hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Ba Đình
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Ba Đình đã dần lấy được thương hiệu trong lòng khách hàng trong suốt quá trình hoạt động của mình. Tuy nhiên, đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trong nước và nước ngoài trong thời kỳ hội nhập đã đặt ra cho Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Ba Đình những thách thức và khó khăn không nhỏ trong quá trình định vị thương hiệu; vì vậy, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam buộc phải thay đổi mình để có thể đứng vững và phát triển.
Mới đầu đi vào triển khai cho vay cá nhân từ năm 2005, sản phẩm còn nghèo nàn, luôn đi sau các ngân hàng khác nên doanh thu từ mảng tín dụng cá nhân thường không đáng kể. Nhờ có tầm nhìn chiến lược với kinh nghiệm quản trị ngân hàng, ngay từ đầu năm 2010, ban lãnh đạo của ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam đã xác định việc hệ thống bán lẻ là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển của ngân hàng.
Với mục tiêu này, ngân hàng đã liên tục nghiên cứu, tung ra thị trường các sản phẩm phục vụ cho đối tượng khách hàng cá nhân với nhiều tiện ích vượt trội hơn hẳn so với trước đây, nhiều sản phẩm bán lẻ đã chiếm được cảm tình từ phía khách hàng.
Tín dụng cá nhân cũng là một phần trong hoạt động ngân hàng bán lẻ, tuy nhiên kết quả kinh doanh của mảng này tính đến thời điểm hiện tại chưa tương xứng với định hướng hoạt động của ngân hàng. Để có thể thấy được điều này luận văn xin đi sâu vào phân tích thực trạng tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Ba Đình trong giai đoạn từ 2016 đến 2020.
2.2.1. Quy trình tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Ba Đình
- Bước 1: Nhân viên tín dụng thu thập thông tin liên quan đến khoản vay của khách hàng
Mục đích của việc thu thập thông tin liên quan đến khoản vay của khách hàng để làm cơ sở phân tích và đánh giá các khoản vay từ đó đưa ra quyết định cho vay cũng như đánh giá được mức độ rủi ro đối với khoản vay, mức độ hiểu biết khách hàng phụ thuộc vào lượng thông tin thu thập và khả năng xử lý hiệu quả nguồn thông tin đó. Các nguồn thông tin chủ yếu về khách hàng cần thu thập bao gồm:
+ Thông tin về tư cách pháp lý
+ Thông tin phản ánh về tính hình tài chính của khách hàng
+ Thông tin về kế hoạch trả nợ cũng như mục đích vay vốn của khách hang
- Bước 2: Nhân viên tín dụng thẩm định hồ sơ tín dụng
Đây là bước quan trọng nhất trước khi đưa ra quyết định cho vay, liên quan trực tiếp đến khoản vay do đó đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, lòng yêu nghề, kiến thức, kỹ năng thẩm định để có thể đánh giá được mức độ rủi ro của khoản vay.
- Bước 3: Ra quyết định cho vay
Sau khi thực hiện thẩm định nếu ngân hàng đồng ý cho vay, ngân hàng sẽ thông báo đến khách hàng đồng thời soạn thảo các điều khoản hợp đồng tín dụng bao gồm các thông tin như lãi suất, số tiền cho vay, thời hạn vay, quyền và trách nhiệm của các bên... Nếu không đồng ý cho vay, ngân hàng sẽ gửi thông báo đến khách hàng.
- Bước 4: Thực hiện giải ngân và quản lý nợ sau khi cho vay
Sau khi khách hàng ký nhận nợ, ngân hàng sẽ thực hiện giải ngân. Định kỳ sau khi giải ngân, nhân viên tín dụng phụ trách sẽ tiến hành thẩm định đánh giá lại khách hàng, một số trường hợp sẽ tiến hành thẩm định không báo trước.
Quy trình cho vay khách hàng cá nhân cũng có nhiều điểm bất cập. Điều này xuất phát từ chính cơ cấu tổ chức của ngân hàng. Một nhân viên tín dụng hay chuyên viên quan hệ khách hàng phải ôm khá nhiều đầu công việc, do vậy làm mất đi hiệu quả trong việc tìm kiếm, khai thác khách hàng và gia tăng nhiều rủi ro trong hoạt động thẩm định.