Tổ chức dạy học bài toán hình học phẳng lớp 9 theo hướng rèn luyện tư

Một phần của tài liệu Rèn luyện tư duy sáng tạo của học sinh thông qua một số bài toán cơ bản hình học 9 (Trang 76)

9. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Tổ chức dạy học bài toán hình học phẳng lớp 9 theo hướng rèn luyện tư

tư duy sáng tạo cho học sinh

Với cách hƣớng dẫn học sinh khai thác bài toán ở trên, giáo viên giúp học sinh tìm đƣợc một hệ thống các câu hỏi khác nhau đƣợc nâng dần về mức độ khó. Giáo viên sẽ tùy thuộc vào trình độ học sinh sẽ lựa chọn hình thức dạy học và nội dung dạy học phù hợp. Lớp học có học sinh nhận thức tốt sẽ lựa chọn nhiều hơn các câu hỏi khó và giáo viên không cần gợi ý quá nhiều về các hƣớng phát triển bài toán. Ngƣợc lại với lớp học có học sinh nhận thức trung bình khá, giáo viên sẽ lựa chọn nội dung phù hợp và trong mỗi

69

phần phải có những gợi ý và hƣớng dẫn cụ thể. Giáo viên sẽ tổ chức dạy học trên chuỗi các hoạt động, trong từng hoạt động cụ thể sẽ lựa chọn hình thức dạy học cho phù hợp.

Ví dụ 2.3. Tổ chức lớp học dạy bài toán liên quan đến tam giác vuông để phát triển tư duy cho học sinh

Để dạy học bài toán này giáo viên sẽ dạy trên chuỗi 4 hoạt động: Hoạt động 1: Tìm hiểu bài toán.

Trong hoạt động này giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân để tìm hiểu bài toán có thể có những dạng câu hỏi nào với giả thiết đã cho.

Hoạt động 2: Câu hỏi liên quan đến tính toán hình học. Giáo viên tổ chức lớp học làm việc cá nhân để giải quyết cụ thể câu hỏi liên quan đến tính toán hình học.

Hoạt động 3: Chứng minh các biểu thức hình học.

Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm hai thảo luận để tìm ra những kết luận quan đến chứng minh đ ng thức hình học. Sau khi tìm đƣợc kết luận, học sinh trình bày lời giải kết luận mình tìm ra.

Hoạt động 4: Các câu hỏi chứng minh song song, vuông góc, đ ng thức liên quan đến giá trị lƣợng giác. Giáo viên chia lớp học thành 3 hoặc 4 nhóm yêu cầu học sinh về nhà trình bày nội dung của nhóm mình và thuyết trình trƣớc lớp sản phẩm của nhóm trong tiết học sau.

Cụ thể nhƣ sau Hoạt động 1

Hình thức dạy học: HS làm việc cá nhân.

Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ:

Hãy tìm những kết luận của bài toán: ChoABC vuông tạiA AB, AC, đƣờng cao AH.

Học sinh sẽ vận dụng kiến thức đã học cùng với việc chuẩn bị ở nhà để tƣ duy tìm ra những câu hỏi của bài toán này.

70

Câu hỏi 1: Các câu hỏi liên quan đến tính toán cạnh, góc, chu vi, diện tích. Câu hỏi 2: Chứng minh các biểu thức đ ng hình học.

Câu hỏi 3: Các bài toán chứng minh vuông góc, song song, đồng quy, th ng hàng.

Câu hỏi 4: Chứng minh các đ ng thức liên quan đến giá trị lƣợng giác. Hoạt động 2: Các câu hỏi liên quan đến tính toán hình học.

Hình thức tổ chức lớp học: HS làm việc cá nhân.

Sau khi chốt đƣợc những dạng câu hỏi của bài toán ban đầu. Giáo viên tổ chức lớp học làm việc cá nhân để giải quyết cụ thể câu hỏi liên quan đến tính toán hình học.

Sau khi yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ giáo viên quan sát hỗ trợ những học sinh gặp khó khăn bằng những gợi ý. Giáo viên lựa chọn ba học sinh các các cách cho số liệu khác nhau lên bảng trình bày.

Khi học sinh trình bày xong. Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức và chốt những hƣớng mà học sinh có thể làm trong câu hỏi liên quan đến tính toán nhƣ sau:

- Cho trƣớc hai cạnh bất kì của tam giác vuông, hay một cạnh của tam

giác vuông và chiều cao của tam giác, một cạnh của tam giác vuông và hình chiếu của cạnh đó trên cạnh huyền,...

- Cho trƣớc một cạnh bất kì và tỉ số hai cạnh còn lại.

- Cho trƣớc một cạnh và một góc, hoặc cho trƣớc một cạnh và giá trị lƣợng giác của góc.

Hoạt động 3: Chứng minh biểu thức hình học.

Hình thức dạy học: HS hoạt động theo nhóm đôi

Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm hai thảo luận để tìm ra những câu hỏi liên quan đến chứng minh đ ng thức hình học. Cũng giống nhƣ hoạt động 2 giáo viên quan sát, đóng vai trò là chuyên gia để gợi mở vấn đề cho học sinh. Cách gợi mở của giáo viên nhƣ cách khai thác bài toán.

71

Sau khi học sinh hoạt động nhóm giáo viên cùng học sinh tổng kết những câu hỏi chứng minh đ ng thức hình học. Sau đó cho mỗi nhóm học sinh chứng minh đ ng thức mà nhóm mình nghĩ ra.

Giáo viên lựa chọn các câu hỏi hay và mời đại diện nhóm lên trình bày lời giải. Sau đó GV chốt nội dung và cùng học sinh liệt kê những đ ng thức hình học mà học sinh phát hiện đƣợc.

Hoạt động 4: Các câu hỏi chứng minh song song, vuông góc, đ ng thức liên

quan đến giá trị lƣợng giác.

Hình thức dạy học: Làm việc theo nhóm và giao bài tập về nhà.

Giáo viên chia lớp học thành 3 hoặc 4 nhóm yêu cầu học sinh về nhà trình bày nội dung của nhóm mình và thuyết trình trƣớc lớp sản phẩm của nhóm trong tiết học sau.

Nhóm 1: Giáo viên gợi ý các câu hỏi liên quan đến diện tích của đa giác, định hƣớng học sinh làm các câu hỏi 11), 12).

Nhóm 2: Giáo viên gợi ý các câu hỏi liên quan đến diện tích của đa giác, định hƣớng học sinh làm các câu hỏi 14), 15).

Nhóm 3: Giáo viên gợi ý các câu hỏi liên quan đến giá trị lƣợng giác của góc định hƣớng học sinh làm các câu hỏi 16), 17).

Trong tiết học sau, giáo viên cho các nhóm treo sản phẩm của mình trong lớp, đánh giá nhanh nhóm có sản phẩm tốt nhất (trình bày đẹp, nội dung chính xác). Sau đó giáo viên gọi các nhóm thuyết trình sản phẩm của mình.

Giáo viên nhận xét, đƣa ra lời giải chính xác và cho điểm từng nhóm.

Hoạt động 5: Củng cố

- Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà tổng hợp các câu hỏi của bài toán liên quan đến tam giác và yêu cầu học sinh suy nghĩ thêm những câu hỏi khác. - Giáo viên yêu cầu học sinh xây dựng bài toán tƣơng tự với các hình vẽ khác: tam giác thƣờng, tam giác cân, tứ giác,.

72

Kết luận chƣơng 2

Chƣơng 2 của luận văn đã làm r cách giáo viên giúp học sinh khai thác một số bài toán hình học ph ng 9 theo hƣớng rèn luyện tƣ duy cho học sinh. Trong mỗi bài toán cụ thể giáo viên đã hƣớng dẫn học sinh tự phát hiện, tìm tòi, tự đặt ra câu hỏi và tìm cách giải quyết các câu hỏi đó. Từ những dữ kiện có sẵn của đề bài học sinh biết có thể tự tìm các câu hỏi tƣơng tự, đặc biệt hóa bài toán, tìm câu trả lời cho câu hỏi bài toán còn đúng không khi thay đổi giả thiết ban đầu. Ngoài ra, giáo viên hƣớng dẫn học sinh tìm cách giải cho bài toán có yếu tố chuyển động (dạng bài toán mà học sinh thƣờng hay gặp khó khăn). Trong quá trình dạy học nếu giáo viên khai thác tốt, vận dụng đồng bộ các biện pháp giáo dục thông qua dạy học một số bài toán cơ bản hình học 9 thì sẽ phát huy tốt việc rèn luyện và phát triển tƣ duy cho học sinh. Đồng thời luận văn cũng trình bày ví dụ về cách lựa chọn hình thức dạy học, lựa chọn kiến thức để dạy học theo hƣớng phát triển tƣ duy học sinh.

73

CHƢƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

- Nhằm kiểm nghiệm giả thiết khoa học mà luận văn đã đề xuất qua

thực tế dạy hình học 9 trong chƣơng trình Toán THCS.

- Thực nghiệm còn nhằm thử nghiệm các ví dụ về việc rèn luyện tƣ duy

sáng tạo của học sinh qua một số bài toán cơ bản hình học 9. Qua đó đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả và tác dụng của các vấn đề đã đƣợc đề xuất.

3.2. Nội dung thực nghiệm

- Giáo viên soạn giáo án, soạn phiếu bài tập trên lớp, phiếu bài tập về

nhà cho học sinh.

- Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, tiến hành dạy thực nghiệm một số tiết đã chọn theo giáo án đã chuẩn bị.

- Thu thập thông tin phản hồi của học sinh qua từ nhiều kênh khác nhau

nhƣ : qua sự hứng thú của học sinh, qua các bài kiểm tra, các phiếu học tập đã phát cho HS, qua kết quả học sinh làm bài tập ở nhà,…

- Đánh giá chất lƣợng, hiệu quả và tính khả thi của phƣơng pháp phát triển tƣ duy sáng tạo mà luận văn đã đƣa ra.

3.3. Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm

3.3.1. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm sư phạm

- Thực nghiệm sƣ phạm đƣợc tiến hành tại trƣờng THCS Dịch Vọng Hậu, phƣờng Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

- Lớp thực nghiệm: Lớp 9A6. - Lớp đối chứng: Lớp 9A1.

3.3.2. Thời gian thực nghiệm sư phạm

Thời gian thực nghiệm từ ngày 15 tháng 08 đến ngày 20 tháng 10 năm 2021.

74

3.3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Chúng tôi dựa vào phân phối chƣơng trình để lập kế hoạch dạy học. Sử dụng sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo để soạn giáo án. Sau đó tiến hành các hoạt động dạy học theo kế hoạch đã chuẩn bị. Trong quá trình dạy chúng tôi kiểm tra đánh giá kết quả học tập bằng các bài kiểm tra định kì. Bên cạnh đó chúng tôi đánh giá chất lƣợng giờ học để điều chỉnh kế hoạch dạy và tiến hành các hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả của sự điều chỉnh, thu nhận thông tin phản hồi từ giáo viên và học sinh.

Thực nghiệm đƣợc thực hiện đồng thời giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm do cùng một giáo viên giảng dạy. Trƣớc khi giảng dạy chúng tôi làm một số việc nhƣ sau :

- Trao đổi với giáo viên dạy Toán, giáo viên chủ nhiệm để phân loại học sinh và biết tình hình học tập của học sinh.

- Lấy kết quả học tập môn Toán của học sinh trong năm học lớp 9 và

phân loại học sinh.

- Phát phiếu khảo sát đã chuẩn bị sẵn để tìm hiểu năng lực học tập, sự

quan tâm và mức độ hứng thú của các em đối với môn Toán.

- Dự giờ của các giáo viên dạy môn Toán hình học 9 nội dung kiến thức là chƣơng I Hình học 9.

Ngoài ra, chúng tôi còn kết hợp một số phƣơng pháp khác nhƣ : quan sát, tổng kết kinh nghiệm, thu thập và phân tích số liệu,phát phiếu điều tra, … Việc rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy là rất quan trọng. Từ đó giáo viên rút ra kinh nghiệm, những điều chỉnh kịp thời và bổ sung nhằm nâng cấp tính khả thi ở cho những tiết học sau, những lần thử nghiệm sau.

3.3.4. Tiến hành thực nghiệm

Để tiến hành thực nghiệm, chúng tôi chọn lớp thực nghiệm là lớp 9A6 và lớp đối chứng là lớp 9A1 ở trƣờng THCS Dịch Vọng Hậu, phƣờng Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Trƣờng THCS Dịch Vọng

75

Hậu là một trƣờng có thành tích giảng dạy và học tập tốt của thành phố. Các tiếu chí để lựa chọn các lớp thực nghiệm :

- Có sự đồng đều về lực học của hai lớp thực nghiệm.

- Sĩ số học sinh tƣơng đối cân bằng : lớp 9A6 có 42 HS, lớp 9A1 có 40 HS. - Hai lớp cùng một giáo viên Toán giảng dạy.

Khi tiến hành thực nghiệm, ở lớp thực nghiệm, giáo viên sử dụng giáo án đƣợc soạn theo phƣơng pháp đƣợc nêu trong chƣơng 2 của luận văn, có sự đổi mới phƣơng pháp dạy theo hƣớng tích cực tại lớp đối chứng. Giáo viên sử dụng giáo án giảng dạy theo phƣơng pháp mới, kết hợp với sử dụng công nghệ thông tin và phần mềm dạy học, nội dung nhƣ sách giáo khoa.

Sau mỗi giờ học, đƣợc sự góp ý từ các đồng chí giáo viên dự giờ, chúng tôi rút kinh nghiệm về kế hoạch dạy học đƣa ra, điều chỉnh, bổ sung kịp thời trong các giờ học tiếp theo.

3.4. Kết quả thực nghiệm

Đánh giá kết quả thực nghiệm dựa trên các cơ sở sau :

- Dựa vào ý kiến nhận xét, đóng góp của các giáo viên tham gia thực nghiệm sƣ phạm và kết quả và số lƣợng bài tập học sinh làm đƣợc khi giáo viên giao về nhà, kết quả bài kiểm tra định kì.

- Dựa vào bảng thông kế kết quả học tập của học sinh.

3.4.1. Đánh giá thông qua quan sát sư phạm

Để kiểm tra phù hợp với trình độ học sinh, bám sát nội dung của bài học. Đề kiểm tra có sự phân loại r ràng, học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản và sáng tạo, linh hoạt trong giải toán là có thể làm đƣợc bài.

Qua quan sát sƣ phạm, tại lớp thực nghiệm, học sinh hào hứng với việc học, tích cực hoạt động, tìm tòi, chủ động tham gia vào quá trình học tập hơn lớp đối chứng. Đặc biệt, học sinh tại lớp thực nghiệm có nhiều cách giải hơn, phát triển đƣợc bài toán theo nhiều hƣớng, lời giải thể hiện nắm chắc kiến thức với lý luận logic.

76

Qua phân tích định tính, có thể kh ng định rằng trong và sau quá trình dạy thực nghiệm, học sinh các lớp thực nghiệm mạnh dạn tự tin hơn, tƣ duy của các em đƣợc hoạt động nhiều hơn. Việc giải quyết các vấn đề, các bài tập khó, phức tạp trở nên dễ dàng hơn, các em luôn có các hƣớng khác nhau để giải quyết tình huống có vấn đề. Học sinh hiểu sâu và có cái nhìn khái quát về bài tập, có thêm những cách giải hay và độc đáo.

3.4.2. Đánh giá thông qua kết quả bài kiểm tra thường xuyên

Bảng 3.1. Kết quả bài kiểm tra thường xuyên

Điểm 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng số bài Lớp Thực nghiệm 0 2 4 10 10 8 6 2 42 Lớp đối chứng 0 7 8 8 8 5 4 0 40

Biểu đồ 3.1. Điểm bài kiểm tra thường xuyên của lớp thực nghiệm

0 2 4 6 8 10 12

77

Biểu đồ 3.2. Điểm bài kiểm tra thường xuyên của lớp đối chứng

Bảng 3.2. Kết quả bài kiểm tra giữa kì I

Điểm 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng số bài Lớp Thực nghiệm 0 2 4 10 10 8 7 1 42 Lớp đối chứng 0 3 8 12 8 5 4 0 40

Biểu đồ 3.3. Điểm bài kiểm tra thường xuyên của lớp thực nghiệm

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Điểm 3 Điểm 4 Điểm 5 Điểm 6 Điểm 7 Điểm 8 Điểm 9 Điểm 10

0 2 4 6 8 10 12 14

78

Biểu đồ 3.4. Điểm bài kiểm tra thường xuyên của lớp đối chứng

Điểm Trung bình : Điểm 5.

Điểm khá giỏi : lớn hơn hoặc bằng 7.

Lớp thực nghiệm có 40/42 (95%) đạt điểm trung bình trở lên. Trong đó có khoảng 62% khá giỏi ; có 6 học sinh đạt điểm 9 và 2 học sinh đạt điểm tuyệt đối.

Lớp đối chứng có 32/42 (76%) đạt điểm trung bình trở lên. Trong đó có 42,5% khá giỏi; không có em nào đạt điểm tuyệt đối và có 4 em đạt điểm 9.

Căn cứ vào kết quả kiểm tra trên, ta thấy so với lớp đối chứng điểm dƣới trung bình của lớp thực nghiệm đã giảm, các điểm trên trung bình tăng. Bƣớc đầu nhận thấy những tín hiệu tích cực của phƣơng pháp.

0 2 4 6 8 10 12 14

79

Kết luận chƣơng 3

Qua thực tế giảng dạy, phân tích các kết quả đánh giá định lƣợng (kết quả các bài kiểm tra, kết quả bài tập về nhà của học sinh) và định tính (sự

Một phần của tài liệu Rèn luyện tư duy sáng tạo của học sinh thông qua một số bài toán cơ bản hình học 9 (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)