết quả trên, ta có thể khẳng định rằng các khái niệm hay thang đo đạt giá trị phân biệt.

Hình 4. 2. Mô hình phân tích nhân tố khẳng định CFA

(Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả điều tra) 3.3.5. Phân tích cấu trúc tuyến tính – SEM.

Sau khi phân tích CFA, nghiên cứu sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính - SEM nhằm xác định mối quan hệ giữa TNXHDN với Khả năng sinh lời tại Công ty

cổ phần Hanel Xốp nhựa. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính - SEM được tiến hành phân tích bắt đầu từ mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu, sau đó tiến hành hiệu chỉnh mô hình để có được mô hình tốt hơn.

Trong kiểm định giả thiết và mô hình nghiên cứu, mô hình cấu trúc tuyến tính SEM có nhiều ưu điểm hơn các phương pháp phân tích đa biến truyền thống như hồi quy bội, hồi quy đa biến vì nó có thể tính được sai số đo lường. Hơn nữa, phương pháp này cho phép chúng ta kết hợp được các khái niệm tiềm ẩn với đo lường của chúng ta và có thể xem xét các đo lường độc lập từng phần hay kết hợp chung với mô hình lý thuyết cùng một lúc.

Hình 4. 3. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM

(Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả điều tra) Kết quả thể hiện ở hình 4.3 và bảng 4.11 cho thấy, mô hình phù hợp với dữ liệu nghiên cứu với 1< CMIN/DF = 1.327 < 3; CFI, SRMR, RMSEA, PClose đều phù hợp.

Bảng 4 11: Các chỉ số đánh giá sự phù hợp của mô hình

Các chỉ số đánh giá Giá trị Tiêu chuẩn

CMIN 563.775 -- DF 425.000 -- CMIN/DF 1.327 Giữa 1 và 3 CFI 0.952 > 0.95 SRMR 0.079 < 0.08 RMSEA 0.039 < 0.06 PClose 0.982 > 0.05

(Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả điều tra) Sau khi xem xét độ phù hợp của mô hình, vấn đề tiếp theo nghiên cứu sẽ đánh giá kết quả phân tích SEM.

Bảng 4 12: Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM Mối quan hệ tương quan giữa

các nhân tố Estimate S.E. C.R. P Standardized Estimate BB <--- CSR 0.469 0.138 3.390 *** 0.460 FP <--- BB 0.782 0.166 4.722 *** 0.580 MT <--- CSR 1.000 0.626 NV <--- CSR 0.963 0.226 4.267 *** 0.754 DTA <--- CSR 0.631 0.158 3.988 *** 0.458 CD <--- CSR 0.416 0.164 2.533 0.011 0.335 TN <--- BB 1.000 0.681 TK <--- BB 0.856 0.182 4.701 *** 0.574 TC <--- BB 0.527 0.169 3.110 0.002 0.427 (Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả điều tra) Kết quả phân tích SEM ở bảng 4.12 cho thấy:

Việc tăng cường thực hiện TNXHDN (CSR) có tác động thuận chiều đến sự gia tăng lợi ích kinh doanh (BB) của Công ty cổ phần Hanel Xốp nhựa với hệ số đã chuẩn hóa là 0.460.

Sự gia tăng lợi ích kinh doanh (BB) có tác động thuận chiều đến khả năng sinh lời (FP) của Công ty cổ phần Hanel Xốp nhựa với hệ số đã chuẩn hóa là 0.580.

Trong đó:

Việc thực hiện TNXHDN (CSR) của Công ty cổ phần Hanel Xốp nhựa được phản ảnh bởi 04 yếu tố theo thứ tự tác động giảm dần là Nhân viên, Môi trường, Đối tác và Cộng đồng với các hệ số Beta lần lượt là 0.754; 0.626; 0.458; 0.335 và các p tương ứng đều <0.05.

Lợi ích kinh doanh (BB) của Công ty cổ phần Hanel Xốp nhựa được phản ảnh bởi 03 biến Thu hút và giữ chân nhân viên, Thu hút và giữ chân khách hàng, Tiếp cận vốn là hợp lý với các p tương ứng đều <0.05.

Như vậy, các giả thuyết H1, H2 được chấp nhận tại độ tin cậy 95%. 3.3.6. Kiểm định Bootstrap.

Kết quả kiểm định độ tin cậy của ước lượng bằng Bootstrap với số lượng mẫu lặp lại N = 200 cho thấy trị tuyệt đối CR rất nhỏ so với 2 nên có thể nói là độ chệch là rất nhỏ, không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% (xem bảng 4.13). Như vậy, ta có thể kết luận là các ước lượng trong mô hình có thể tin cậy được.

Bảng 4 13: Kết quả ước lượng bằng Bootstrap với N = 200

M SE SE-SE Mean Bias SE-Bias CR

BB <--- CSR 0.141 0.007 0.439 -0.015 0.010 -1.5 FP <--- BB 0.368 0.018 0.866 0.034 0.026 1.3 (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả điều tra) 3.4. Thảo luận về kết quả nghiên cứu.

Kết quả phân tích SEM cho thấy, các giả thuyết H1, H2 được chấp nhận tại độ tin cậy 95%, cụ thể:

Việc tăng cường thực hiện TNXHDN (CSR) có tác động thuận chiều đến sự gia tăng lợi ích kinh doanh (BB) của Công ty cổ phần Hanel Xốp nhựa với hệ số đã chuẩn hóa là 0.460.

Sự gia tăng lợi ích kinh doanh (BB) có tác động thuận chiều đến khả năng sinh lời (FP) của Công ty cổ phần Hanel Xốp nhựa với hệ số đã chuẩn hóa là 0.580.

Và 8 nhóm nhân tố này rút trích giải thích được 69.182% sự biến động của dữ liệu. Điều này chứng tỏ, ngoài các nhân tố được cô đọng trong mô hình nghiên cứu điều chỉnh còn có các thành phần khác, các biến quan sát khác phản ánh mối quan hệ giữa TNXHDN và khả năng sinh lời tại Công ty cổ phần Hanel Xốp nhựa nhưng chưa được xác định. Theo đó, các giả thuyết H1, H2 đã phát biểu trong mô hình đề xuất đều được chấp nhận tại độ tin cậy 95%. Kết quả của nghiên cứu này có phần khác so với nghiên cứu của Châu Thị Lệ Duyên và cộng sự (2014) về các nhóm nhân tố phản ánh mối quan hệ giữa TNXHDN và Khả năng sinh lời tại Công ty được tạo thành sau khi xử lý dữ liệu. Đồng thời, có 3 biến quan sát bị loại ra so với thang đo gốc là: Doanh số bán hàng của Công ty tăng trưởng đều hàng năm (TK1) của yếu tố Thu hút và giữ chân khách hàng và Doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực sẽ công nhận Công ty thực hiện tốt trách nhiệm xã hội (DT3); Thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ giúp Công ty gia tăng uy tín của mình (DT4) của yếu tố Danh tiếng.

Các kết quả này có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Hầu hết người tiêu dùng đều đồng ý rằng trong quá trình chinh phục các mục tiêu kinh doanh, doanh nghiệp cũng nên đồng thời thực hiện các nỗ lực TNXHDN, họ tin rằng việc doanh nghiệp tham gia các hoạt động từ thiện sẽ nhận được các phản ứng tích cực.

Nếu xem xét ở cấp độ tổ chức, TNXHDN là một chính sách của tổ chức đó. Do đó, nó cần được điều chỉnh và kết hợp với một mô hình kinh doanh để đạt được hiệu quả và mục tiêu sẽ là làm gia tăng nguồn lợi nhuận dài hạn và niềm tin của cổ đông thông qua việc phát triển mối quan hệ tốt đẹp với cộng đồng cùng với việc tuân thủ các chuẩn mực đạo đức ở mức độ cao nhờ tính trách nhiệm trong các hành động của doanh nghiệp, từ đó làm giảm thiểu các rủi ro pháp lý và kinh doanh. Các

chiến lược TNXHDN khuyến khích doanh nghiệp tạo ra ảnh hưởng tích cực tới môi trường và những người liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm người tiêu dùng, nhân viên, nhà đầu tư, cộng đồng, chính phủ,... (Farrington và cộng sự, 2017). Thực tế khảo sát và phân tích tại Công ty cổ phần Hanel Xốp nhựa cho thấy, TNXHDN của Công ty được phản ánh bởi 04 yếu tố theo thứ tự tác động giảm dần là Nhân viên, Môi trường, Đối tác và Cộng đồng với các hệ số Beta lần lượt là 0.754; 0.626; 0.458; 0.335. Chính vì thế, để gia tăng Khả năng sinh lời trên cơ sở thực hiện THXNDN, Công ty cần gia tăng các lợi ích kinh doanh của mình thông qua việc thực hiện TNXHDN với từng đối tượng liên quan cụ thể theo thứ tự ưu tiên là Nhân viên, Môi trường, Đối tác và Cộng đồng.

Tuy nhiên, vấn đề thực hiện TNXHDN chưa được Ban lãnh đạo Công ty quan tâm đúng mức, chỉ một số ít cán bộ quản lý cấp cao nhận thức được ý nghĩa của việc thực hiện TNXHDN thành một chương trình rõ ràng. Do đó, các hoạt động về TNXHDN của Công ty được thực hiện rất rời rạc và chỉ mang tính thời điểm. Chính vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần có chương trình thực hiện TNXHDN cụ thể, hợp lý trên cơ sở cân đối nguồn lực đối với cả 4 phương diện: Nhân viên, Môi trường, Đối tác và Cộng đồng.

Tóm lại, Chương 4 đã trình bày các kết quả có được từ việc phân tích dữ liệu tác giả thu thập. Trong đó, cỡ mẫu nghiên cứu là 230, đã được thống kê theo Giới tính, Độ tuổi, Trình độ học vấn, Thời gian công tác của đối tượng được khảo sát. Qua đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha, kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA, mô hình nghiên cứu điều chỉnh gồm 8

Một phần của tài liệu NguyễnTiếnTùng-1906020296-QTKD26 (Trang 76 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)