Một số nguyên tắc khi tuyển chọn – sử dụng thí nghiệm hóa học phát triển năng lực

Một phần của tài liệu Sử dụng thí nghiệm và bài tập thực nghiệm phần halogen nhằm phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh (Trang 40 - 41)

lực thực nghiệm cho học sinh trung học phổ thông

2.2.1. Một số nguyên tắc khi tuyển chọn – sử dụng thí nghiệm hóa học phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh trung học phổ thông năng lực thực nghiệm cho học sinh trung học phổ thông

Tham khảo các tài liệu [10] [14] [17], luận văn có đưa ra một số nguyên tắc tuyển chọn và sử dụng TNHH nhằm phát triển NL ThNHH cho HS THPT

2.2.1.1 Một số nguyên tắc tuyển chọn thí nghiệm hóa học trong dạy học hóa học

Muốn các TN đi vào bài giảng hoá học ở THPT một cách có hiệu quả để từ đó phát triển NL THNHH của HS thì hệ thống các TN phải được tuyển chọn theo một số nguyên tắc sau:

- Các TN phải gắn với nội dung chương trình hóa học, bổ trợ cho việc đi thực tập sư phạm và giảng dạy hoá học ở phổ thông.

- TN phải gắn với nội dung bài giảng, tốt nhất là chọn được các TN giúp học sinh tiếp thu các kiến thức cốt lõi, trọng tâm

Ví dụ: Khi dạy nội dung liên quan đến tính chất hóa học của axit clohiđric

Kiến thức trọng tâm của bài học là phần tính chất hoá học: tính axit và tính khử. Tính axit: Làm đổi màu chất chỉ thị; tác dụng với bazơ; oxit bazơ; tác dụng với muối và tác dụng với các kim loại đứng trước (H) trong dãy hoạt động hoá học của kim loại. Vì thế GV có thể lựa chọn các TN như: HCl tác dụng với Zn,CaCO ,3

( )2

Cu OH ,CuO.

- TN phải rõ ràng, HS dễ quan sát.

Ví dụ: Khi dạy nội dung liên quan đến tính chất hóa học của HCl

Để chứng minh rằng axit HCl có khả năng tác dụng với các bazơ: GV nên sử dụng các bazơ không tan và khi tạo dung dịch có màu sắc để HS dễ quan sát hiện tượng (ví dụ: Cu(OH)2) mà không nên sử dụng các bazơ tan như NaOH vì khi thực hiện thí nghiệm hiện tượng không nổi bật. Nếu muốn sử dụng các bazơ tan nên dùng kết hợp thêm với các hoá chất khác như: phenolphtalein để hiện tượng rõ ràng hơn.

- TN khơi gợi được hứng thú với người dạy và người học - TN dễ kiếm hoá chất, đơn giản, không quá phức tạp, cầu kỳ.

Ví dụ: Bài 25: Flo – brom –iot

Do flo là chất rất độc, vì thế flo là hoá chất rất khó có sẵn trong phòng thí nghiệm cũng như các yêu cầu liên quan đến các bước tiến hành thí nghiệm rất cao. Vì thế các thí nghiệm liên quan đến tính chất của flo thì GV có thể cho học sinh quan sát hình ảnh hoặc video TN hoặc các TN mô phỏng bằng cách sử dụng phòng TN ảo thay vì tiến hành trực tiếp.

- Việc thực hiện TN không được mất quá nhiều thời gian làm ảnh hưởng đến tiến trình bài giảng.

Ví dụ: Khi dạy nội dung liên quan đến điều chế nước Gia-ven

Trong mục điều chế nước Gia-ven bằng phương pháp điện phân dung dịch muối ăn (NaCl) bão hoà có màng ngăn; quá trình điện phân có thể mất nhiều thời gian. Vì thế GV có thể giao cho HS về nhà thực hiện thí nghiệm theo nhóm và báo cáo lại kết quả hoặc quay video quá trình HS làm để tiết kiệm thời gian.

- TN an toàn, càng ít độc hại càng tốt. Nên thay các TN, hoá chất độc bằng các TN, hoá chất không độc hoặc ít độc hơn.

2.2.1.2. Một số nguyên tắc sử dụng thí nghiệm hóa học trong dạy học hóa học

Để tổ chức hoạt động học tập cho học sinh một cách có hiệu quả, kích thích được hứng thú ở người học, người giáo viên phải nghiên cứu chương trình, SGK, tài liệu tham khảo để xác định mục tiêu, lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định hình thức tổ chức và phương pháp, phương tiện dạy học thích hợp, hình thức củng cố và vận dụng kiến thức vào trong thực tế cuộc sống.

Nguyên tắc 1: Các hoạt động dạy học có lồng ghép các TN cần đảm bảo bám sát

mục tiêu cụ thể của bài học.

Nguyên tắc 2: Khi tổ chức hoạt động dạy học cần sử dụng TN phối hợp nhiều

PPDH tích cực.

Nguyên tắc 3: Tăng cường sử dụng TN theo hướng nghiên cứu. TN làm phương

tiện, công cụ và là nguồn tri thức để HS nghiên cứu, khai thác, tìm tòi kiến thức.

Nguyên tắc 4: Khi sử dụng TN để tổ chức hoạt động dạy học cần hướng đến việc

phát huy NL tư duy, tính tích cực hoạt động của HS (làm việc độc lập hoặc theo nhóm, tạo điều kiện cho HS hoạt động nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyên tắc 5: Việc tổ chức và tiến hành hoạt động là hết sức linh hoạt, tùy thuộc

vào trình độ HS và các điều kiện cụ thể.

Nguyên tắc 6: Sử dụng TN kết hợp với các phương tiện kĩ thuật hiện đại một cách

hợp lí, phù hợp với nội dung bài học

Một phần của tài liệu Sử dụng thí nghiệm và bài tập thực nghiệm phần halogen nhằm phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh (Trang 40 - 41)