Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Sử dụng thí nghiệm và bài tập thực nghiệm phần halogen nhằm phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh (Trang 138)

Dựa vào kết quả TNSP và qua việc xử lí số liệu TNSP cho thấy: Kết quả kiểm tra ở các lớp ThN cao hơn lớp ĐC.

- Tỷ lệ HS yếu kém và TB của lớp ThN thấp hơn lớp ĐC, tỉ lệ HS khá giỏi của lớp ThN cao hơn lớp đối chứng (Bảng 3.7, Biểu đồ 3.1)

+ Điểm trung bình kiểm tra của lớp ThN luôn cao hơn lớp ĐC, chứng tỏ lớp ThN có nhiều điểm cao hơn lớp ĐC; HS lớp ThN nắm vững và vận dụng kiến thức, có kỹ năng tốt hơn lớp ĐC. (Bảng 3.6)

+ Độ lệch chuẩn S của các lớp ThN luôn nhỏ hơn lớp ĐC chứng tỏ độ phân tán của lớp ThN thấp hơn lớp ĐC.(Bảng 3.6)

- Đồ thị đường lũy tích của lớp ThN nằm bên phải, phía dưới đồ thị đường lũy tích của lớp ĐC, chứng tỏ chất lượng học tập của HS lớp ThN cao hơn lớp ĐC.

- Hệ số biến thiên giá trị điểm số của lớp ThN nhỏ hơn của lớp ĐC, chứng tỏ mức độ phân tán điểm số quanh điểm trung bình của lớp ThN là nhỏ hơn lớp ĐC, chất lượng của lớp ThN đồng đểu hơn (Bảng 3.6).

Như vậy, qua kết quả ThN có thể thấy, sau khi sử dụng TN và BTThN kết hợp các PPDH tích cực như PPDH hợp tác đã giúp HS hình thành và phát triển NL ThNHH; góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 1 2 3 4 0.00% 19.15% 51.06% 29.79% 6.52% 30.43% 52.17% 10.87%

Biểu đồ phân loại HS thông qua kết quả bài kiểm tra

Tiểu kết chương 3

Trong chương 3 tôi đã trình bày về quá trình TNSP và xử lí kết quả TNSP bao gồm: - Xác định mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung kế hoạch TNSP.

- Tiến hành TNSP tại 2 lớp 10 ở trường THPT Chúc Động – Hà Nội; tiến hành dạy và thực hiện bài kiểm tra đánh giá chất lượng giờ học, đánh giá sự phát triển NL ThNHH của HS thông qua bảng kiểm quan sát, đánh giá của GV và phiếu tự đánh giá của HS.

Từ kết quả TNSP và thông qua việc xử lí số liệu thu được tôi nhận thấy:

- NL ThNHH của HS lớp ThN đã phát triển tốt hơn, thể hiện rõ rệt hơn qua bảng kiểm quan sát đánh giá của GV và phiếu tự đáng giá của HS.

- HS lớp ThN đạt được chất lượng học tập tốt hơn HS lớp ĐC, thể hiện qua kết quả bài kiểm tra như giá trị điểm trung bình cao hơn, có độ ổn định và đồng đều hơn. Như vậy, các kết quả thu được căn bản đã xác nhận giả thuyết khoa học đã nêu ra và tính khả thi hiệu quả của đề tài.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Sau khi hoàn thành nghiên cứu đề tài “Sử dụng thí nghiệm và bài tập thực nghiệm phần Halogen nhằm phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh”,tôi đã thu được một số kết quả như sau về lý luận và thực tiễn:

- Tổng quan cơ sở lí luận của đề tài về NL, NL ThNHH. Nghiên cứu một số PPDH tích cực (PPDH theo nhóm, PP sử dụng TN) nhằm phát triển NL ThNHH cho HS. - Điều tra thực trạng dạy và học Hóa học của GV và HS tại trường THPT ở Hà Nội trong việc phát triển NL ThNHH cho HS, từ đó phân tích kết quả điều tra làm cơ sở thực tiễn của đề tài.

- Phân tích nội dung kiến thức về TN và BTThN hóa học phần halogen chương trình hóa học phổ thông; nội dung cấu trúc chương Nhóm halogen Hóa học 10 từ đó hoàn thành các nhiệm vụ sau:

+ Tuyển chọn, xây dựng hệ thống TNHH và BTThN chương Nhóm halogen nhằm định hướng rèn luyện, phát triển NL ThNHH cho HS.

+ Nghiên cứu các biện pháp sử dụng hệ thống các TNHH và BTThN trong dạy học để phát triển NL ThNHH cho HS.

+ Xác định ra ba biện pháp để hình thành và phát triển NL THHH cho HS trong chương Nhóm halogen, bao gồm: Sử dụng TN thông thường của GV và HS; sử dụng hình ảnh, TN ảo và phương tiện kĩ thuật hiện đại; sử dụng TNHH kết hợp với phương pháp dạy học tích cực; sử dụng BTThN trong DHHH

+ Đã thiết kế những ví dụ trích đoạn trong các bài dạy và thiết kế giáo án bài dạy minh họa cho phương pháp rèn luyện, phát triển NL ThNHH cho HS.

- Tiến hành TNSP ở trường THPT Chúc Động – Hà Nội. Giảng dạy và kiểm tra, chấm bài và đánh giá kết quả bài kiểm tra.

Kết quả TNSP đã khẳng định được tính hiệu quả, khả thi của các đề xuất và biện pháp hình thành và phát triển NL TNHH cho HS.

Đây là hướng nghiên cứu có tính thực tiễn, phù hợp với xu hướng định hướng phát triển NL cho người học nên chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu hình thành

và phát triển NL ThNHH ở nội dung chương khác trong chương trình Hóa học 11 và 12.

2. Khuyến nghị

Xu hướng dạy học hiện nay là tăng cường vai trò chủ động củâ HS trong quá trình lĩnh hội kiến thức nhằm phát triển NL ThNHH thông qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của HS. Vì thế tôi xin đưa ra một vài đề xuất:

- Mỗi GV cần xây dựng được hệ thống TN cần tiến hành cho mỗi khối lớp theo từng chương, từng bài học phù hợp với điều kiện thực tế. GV có thể thiết kế các TN thay thế hoặc sử dụng các TN ảo thông qua phương tiện hiện đại. Từ đó vận dụng kết hợp với các PPDH tích cực giúp HS hình thành và phát triển NL ThNHH.

- GV cần tiến hành trực tiếp các TN trong bài dạy trước khi lên lớp để đảm bảo TN an toàn và thành công cũng như rút ra các chú ý cho HS sau này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trước mỗi giờ TN, GV cần kiểm tra dụng cụ, hóa chất hiện có trong phòng thí nghiệm để đưa ra các ThN có thể tiến hành được trong giờ dạy.

- GV khuyến khích HS thực hiện các TN thay thế ở nhà hoặc sử dụng phần mềm TN ảo thay cho các TN độc hại không thể thực hiện trực tiếp để kích thích hứng thú học tập ở các em.

* Với nhà trường:

- Cần thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, các lớp về thực hành TN cho cán bộ phụ trách phòng TN tập huấn để tiến hành TNHH.

- Bố trí thêm các phòng thực hành TN; hóa chất và dụng cụ để đảm bảo các em HS đều có thể được thực hiện.

- Tổ chức các cuộc thi thực hành TN cho cả HS và GV, đưa nội dung thực hành vào các kì thi HS giỏi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng việt

1. Nguyễn Thị Kim Ánh, Nguyễn Ngọc Thúy (2018), “Sử dụng hệ thống bài tập thực hành thí nghiệm phần phi kim trong dạy học hóa học nhằm phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh lớp 11”, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, trang 200-205

2. Trịnh Văn Biểu, Trang Thị Lân, Vũ Thị Thơ, Trần Thị Vân (2001), Thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học, Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng, Cao Thị Thặng(2017), Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB Đại học Sư phạm.

4. Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà (2017), Dạy và học tích cực – Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB Đại học Sư phạm.

5. Phạm Thị Bình - Đỗ Thị Quỳnh Mai - Hà Thị Thoan (2016), “Xây dựng bài tập hóa học nhằm phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh ở trường phổ thông”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 6A, trang 72-78.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thông-Chương trình tổng thể, Hà Nội.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông-Chương trình tổng thể, Hà Nội.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học (2014), Tài liệu tập huấn, kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng năng lực học sinh trường trung học phổ thông Môn Hóa học, Hà Nội.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học, Hà Nội.

10. Võ Chấp (2006), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, NXB ĐHSP Huế 11. Hoàng Thị Chiên (2013), Giáo trình thí nghiệm hóa học ở trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam.

12. Tạ Thị Chung (2018), Phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh thông qua dạy học chương 6- Hóa học 12, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.

13. Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung (2010), Phương pháp dạy học hóa học tập I, NXB Đại học Sư Phạm.

14. Nguyễn Cương, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Trần Trung Ninh, Nguyễn Mai Dung, Hoàng Văn Côi, Nguyễn Đức Dũng (2010), Thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học hóa học-tập 3, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

15. Phạm Thị Bích Đào, Đặng Thị Oanh, “Đề xuất cấu trúc và đánh giá năng lực thực nghiệm cho học sinh thông qua môn khoa học tự nhiên cấp trung học cơ sở”,

Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 9, trang 79-88.

16. Cao Cự Giác (2011), “Thiết kế và sử dụng bài tập hóa học thực nghiệm trong dạy học hóa học ở trường phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, số 259, trang 52-54

17. Cao Cự Giác (chủ biên) (2005), Lê Văn Năm, Lê Danh Bình, Nguyễn Thị Bích Hiển, Giáo trình Thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học trung học phổ thông, NXB Đại học Vinh.

18. Lê Thị Hoàng Hà, Lê Thái Hưng, Đặng Xuân Hải (2017), Đánh giá quá trình trong dạy học ở bậc phổ thông, Dự án phát triển trung học phổ thông giai đoạn 2, Tài liệu tập huấn giáo viên.

19. Đào Hồng Hạnh (2017), Phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh thông qua dạy học chương cacbon – silic hóa học 11, Luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học, Trường đại học giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

20. Lê Thị Thu Hiền, Lê Thị Thúy Vinh (2013), “Dạy học hợp tác theo nhóm môn vật lí cho học sinh trung học phổ thông”, Tạp chí giáo dục, Số 320, trang 50-53. 21. Vũ Thị Thu Hoài, Vũ Thu Trang (2020), “Sử dụng phềm mềm chemist by thix để xây dựng thí nghiệm hóa học ảo nhằm phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh trung học phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, Số 470, trang 40-45.

22. Phạm Văn Hoan, Hoàng Đình Xuân (2016), “Phát triển cho học sinh trung học phổ thông năng lực vận dụng kiến thức và giải quyết vấn đề thông qua việc sử dụng thí nghiệm hóa học hữu cơ”, Tạp chí Giáo dục, Số 393, trang 46 – 51.

23. Lý Huy Hoàng , Cao Cự Giác, Lê Hải Đăng (2017), “Xây dựng và sử dụng bài tập thực nghiệm nhằm phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ở trường đại học sư phạm”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Đồng Tháp, số 26, trang 29-35.

24. Nguyễn Thị Hồng (2018), Phát triển năng lực thực nghiệm hoá học cho học sinh thông qua dạy học phần ancol phenol, axit cacboxylic- hoá học 11, Luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học, Trường đại học giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

25. Nguyễn Công Khanh (2013), Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo cách tiếp cận năng lực, Tài liệu hội thảo “Đổi mới kiểm tra đánh giá HS ở phổ thông”, Hà Nội.

26. Lê Kim Long, Nguyễn Thị Kim Thành (2017), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

27. Thái Hoài Minh (2012), “Quy trình hướng dẫn sinh viên sư phạm sử dụng phần mềm yenka để thiết kế thí nghiệm hóa học ảo”, Tạp Chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Tập 57, Số 4, trang 93-101.

28. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2007), Phương pháp dạy học môn hóa học ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư Phạm.

29. Nguyễn Thị Trúc Phương, (2010), Sử dụng thí nghiệm để tổ chức hoạt động học tập tích cực cho học sinh lớp 11trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.

30. Trịnh Lê Hồng Phương, Lưu Thị Hồng Duyên (2015), Dùng bài tập thực nghiệm để phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học cho học sinh phổ thông,

Tạp chí khoa học trường Đại học An Giang, p.46-59

31. Nguyễn Thị Sửu, Hoàng Văn Côi (2008), Thí nghiệm hóa học ở trường phổ thông, NXB Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội

32. Trần Thị Thanh Thư (2016), “Biện pháp hình thành năng lực thực nghiệm cho sinh viên sư phạm vật lí”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, số 4, trang 163-171.

33. Trịnh Đông Thư (2021), “Sử dụng thí nghiệm ảo - giải pháp để tổ chức dạy học thực hành sinh học ở trung học phổ thông bằng hình thức online”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Tập 66, số 4G, trang 98-105.

34. Lê Thị Tươi (2016), Phát triển năng lực thực hành cho học sinh thông qua dạy học chương Nitơ – Photpho Hóa học lớp 11 trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học, Trường đại học giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Danh mục tài liệu tiếng anh

35. Christina H. Swan, John D.Mays (2014), Chemistry Experiments for High School at Home.

36. Robert Brent, Harry Lazarus (1960), The golden book of Chemistry Experiments.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 Phụ lục 1.1. Phiếu điều tra lấy ý kiến học sinh

PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH

Các bạn học sinh thân mến! Hiện nay, chúng tôi đang nghiên cứu đề tài: “Xây

dựng, sử dụng thí nghiệm và bài tập thực nghiệm phần Halogen nhằm phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh”. Để đề tài có những số liệu chân thực và khoa

học, tôi mong nhận được sự hợp tác của các bạn! (Số liệu thu được chỉ phục vụ cho mục đích khoa học).

Tôi xin chân thành cảm ơn!

(Dưới đây là các câu hỏi khảo sát của tôi. Bạn vui lòng đọc kĩ các câu hỏi và tích vào đáp án mà bạn cho là phù hợp nhất (có thể có nhiều lựa chọn).

Họ và tên: ... Học sinh lớp: …...Trường: ….………

CÂU HỎI MỨC ĐỘ Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ Câu 1: Em biết đến thí nghiệm hóa học từ nguồn

nào?

Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo Các giờ học thực hành..

Bài giảng lý thuyết trên lớp.

Các phương tiện truyền thông (internet, tv, website hóa học,..).

Câu 2: Ở trường, em có thường xuyên được tham gia thực hành TN hóa học?

Câu 3: Khi dạy học các thầy (cô) thường sử dụng dạng TN nào sau đây?

TN với dụng cụ, hóa chất thật. Hình ảnh, tranh ảnh TN. Video TN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khác: ………... Câu 4: Trong các bài kiểm tra, thầy cô có sử dụng các bài tập có liên quan hết TN để đánh giá NLThN của em không?

CÂU HỎI MỨC ĐỘ Rất thích Thích Bình thường Không thích Câu 5: Trong các giờ học được quan sát và

tự tiến hành các TN em cảm thấy thế nào?

Câu 6: Khi thầy (cô) sử dụng TN, em thích hình thức nào? GV biểu diễn TN minh họa cho bài giảng.

GV dùng TN trực tiếp hướng dẫn HS nghiên cứu kiến thức mới.

Tổ chức cho HS thực hành TN theo nhóm. Dùng hình vẽ mô phỏng, video TN hướng dẫn HS nghiên cứu bài học.

Ý kiến khác:

………

Câu 7: Trong quá trình học tập và kiểm tra, các thầy cô thường sử dụng bài tập thực nghiệm hoá học theo dạng nào sau đây?

Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ Bài tập sử dụng sơ đồ, hình vẽ, đồ thị. Bài tập liên quan đến thực tiễn cuộc sống Bài tập phân biệt, nhận biết các hóa chất chứa trong các lọ bị mất nhãn.

Bài tập nêu hiện tượng và viết PTHH giải thích hiện tượng TN.

Câu 8: Theo em năng lực thực nghiệm hóa học có mức độ quan trọng như thế nào? Rất quan trọng. Quan trọng. Bình thường. Không quan

Một phần của tài liệu Sử dụng thí nghiệm và bài tập thực nghiệm phần halogen nhằm phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh (Trang 138)