0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Quy trình tuyển chọn và xây dựng bài tập thực nghiệm hóa học để phát triển năng lực

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM VÀ BÀI TẬP THỰC NGHIỆM PHẦN HALOGEN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM HÓA HỌC CHO HỌC SINH (Trang 69 -70 )

triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh

Thông qua việc tham khảo các tài liệu [1],[5],[16], theo tác giả, việc tuyển chọn và xây dựng BT ThNHH nhằm phát triển NL ThNHH cho HS cần đảm bảo một số nguyên tắc chung sau đây:

Nguyên tắc 1: Nội dung BT ThNHH phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, tính hiện đại, gắn liền với nội dung kiến thức hóa học và các bộ môn khoa học có liên quan, có chứa đựng các yếu tố liên quan đến thực tiễn cuộc sống.

Nguyên tắc 2: BT ThNHH phải đảm bảo tính mục tiêu của chương trình, chứa đựng những kiến thức, kỹ năng cần hình thành và định hướng PT NL cho HS, chú trọng NL ThNHH.

Nguyên tắc 3: BT ThNHH phải đảm bảo tính phân hóa, tính vừa sức, phát huy tính tích cực tìm tòi của HS, giúp cá nhân HS phát triển NL học tập phù hợp với khả năng của bản thân.

Nguyên tắc 4: BT ThNHH được xây dựng phải đảm bảo tinh hệ thống, tính đa dạng. Trong quá trình xây dựng bài tập thực nghiệm hóa học, các bài tập luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bài tập trước là nền tảng của bài tập sau, bài tập sau là sự phát triển, củng cố của bài tập trước. Bài tập phải được xây dựng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp; có chứa đựng mâu thuẫn đòi hỏi HS phải vận dụng những kiến thức khác nhau để giải quyết vấn đề.

Nguyên tắc 5: BT ThNHH phải đảm bảo củng cố và phát triển các thành tố của NL ThNHH

2.3.2. Quy trình tuyển chọn và xây dựng bài tập thực nghiệm hóa học để phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh

Tham khảo [1], [5], [16], để phát triển NL ThNHH cho HS thông qua sử dụng BTThN, GV cần xác định được quy trình tuyển chọn và xây dựng:

Bước 1: Để xây dựng BT ThNHH, GV cần xác định mục tiêu và lựa chọn nội dung kiến thức, hiện tượng, tình huống liên quan để xây dựng.

Mục tiêu của việc xây dựng BTThN là trang bị và đánh giá kĩ năng thực nghiệm ở HS với những tiêu chí cụ thể đã có của NLThN bao gồm NL xác định vấn đề nghiên cứu cà thiết kế phương án TN; NL thực hành hóa học; NL tổng hợp, phân tích, xử lí, trình bày kết quả và rút ra kết luận về kiến thức; NL đề xuất cải tiến TN hoặc đề xuất TN thay thế cũng như củng cố, vận dụng kiến thức đã học cho HS.

Muốn thực hiện được việc xác định nội dung, GV cần xuất phát từ những TN cụ thể được sử dụng trong bài học. GV phải là người hiểu rõ các hóa chất, dụng cụ, cách tiến hành, cách xử lí hóa chất trước và sau TN để từ đó biết được kĩ năng nào có thể khai thác dựa trên các biểu hiện đã có của NL ThNHH.

Bước 2: Lựa chọn dạng bài tập sẽ xây dựng

Dựa trên các biểu hiện của NL ThNHH, GV sẽ xác định dạng bài tập cần xây dựng: bài tập sử dụng hình vẽ TN, dữ kiện liên quan đến TN hóa học; bài tập phân biệt, tách và tinh chế các hóa chất; bài tập nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học giải thích hiện tượng TN; bài tập liên quan đến thực tiễn cuộc sống.

Bước 3: Viết bài tập và diễn đạt

GV lựa chọn các dữ liệu xuất phát hoặc các tình huống (kiến thức đã có, sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo, báo, tạp chí, internet, hình ảnh, tranh, các nguồn thông tin liên quan…). Từ những biểu hiện của NL ThNHH đã xác định ở trên, GV xác định thông tin cần cung cấp hay còn gọi là các giả thiết và thông tin cần hỏi hay còn gọi là kết luận phải tìm của bài toán và viết thành nội dùng bài tập. Bài tập hóa học phải được diễn đạt mạch lạc, dễ hiểu, ngắn gọn, xúc tích.

Bước 4: Xây dựng đáp án, lời giải, kiểm tra tính chính xác, khoa học theo tiêu chí bài tập định hướng phát triển NLThNHH, vận dụng kiến thức hóa học liên quan đến thực tiễn

Bước 5: Đưa vào dạy học và chỉnh sửa nếu cần

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM VÀ BÀI TẬP THỰC NGHIỆM PHẦN HALOGEN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM HÓA HỌC CHO HỌC SINH (Trang 69 -70 )

×