0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Biện pháp 1: Sử dụng thí nghiệm thông thường

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM VÀ BÀI TẬP THỰC NGHIỆM PHẦN HALOGEN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM HÓA HỌC CHO HỌC SINH (Trang 91 -99 )

TN của GV là hình thức TN quan trọng trong DHHH. TN của GV có vai trò cung cấp kiến thức và hình thành những kỹ năng TN đầu tiên ở HS một cách chính xác

Hoạt động nghiên cứu so sánh tính khử của các hiđro halogenua

Mục đích hoạt động: Hoạt động này nhằm thực hiện mục tiêu HS đề xuất được phương án tiến hành TN so sánh tính khử của các hiđrohalogenua, nêu và giải thích được hiện tượng TN quan sát được từ đó viết PTHH và đưa ra kết luận.

Phát triển NL ThNHH của HS thông qua hoạt động thảo luận, quan sát thí nghiệm, góp phần phát triển NL hợp tác và các NL hóa học khác.

Thời gian: 15 phút

Tổ chức hoạt động: GV tổ chức sử dụng phương pháp đàm thoại, phương pháp dạy học hợp tác kết hợp với sử dụng phương tiện trực quan: TN.

Hoạt động của GV và HS

- GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS làm việc theo cặp. GV yêu cầu HS dựa vào mức oxi hóa của brom, iot dự đoán tính chất của HBr và HI?

- GV dẫn dắt: điều chế HCl trong PTN bằng cách cho NaCl rắn phản ứng với axit sunfuric đặc. Điều này chứng tỏ HCl không bị oxi hóa bởi H2SO4 đặc. Ta thể làm tương tự để điều chế HBr và HI được không? Để biết được điều đó chúng ta sẽ tiến hành TN để chứng minh.

- HS thảo luận để đề xuất hóa chất để thực hiện TN. HS quan sát GV làm TN và ghi lại các bước làm TN và giải thích một số bước làm TN và hoàn thiện trong phiếu học tập.

+) Sau khi kết thúc TN đặt bông tẩm dung dịch gì ở miệng ống? Tại sao cần làm như thế

+) Nêu hiện tượng quan sát được và giải thích. Viết PTHH, cân bằng.

- GV yêu cầu các nhóm/cặp báo cáo kết quả và gọi các HS khác nhận xét, bổ sung, sửa chữa

- GV đặt vấn đề: tại sao với KI sản phẩm khử sinh ra là H2S còn với KBr sản phẩm lại là SO2? Từ đó So sánh tính khử của KI và KBr

- Rút ra kết luận về tính khử của các ion halogenua.

Các biểu hiện NL ThNHH

Biểu hiện 1: Xác định đối tượng TN và đề xuất được hóa chất, nguyên liệu để tiến hành TN là KBr, KI và H2SO4 đặc

Biểu hiện 2: HS hiểu và trình bày được các bước tiến hành thí nghiệm giữa KBr, KI với H2SO4 đặc.

Biểu hiện 3: Biết cách quan sát, nhận xét và nêu chính xác hiện tượng TN: ống nghiệm chứa KI, giấy lọc chuyển sang màu đen và giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ

Biểu hiện 4: Giải thích dựa trên kiến thức khoa học các hiện tượng TN xảy ra.

Biểu hiện 5: Viết được PTHH của phản ứng giữa KBr, KI với axit sunfuric đặc.

Sản phẩm HS cần đạt được:

- HS đề xuất được hóa chất làm TN: KBr, KI, H2SO4 đặc

- HS nêu lại được các bước tiến hành TN thông qua quan sát: Cho vào 2 ống nghiệm một vài tinh thể KBr và KI. Thêm cả vào 2 ống H2SO4 đặc. Đun nóng nhẹ. Lấy hai mẩu giấy lọc tẩm dung dịch chì (II) axetat lên miệng 2 ống nghiệm. Sau đó đặt giấy quỳ ẩm lên miệng ống nghiệm

- HS nêu hiện tượng và giải thích và viết PTHH: ống nghiệm chứa KI, giấy lọc chuyển sang màu đen là PbS chứng tỏ H2S được sinh ra. Giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ chứng tỏ SO2 được sinh ra.

2KBr + 2H2SO→ K2SO4 + SO2 + Br2 + 2H2O 8KI +5H2SO4đ → 4K2SO4 + H2S +4I2+ 4H2O

- HS giải thích được: do

I

có tính khử mạnh hơn nên khử H SO xuống sâu hơn. 2 4 Từ đó rút ra kết luận: tính khử của các ion halogenua F Cl Br I

Hình thức đánh giá:

- Đánh giá thông qua quan sát: Thái độ học tập, ý thức trong làm việc nhóm.

- Đánh giá thông qua hỏi đáp: HS trình bày câu trả lời, báo cáo, nhận xét nhóm khác.

PHIẾU HỌC TẬP SO SÁNH TÍNH KHỬ CỦA ION HALOGENUA

1. Dựa vào mức oxi hóa của brom, iot dự đoán tính chất của HBr và HI:

……….… ……….….… 2. Thí nghiệm kiểm chứng tính chất của ion

Br

I

:

+) Hóa chất:………. +) Dụng cụ:………. +) Các bước tiến hành TN:………. ……… ……… +) Hiện tượng quan sát được:………. ……… +) Phương trình phản ứng: ……… ……… +) So sánh tính khử của các ion halogenua:……….. ………...

2.5.1.2. Sử dụng thí nghiệm của học sinh

TN HS tự làm khi học bài mới là một PPDH có hiệu quả để hình thành hệ thống khái niệm hóa học, dạy HS phương pháp nghiên cứu khoa học hóa học, rèn luyện khả năng làm việc độc lập và dùng TNHH để tìm tòi, xây dựng kiến thức mới.

Hoạt động kiểm chứng cách nhận biết các ion halogenua

Mục đích hoạt động: Hoạt động này nhằm thực hiện mục tiêu HS đề xuất được phương án tiến hành và thực hiện TN nhận biết các ion halogenua.

Phát triển NL ThNHH thông qua hoạt động thảo luận, quan sát, tiến hành TN; góp phần phát triển năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, và các NL hóa học khác.

Thời gian: 15 phút

Tổ chức hoạt động: GV tổ chức sử dụng phương pháp đàm thoại, phương pháp dạy học hợp tác kết hợp với sử dụng phương tiện trực quan: TN

Hoạt động của GV và HS

- GV giao bài tập: có bốn lọ dung dịch mất nhãn sau: NaF, NaCl, NaBr, NaI. Chỉ sử dụng một thuốc thử, hãy phân biệt các chất trên?

- GV chia nhóm, mỗi nhóm gồm 4-6HS. HS thảo luận theo nhóm đề xuất phương án nhận biết

- HS trình bày cách và giải thích cho cách nhận biệt bốn dung dịch trên. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, đề xuất các phương pháp khác.

- GV cùng cả lớp thống nhất cách nhận biết. - HS lên bảng, kẻ bảng nhận biết và viết PTHH.

- GV yêu cầu HS đề xuất các bước làm TN. HS tiến hành TN. Nhóm trưởng đọc cách tiến hành từng thí nghiệm, ghi hiện tượng quan sát được vào cột hiện tượng, kết luận.

Các biểu hiện NL ThNHH

Biểu hiện 1: Phân tích, lựa chọn phương án TN phù hợp: HS phân tích để lựa chọn được hóa chất làm TN phù hợp .

Biểu hiện 2: Đề xuất được thiết bị, dụng cụ, hóa chất, nguyên liệu để tiến hành TN: đề xuất hóa chất để nhận biết là AgNO . 3

Biểu hiện 3: Lắp dụng cụ và tiến hành độc lập TN an toàn, thành công một số TN đơn giản. HS tiến hành TN kiểm chứng: sử dụng dung dịch bạc nitrat để nhận biết các ion halogenua.

Biểu hiện 4: Biết cách quan sát, nhận xét và nêu chính xác hiện tượng TN.

Biểu hiện 5: Viết được PTHH của phản ứng giữa AgNO3 với NaCl, NaBr, NaI.

Sản phẩm HS cần đạt được:

- HS trình bày được sử dụng AgNO3 để nhận biết, nêu hiện tượng quan sát được NaF NaCl NaBr NaI

trắng vàng nhạt

vàng

AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3

AgNO3 + NaBr → AgBr + NaNO3

AgNO3 + NaI → AgI + NaNO3

- HS đề xuất được hóa chất, dụng cụ, các bước tiến hành TN: + Hóa chất: AgNO3, NaF, NaCl, NaBr, NaI.

+ Ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, công tơ hút.

+) Lấy 1 lượng nhỏ 4 hoá chất cần nhận biết vào 4 ống nghiệm riêng biệt +) Nhỏ dung dịch AgNO3 lần lượt vào 4 ống nghiệm rồi quan sát hiện tượng

Hình thức đánh giá:

- Đánh giá thông qua quan sát: Thái độ học tập, ý thức trong làm việc nhóm, thao tác thí nghiệm, kết quả thí nghiệm.

- Đánh giá thông qua hỏi đáp: HS trình bày câu trả lời, báo cáo, nhận xét nhóm khác.

- Sử dụng TN kết hợp với PPDH tích cực trong giờ TH của HS.

Khi dạy học bài thực hành, GV có thể thực hiện theo PPDH hợp tác. Qui trình cho một bài thực hành TN gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị giờ học có các TN thực hành hóa học ở nhà

GV HS

- Lựa chọn những TN khắc sâu được kiến thức trọng tâm của bài học, tiết học.

- Làm thử các TN để lựa chọn cách tiến hành TN nhanh, gọn, hiệu quả, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của mỗi trường phổ thông.

- Soạn phiếu học tập, cách tiến hành, hình ảnh TN, các câu hỏi liên quan để HS chuẩn bị.

- Tổ chức cho HS ôn tập các kiến thức hóa học của chương, bài có liên quan.

- Đọc trước nội dung bài mới, nắm được mục đích của TN.

- Đặt kế hoạch tiến hành TN, dự đoán hiện tượng xảy ra.

Bước 2: Tiến hành TNHH

GV HS

- GV nêu mục đích giờ thực hành, các quy tắc an toàn trong phòng TN.

- Kiểm tra việc chuẩn bị bài tường trình thực hành

- Thực hiện TN, quan sát hiện tượng, ghi chéo kết quả; giải thích và

- GV phân chia các nhóm thực hành, dụng cụ hóa chất, và yêu cầu sản phẩm nộp lại sau buổi thực hành.

- Hướng dẫn cách tiến hành TN dự đoán hiện tương hóa học. GV chỉnh lí, bổ sung những chú ý trong từng TNHH.

- Giáo viên tổ chức cho các nhóm HS tiến hành TN, quan sát hiện tượng, ghi chéo kết quả, giải thích hiện tượng TNHH thu được.

- Triệt để khai thác các hiện tượng quan sát để khắc sâu kiến thức và phát triển NL ThNHH cho HS phổ thông. - GV theo dõi hoạt động của từng nhóm, uốn nắn những sai xót khi cần thiết.

ứng.

- Tham gia thảo luận, trả lời câu hỏi trong phiếu học tập, ghi nhận kiến thức dưới sự hướng dẫn của GV.

Bước 3: Tổ chức cho các HS báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

GV HS

- GV chọn đại diện của mỗi nhóm báo cáo kết quả hoạt động nhóm: TN các em đã làm, hiện tượng quan sát được, giải thích.

- GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét, so sánh với kết quả của nhóm mình và có ý kiến phản hồi.

- Các nhóm trình bày kết quả. Nhóm khác lắng nghe, so sánh với kết quả của nhóm mình và đưa ra ý kiến.

Bước 4: Đề xuất, cải tiến để TN thành công, những chú ý, những dụng cụ, hóa chất thay thế.

GV HS

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm cho biết những chú ý để TN thành công.

- GV sửa chữa và bổ sung, yều cầu HS ghi chép lại.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, đưa ra những hóa chất dụng cụ đơn giản, gần gũi trong cuộc sống và đề xuất cách tiến hành có thể dùng để thực hiện thay thế một số TN. HS có thể tìm kiếm thông tin trên Internet, sách báo. - Các nhóm đưa ra những chú ý trong qua trình làm TN đã rút ra được để TN thành công. - HS làm vệc theo nhóm và đề xuất các TN thay thế. Bước 5: Thử nghiệm GV HS

- GV yêu cầu HS về nhà tiến hành các TN thay thế dựa trên các dụng cụ, hóa chất đã thảo luận. GV gia hạn để HS thực hiện. Sau đó HS trao đổi kết quả mình quan sát được cho nhau.

- HS tìm kiếm hóa chất, dụng cụ thay thế và tiến hành TN theo nhóm, ghi lại hiện tượng quan sát

- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả vào buổi học sau bao gồm: cách lắp đặt dụng cụ, hiện tượng, giải thích.

được và giải thích. - HS trao đổi kết quả với nhau và trình bày kết quả vào buổi học. Bước 6: Đánh giá NLThN.

GV HS

- GV phát phiếu để HS trong nhóm tự đánh giá lẫn nhau về NL ThNHH.

- GV đánh giá NL ThNHH của HS thông qua bảng mô tả các tiêu chí và các mức độ đánh giá NLTH

- HS đánh giá nhận xét lẫn nhau thông qua phiếu được phát.

Bước 7: Kết thúc buổi thực hành TNHH.

GV HS

Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học, nhấn mạnh, kết luận, nhận xét rút ra từ hiện tượng, kết quả của TNHH.

- Các nhóm hoàn thành bài tương trình TNHH và dọn dẹp cụng cụ, hóa chất.

- TN ngoại khóa, ờ nhà của HS

Với thời lượng trên lớp eo hẹp, GV có thể khai thác, sử dụng TN ngoại khóa, ở nhà. HS sẽ tự tìm hiểu, xây dựng TN của mình dựa trên yêu cầu và những kiến thức đã học mà các em cần tìm hiểu. GV có thể chia theo nhóm hoặc cho HS tự lực làm việc cá nhân, sau đó các em chia sẻ với cả lớp.

Ví dụ 1: Chứng minh tính chất đặc trưng của iot

TN: Chứng minh tính chất đặc trưng của iot từ những hóa chất thường gặp.

- GV đưa đề tài: - GV hướng dẫn HS:

+ HS tự tìm kiếm các hóa chất: Chuối xanh, chuối chín, khoai tây, cồn iot.

+ Cắt lát chuối xanh, chuối chín, khoai tây. + Nhỏ 1 giọt dung dịch cồn iot lên mặt cắt của các mẫu. Quan sát sự thay đổi màu trên mặt cắt.

- GV gia hạn thời gian để HS thực hiện. Sau đó HS trao đổi những kết quả mình quan sát được cho nhau và tổng hợp thành 1 bảng. Giải thích.

Biểu hiện NL ThNHH:

- Biểu hiện 1: Đề xuất được phương án TN chứng minh tính chất đặc trựng của iot. - Biểu hiện 2: Nhận dạng và lựa chọn đúng dụng cụ, hóa chất để tiến hành TN: HS phân tích được trong chuối xanh và khoai tây chứa tinh bột còn chuối chín thì không để từ đó lựa chọn hóa chất.

- Biểu hiện 3: Tiến hành độc lập TN an toàn, thành công một số TN đơn giản: HS tiến hành TN nhỏ cồn iot lên mặt của các mẫu

- Biểu hiện 4: Biết cách quan sát, nhận xét và nêu chính xác hiện tượng TN: HS nêu được hiện tượng là trên mặt cắt của chuối xanh và khoai tây khi nhỏ cồn iot lên thì có màu xanh

- Biểu hiện 5: Giải thích dựa trên kiến thức khoa học các hiện tượng TN xảy ra

Ví dụ 2: Điều chế nước Gia-ven và thử tính tẩy màu

- GV đưa đề tài và hướng dẫn

+ HS tự tìm kiếm các hóa chất, dụng cụ: muối ăn, nước, ắc quy 12V, cốc nhựa có nắp, điện cực than chì (lõi bút chì), kẹp diện cực.

+ Tiến hành TN:

- Pha dung dịch muối ăn bão hòa. Nối điện cực với kẹp điện cực. Lắp dụng cụ. Cho cánh hoa có màu vào cốc.

+ GV gia hạn thời gian để HS thực hiện. Yêu cầu HS làm 1 bài báo cáo về TN.

Hình 2.31. Điều chế nước Gia ven

Hình 2.32. Thử tính tẩy màu của nước Gia - ven

- Nếu không có điều kiện để làm HS có thể tiến hành TN điều chế nước Gia-ven,

HS chứng minh tính tẩy màu của nước Gia-ven với nước Gia-ven mua ở ngoài hàng.

Biểu hiện NL ThNHH:

- Biểu hiện 1: Đề xuất được phương án TN chứng minh tính tẩy màu của nước Gia-ven.

- Biểu hiện 2: Nhận dạng và lựa chọn đúng dụng cụ, hóa chất để tiến hành TN: HS lựa chọn được hóa chất điều chế nước Gia-ven: muối ăn; dụng cụ bao gồm nước, ắc quy 12V, cốc nhựa có nắp, điện cực than chì (lõi bút chì), kẹp diện cực.

- Biểu hiện 3: Tiến hành độc lập TN an toàn, thành công một số TN đơn giản: HS pha dung dịch muối ăn bão hòa. Nối điện cực với kẹp điện cực. Lắp dụng cụ. Cho cánh hoa có màu vào cốc.

- Biểu hiện 4: Biết cách quan sát, nhận xét và nêu chính xác hiện tượng TN: HS nêu được hiện tượng là cánh hoa bị mất màu.

- Biểu hiện 5: Giải thích dựa trên kiến thức khoa học các hiện tượng TN xảy ra: do nước Gia-ven có tính oxi hóa mạnh nên có tính tẩy màu.

- Biểu hiện 6: Đề xuất được các TN thay thế: HS chứng minh tính tẩy màu của nước Gia-ven với nước Gia-ven mua ở ngoài hàng.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM VÀ BÀI TẬP THỰC NGHIỆM PHẦN HALOGEN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM HÓA HỌC CHO HỌC SINH (Trang 91 -99 )

×