Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng kháchhàng cá nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) chi nhánh Ba Đình (Trang 33 - 37)

1.2.3.1. Nhân tố khách quan

Theo Ngô Thị Bích Ngọc (2012): “Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng khách hàng cá nhân chủ yếu là các yếu tố về môi trường kinh tế xã hội, pháp luật, các đối thủ cạnh tranh của ngân hàng.”

Về môi trường kinh tế xã hội:

Môi trường kinh tế xã hội có ảnh hưởng lớn đến tín dụng ngân hàng nói chung và tín dụng khách hàng cá nhân nói riêng. Một môi trường kinh tế, xã hội ổn định khiến người dân có tâm lý yên tâm hơn về thu nhập của mình trong tương lai dẫn đến nhu cầu tiêu dùng của họ sẽ tăng lên; do đó ngân hàng có thêm tiềm năng để phát triển tín dụng khách hàng cá nhân. Ngược lại, kinh tế suy thoái, xã hội rối ren, người dân chỉ mong muốn đảm bảo được mức sống ở thời điểm hiện tại mà không có nhu cầu vay mượn để thỏa mãn các nhu cầu cao hơn do e ngại khả năng trả nợ của bản thân trong tương lai, điều này gây ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng nói chung.

Về môi trường pháp luật:

Mội trường pháp luật ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các ngân hàng thương mại. Một hệ thống pháp luật chặt chẽ, minh bạch sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, hoạt động của các ngân hàng được diễn ra một cách thông suốt, hạn chế những rủi ro không đáng có, góp phần nâng cao được hiệu quả tín dụng. Nếu những văn bản luật không rõ ràng, chặt chẽ, có nhiều khe hở sẽ gây ra nhiều tổn thất cho các bên tham gia.

Một hệ thống pháp lý ổn định, thống nhất tạo điều kiện thuận lợi cho NHTM xây dựng được đường lối phát triển theo quỹ đạo ổn định, ngăn chặn kịp thời những rủi ro, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng; đồng thời các cơ quan chức năng có thể kiểm tra kiểm soát và ổn định tiền tệ quốc gia.

Về đối thủ cạnh tranh:

Đối thủ cạnh tranh luôn là nhân tố ảnh hưởng lớn đến sự phát triển hoạt động kinh doanh của các thành phần trong nền kinh tế. Trong lĩnh vực ngân hàng thì cạnh

tranh về lãi suất, sản phẩm, chính sách tín dụng… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân của NHTM.

Về năng lực tài chính và thói quen tiêu dùng của người dân:

Năng lực tài chính là nhân tố quyết định hạn mức cho vay và là điều kiện tiên quyết khi xét duyệt hồ sơ. Ngoài ra thói quen tiêu dùng, vay mượn tại các vùng miền cũng khác nhau; điều đó ảnh hưởng lớn đến việc phát triển tín dụng.

1.2.3.1.Nhân tố chủ quan

Luận văn Thạc sỹ của Ngô Thị Bích Ngọc- Đại học Kinh tế quốc dân (2012) đã chỉ rõ rằng các nhân tố chủ quan xuất phát từ chính nội tại của ngân hàng, đây là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của một ngân hàng trên thị trường. Cụ thể như sau:

Chiến lược cho vay của ngân hàng:

Đây là điều kiện tiên quyết để phát triển tín dụng khách hàng cá nhân. Trong kế hoạch phát triển của các ngân hàng thường xem nhẹ chiến lược để phát triển nhóm khách hàng cá nhân làm đối tượng tiềm năng của riêng ngân hàng mình. Tín dụng khách hàng cá nhân là một phần quan trọng trong hoạt động của ngân hàng; vì vậy định hướng chiến lược của mỗi ngân hàng là tập trung vào bán buôn, tập trung vào bán lẻ hay tiến hành song song sẽ quyết định khả năng phát triển tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng đó.

Chiến lược kinh doanh có thể là đường lối, phương hướng hoạt động của một ngân hàng, mỗi ngân hàng có một chiến lược kinh doanh khác nhau. Chiến lược kinh doanh quyết định quy mô, cơ cấu, chính sách tín dụng và hướng phát triển các sản phẩm tín dụng trong ngân hàng.

Chính sách tín dụng của ngân hàng là hệ thống những quy trình, quy định của các sản phẩm tín dụng cá nhân. Chính sách tín dụng của ngân hàng vạch ra hướng phát triển và khung tham chiếu rõ ràng để làm căn cứ khi triển khai từng sản phẩm. Chính sách tín dụng rõ ràng, ổn định sẽ giúp cho nhân viên thuận lợi hơn trong việc chào bán sản phẩm tới khách hàng.

Tính cạnh tranh của sản phẩm:

Hiện nay, các ngân hàng buộc phải cạnh tranh lẫn nhau để tồn tại và phát triển. Muốn tồn tại và phát triển thì những yếu tố nội lực từ chính ngân hàng luôn là nền tảng; còn để tạo ra thương hiệu, vị thế của mình thì các ngân hàng cần tạo ra sự khác biệt từ chính sản phẩm mình mang tới cho khách hàng. Mỗi ngân hàng cần tạo ra được sự khác biệt vượt trội trong chính sách tín dụng, sản phẩm, dịch vụ và khách hàng mục tiêu so với các đối thủ khác. Chính yếu tố khác biệt này đã làm nên tính đa dạng trong các sản phẩm tín dụng khách hàng cá nhân của mỗi ngân hàng và góp phần tích cực trong công cuộc phát triển tín dụng cá nhân của mỗi ngân hàng.

Trong tín dụng khách hàng cá nhân thì sự phong phú về sản phẩm là thực sự cần thiết bởi nhu cầu của người dân ngày càng phong phú, nếu ngân hàng thiết lập được các bộ sản phẩm cho đầy đủ các loại tầng lớp trong xã hội, không để trống bất kỳ một phân khúc nào thì khả năng phát triển tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng đó ngày càng cao và được nhiều người biết đến.

Uy tín và năng lực tài chính của ngân hàng:

Năng lực tài chính là một trong những thế mạnh của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Môt ngân hàng có năng lực tài chính tốt sẽ có nguồn lực để phát triển hoạt động kinh doanh, tạo được sự tin tưởng từ khách hàng. Uy tín của ngân hàng được đánh giá thông qua một quá trình hoạt động lâu dài. Uy tín không phải là yếu tố bền vững mà rất cần sự nỗ lực không ngừng của ngân hàng để giữ gìn và phát huy.

Chất lượng đội ngũ nhân sự:

Nguồn lực con người là rất quan trọng mà bất kì một doanh nghiệp hay tổ chức nào cũng phải quan tâm. Một đội ngũ nhân sự giỏi sẽ giúp cho ngân hàng kinh doanh hiệu quả khi cho vay mà lại tránh được nhiều rủi ro trong quá trình triển khai cho vay.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản về NHTM, tín dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân của NHTM, đây là nhân tố quan trọng đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho bản thân các NHTM. Đồng thời, chương 1 nêu rõ các chỉ tiêu, nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân của NHTM nói chung. Qua đó trang bị được các kiến thức cơ bản, những cơ sở lý luận chung giúp cho việc nhìn nhận và đánh giá được đầy đủ, chính xác về thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Eximbank chi nhánh Ba Đình sẽ được đề cập trong chương 2 của luận văn. Đồng thời tạo tiền đề cho việc đề xuất những giải pháp phù hợp, mang tính khả thi cao góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân, đảm bảo cho ngân hàng kinh doanh ổn định, phát triển bền vững và có hiệu quả.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) chi nhánh Ba Đình (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w