Phương pháp dạy học hợp tác

Một phần của tài liệu Sử dụng thí nghiệm và bài tập thực nghiệm phần halogen nhằm phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh (Trang 29 - 30)

Theo các tài liệu [4], [20], [26] PPDH hợp tác là phương pháp học tập trong đó HS được chia thành những nhóm nhỏ, dưới sự hướng dẫn của GV làm việc phối hợp liên kết lại với nhau chịu trách nhiệm về một mục tiêu chung. Các hoạt động cá nhân riêng biệt được tổ chức lại, liên kết hữu cơ chặt chẽ với nhau để đi đến kết quả. Mỗi thành viên không chỉ có trách nhiệm thực hiện các hoạt động chung của nhóm mà còn phải có trách nhiệm hợp tác, giúp đỡ cho các thành viên trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ được phân công. GV là người hướng dẫn, theo dõi, giám sát, giúp đỡ HS tiếp thu tri thức mới.

Học tập hợp tác không chỉ là việc HS ngồi cạnh nhau một cách cơ học, cùng nhau trao đổi, thảo luận giúp đỡ nhau, chia sẻ hiểu biết, kinh nghiệm mà còn ở mức độ cao hơn đảm bảo các yếu tố: phụ thuộc nhau một cách tích cực, tương tác mặt đổi mặt trong nhóm HS, trách nhiệm cá nhân cao, sử dụng kĩ năng giao tiếp và kĩ năng xã hội, rút kinh nghiệm trong tương tác.

PPDH hợp tác tạo ra môi trường thuận lợi cho HS học tập, tiếp nhận kiến thức, phát huy tiềm năn trí tuệ, góp phần tạo ra sự thành công của nhóm, đồng thời hướng dẫn họ biết cách rèn luyện phát triển kĩ năng hợp tác trong các hoạt động hợp tác.

nhóm ngẫu nhiễn, các nhóm cố định trong một thời gian dài, nhóm có HS khá để hỗ trợ HS yếu, phân chia theo năng lực học tập khác nhau, phân chia theo các dạng học tập, nhóm với các bài tập khác nhau.

Ví dụ như mô hình thảo luận nhóm nhanh: Nhóm thường gồm 2-4 HS trao đổi để trả lời câu hỏi, giải quyết vấn đề, phác thảo ý tưởng hay đề xuất phương án… GV cần cung cấp đầy đủ dữ liệu liên quan và có thể gợi ý các lập luận chính, các câu hỏi thảo luận cần được trình bày rõ ràng để HS dễ thấy. Có thể giao cho các nhóm những câu hỏi khác nhau nhưng có liên quan đến một vấn đề. Sau đó GV tổ chứng thảo luận trước lớp, xác nhận ý kiến đúng và hình thành kiến thức.

Một số ưu điểm của PPDH hợp tác như: tạo điều kiện cho HS hoạt động, trao đổi, khám phá, thu nhận tri thức; phát huy tính tích cực, sáng tạo, độc lập, tự chủ và khả năng ghi nhớ của HS; phát triển kĩ năng hợp tác, giao tiếp, kĩ năng xã hội cho HS đặc biệt là các HS nhút nhát có cơ hội tham gia xây dựng bài học, từ đó cải thiện mối quan hệ giữa các HS với nhau; tạo không khí sôi nổi, bình đẳng và gắn bó trong học tập. Khi tiến hành trao đổi và hợp tác, HS có cơ hội để nhận ra trình độ của bản thân về vấn đề đang thảo luận, xác định các điều cần học hỏi thêm từ các thành viên khác trong nhóm. Qua đó, giúp cho giờ học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải sự tiếp thu thụ động từ GV.

Quy trình thực hiện dạy theo nhóm bao gồm các bước sau:

Bước 1: Cả lớp làm việc chung

- GV giới thiệu chủ đề thảo luận nên vấn đề, các định nhiệm vụ nhận thức.

- Phân chia và giao nhiệm vụ cho các nhóm; quy định thời gian và phân công vị trí làm việc của các nhóm có kèm theo hướng dẫn (nếu cần)

Bước 2: HS hoạt động nhóm

- Lên các bước thực hiện công việc.

- Phân công công việc trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập. - Trao đổi ý kiến, thảo luận nhóm.

- Cử đại diện trình bày kết quả làm việc nhóm.

Bước 3: Tổng kết

- Các nhóm cử người trình bày kết quả của nhóm mình.

- Các nhóm còn lại quan sát, lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý kiến - GV tổng kết, nhận xét, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo.

1.6. Thực trạng sử dụng thí nghiệm, bài tập thực nghiệm trong dạy học nhằm phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh ở một số trường trung học phổ thông.

Một phần của tài liệu Sử dụng thí nghiệm và bài tập thực nghiệm phần halogen nhằm phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh (Trang 29 - 30)