PHẦN 1. CÁC BÀI LÝ THUYẾT
BÀI 7. CƠ – MẠC CỦA CHI DƯỚI: CƠ CỦA CÁC VÙNG MÔNG VÀ ĐÙI
1. Các cơ và mạc của vùng mông.
1.1. Các cơ của vùng mông.
Các cơ vùng mông che phủ mặt sau và ngoài của khớp hông.
- Ba cơ lớn nhất là cơ mông lớn, cơ mông nhỡ và cơ mông nhỏ. Chúng là những cơ duỗi và giạng đùi tại khớp hông.
- Những cơ nhỏ, nằm sâu, là những cơ xoay ngoài đùi: cơ hình quả lê, cơ bịt trong, cơ bịt ngoài, cơ sinh đôi trên, cơ sinh đôi dưới và cơ vuông đùi.
Các cơ mông được nhánh thần kinh nhỏ của đám rối cùng chi phối.
Cơ Nguyên uỷ Bám tận Động tác
Cơ mông lớn
(gluteus maximus)
Mặt ngoài phần sau cánh chậu (gồm cả mào chậu), mặt sau xương cùng và xương cụt, dây chằng cùng – củ
Dải chậu – chày, lồi củ cơ mông xương đùi (chẽ ngoài đường ráp)
Duỗi đùi
Cơ mông nhỡ
(gluteus medius) Mặt ngoài cánh chậu, giữa các đường mông trước và sau Mặt ngoài mấu chuyển lớn xương đùi Giạng đùi và xoay trong đùi Cơ mông bé (gluteus minimus) Mặt ngoài cánh chậu, giữa các đường mông trước và dưới Bờ trước mấu chuyển lớn xương đùi Giạng đùi và xoay trong đùi
Cơ hình quả lê
(piriformis) Mặt trước xương cùng và dây chằng cùng – củ Bờ trên mấu chuyển lớn xương đùi
Giạng đùi và xoay ngoài đùi
Cơ sinh đôi trên
(gemelus superior)
Gai ngồi Mặt trong mấu chuyển lớn xương đùi
Giạng và xoay ngoài đùi
Cơ sinh đôi dưới
(gemelus inferior)
Ụ ngồi Mặt trong mấu chuyển lớn xương đùi Giạng và xoay ngoài đùi Cơ bịt trong (obturatorius internus) Mặt trong màng bịt và các xương bao quanh
Mặt trong mấu chuyển lớn xương đùi Giạng và xoay ngoài đùi Cơ bịt ngoài
externus)
Cơ vuông đùi
(quadratus femoris)
Bờ ngoài của củ ngồi Củ cơ vuông đùi Giạng và xoay ngoài đùi
Cơ căng mạc đùi
(tensor fasciae latae)
Gai chậu trước – trên và
mép ngoài mào chậu Dải chậu – chày; dải này bám vào lồi cầu ngoài xương chày
Giạng và gấp đùi; giữ cho khớp gối ở tư thế duỗi 1.2. Mạc của vùng mông.
Mạc của mông (mạc sâu hay mạc bọc cơ) liên tiếp ở dưới với mạc đùi.
- Vùng mông, nó tách ra để bao bọc cơ mông lớn. Ở trước và trên cơ mông lớn, nó tiếp tục như một lá đơn che phủ mặt nông mông nhỡ rồi bám vào mào chậu.
- Trên mặt ngoài của đùi, nó liên tiếp với một dải cân rộng là dải chậu – chày. Dải này bám ở trên vào củ của mào chậu và ở dưới vào lồi cầu ngoài xương chày. Dải chậu – chày tách ra bao bọc cho cơ căng mạc đùi và tiếp nhận phần lớn các sợi gân của cơ mông lớn.
2. Các cơ và mạc của vùng đùi.
2.1. Mạc đùi và các ngăn mạc của đùi.
Mạc đùi (mạc sâu) (fascia lata) bao quanh đùi; đầu trên của nó được gắn với xương chậu và các dây chằng có liên quan. Chỗ tiếp giáp của nó với mạc mông ở mặt ngoài dày lên tạo nên dải chậu – chày. Mặt trước đùi, mạc đùi có một lỗ là lỗ tĩnh mạch hiển (saphenous opening). Đây là nơi đi qua của tĩnh mạch hiển lớn, các nhánh nhỏ của động mạch đùi và các mạch bạch huyết. Lỗ này nằm khoảng 4cm ở phía dưới – ngoài của củ mu. Lỗ tĩnh mạch hiển có một bờ hình liềm ở phía dưới – ngoài.
Các ngăn mạc của đùi: từ mặt sâu của mạc đùi có ba vách gian cơ tiến vào sâu tới đường ráp xương đùi. Đó là vách gian cơ đùi ngoài, vách gian cơ đùi trong vách gian cơ trước – trong (hay mạc dưới cơ may). Các vách này chia đùi thành ba ngăn
ngăn trước ngăn duỗi ngăn trong ngăn cơ khép ( ), ( ) và ngăn sau ngăn cơ gấp ( ). 2.2. Cơ các vùng đùi trước,
Các cơ trong ngăn mạc trước bao gồm cơ may, cơ tứ đầu dài và phần tận cùng của hai cơ từ thành bụng sau đi xuống là cơ chậu và cơ thắt lưng (được gọi chung là cơ thắt lưng – chậu).
Các cơ trong ngăn mạc trong bao gồm cơ lược, cơ khép dài, cơ khép ngắn, cơ khép lớn và cơ thon (nhóm cơ khép đùi).
Về thần kinh, các cơ nhóm trước, cơ lược và một phần cơ khép dài (của nhóm trong) do thần kinh đùi vận động, các cơ còn lại do thần kinh bịt vận động.
Cơ Nguyên uỷ Bám tận Động tác
Nhóm trước
Cơ thắt lưng lớn
(psoas major) Thân và mỏm ngang các đốt sống ngực XII đến thắt lưng IV
Mấu chuyển nhỏ
xương đùi Gấp đùi
Cơ chậu (iliacus) Hố chậu, mào chậu và cánh xương cùng
Mấu chuyển nhỏ
xương đùi Gấp đùi
Cơ may (sartorius) Gai chậu trước – trên
Phần trên mặt trong xương chày
Gấp đùi
Cơ tứ đầu đùi
(quadriceps femoris) có bốn đầu: Cơ thẳng đùi (rectus femoris) Cơ rộng ngoài (vastus lateralis)
Gai chậu trước – dưới (đầu thẳng) và viền ổ cối (đầu quặt) Mấu chuyển lớn và mép ngoài đường ráp xương đùi Xương bám chè và thông qua dây chằng bánh chè tới bám vào lồi củ xương chày
Duỗi cẳng chân; riêng cơ thẳng đùi còn gấp đùi
Cơ rộng trong
(vastus medialis) Đường gian mấu và mép trong đường ráp xương đùi Cơ rộng giữa (vastus intermedius) Các mặt trước và ngoài thân xương đùi
Nhóm trong
Cơ lược
Cơ khép dài
(adductor longus) Thân xương mu, phía dưới mào mu Một phần ba giữa đường ráp xương đùi Khép và hơi gấp đùi; xoay ngoài đùi khi đùi ở thế gấp
Cơ khép lớn
(adductor magnus) Ngành dưới xương mu, ngành xương ngồi và củ ngồi
Lồi củ cơ mông, đường ráp, đường trên lồi cầu trong và lồi củ cơ khép của xương đùi
Khép là duỗi đùi
Cơ khép ngắn
(adductor brevis) Thân và ngành dưới xương mu Đường lược và một phần ba đường ráp xương đùi
Khép và hơi gấp đùi
Cơ thon (gracilis) Thân và ngành dưới xương mu
Phần trên mặt trong xương chày
Khép đùi và gấp cẳng chân 2.3. Các cơ của vùng đùi sau.
Vùng đùi sau có ba cơ nằm trong ngăn mạc sau của đùi: cơ bán gân, cơ bán màng cơ nhị đầu đùivà . Cả ba cơ ngày đều có nguyên uỷ chung là ụ ngồi, trừ cơ nhị đầu đùi có thêm một đầu nguyên uỷ bám vào xương đùi. Chúng đi xuống qua mặt sau của đùi và có thể nhìn thấy các gân của chúng ở sau khớp gối. Do chạy qua hai khớp (khớp hông và khớp gối), tác dụng chung của ba cơ là duỗi đùi và gấp cẳng chân. Thần kinh ngồi phân nhánh vào cả ba cơ vùng đùi sau.
Cơ Nguyên uỷ Bám tận Động tác
Cơ bán gân
(semitendinoseus) Ụ ngồi Mặt trong đầu trên xương chày, sau chỗ bám của cơ thon và cơ may
Duỗi đùi, gấp cẳng chân, cùng với cơ bán màng xoay xương chày vào trong trên xương đùi
Cơ bán màng
(semimembranosus) Ụ ngồi Mặt sau lồi cầu trong xương chày
Giống cơ bán gân
Cơ nhị đầu đùi
(biceps femoris) - Đầu dài: ụ ngồi - Đầu ngắn: mép ngoài đường ráp và đường trên lồi cầu
Chỏm xương mác
Đầu dài: duỗi đùi; cả hai đầu: gấp và xoay cẳng ngoài cẳng chân
ngoài 2.4. Các cấu trúc cơ – mạc của đùi
Tam giác đùi (femoral triangle) là một vùng hình tam giác nằm ở phần trên của mặt trong đùi. Nó được giới hạn ở trên bởi dây chằng bẹn, ở ngoài bởi cơ may và ở trong bởi bờ trong cơ khép dài. Sàn trông như một rãnh và được tạo nên, từ ngoài vào trong bởi cơ thắng lưng – chậu, cơ lược và cơ khép dài. Trần do da và mạc đùi tạo nên. Tam giác đùi chứa phần tận cùng của thần kinh đùi, các mạch đùi cùng các nhánh của chúng, các hạch bạch huyết bẹn sâu.
Ống cơ khép (adductor canal) là một khe gian cơ nằm mặt trong của phần ba giữa đùi, đi từ đỉnh tam giác đùi tới lỗ gân cơ khép (adductor hiatus). Nó có hình tam giác trên mặt cắt ngang với ba thành: thành sau, thành ngoài và thành trước – trong.
- Thành sau được tạo bởi cơ khép dài và cơ khép lớn. - Thành ngoài do cơ rộng trong tạo nên.
- Thành trước – trong là lá mạc phủ mặt sâu cơ may.
Ống cơ khép chứa đoạn xa của động mạch và tĩnh mạch đùi, thần kinh hiển, thần kinh tới cơ rộng trong và phần tận cùng của thần kinh bịt.
BÀI 8. CƠ VÀ MẠC CỦA CHI DƯỚI: CƠ CỦA CÁC