PHẦN 1. CÁC BÀI LÝ THUYẾT
BÀI 14. MẮT VÀ THẦN KINH THỊ GIÁC
Mắt gồm có nhãn cầu và thần kinh thị giác. Các cấu trúc mắt phụ gồm các cơ ngoài nhãn cầu, mạc ổ mắt, lông mày, mí mắt, kết mạc và bộ lệ.
Ổ mắt là một hốc xương chứa mắt và các cấu trúc mắt phụ. Nó có hình tháp với bốn thành (trên, dưới, trong, ngoài) một nền mở ra phía trước và một đỉnh hướng ra sau thông với hộp sọ qua khe ổ mắt trên và ống thị giác.
1.1. Nhãn cầu (eyeball) .
Nhãn cầu được cấu tạo bằng hai phần của hai khối cầu có bán kính khác nhau. Phần trước, phần của khối cầu nhỏ hơn, thì trong suốt và tạo nên khoảng một phần sau khối cầu; nó lồi hơn phần sau. Phần trước được vây quanh bởi giác mạc và thấu kính và được chia không hoàn toàn thành các buồng trước và buồng sau bởi mống mắt, hai buồng thông với nhau qua đồng tử. Phần sau của nhãn cầu bao gồm các phần của nhãn cầu nằm sau thấu kính và vùng mi.
Nhãn cầu có hai cực: cực trước và cực sau. Đường nối hai cực là trục nhãn cầu. Đường vòng quanh nhãn cầu và cách đều hai cực là xích đạo.
1.1.1. Các lớp áo của nhãn cầu.
Từ ngoài vào trong, áo xơ, áo mạch và võng mạc là những lớp vây quanh nhãn cầu.
- Giác mạc (cornea) là phần trong suốt và lồi hơn củng mạc. Chỗ tiếp nối giữa củng mạc và giác mạc có một rãnh nông là rãnh củng mạc. Từ trước ra sau, giác mạc cấu tạo gồm năm lớp: thượng mô giác mạc (thượng mô trước lá ),
giới hạn trước chất riêng, và nội mô của buồng trước thượng mô sau( ). - Củng mạc (sclera) (lòng trắng). Phần trước của củng mạc được phủ bằng kết
mạc từ mặt sâu của các mí mắt lật lên củng mạc. Mặt trong củng mạc được gắn với mạch mạc bằng một lớp sợi mỏng là lá trên mạch mạc (lá tối củng mạc).
Ở phía trước, nó được gắn với thể mi bằng lá trên thể mi.
Ở phía sau, củng mạc bị thần kinh thị giác xuyên qua và liên tiếp với bao sợi của thần kinh này và do đó với màng não cứng. Nơi thần kinh đi xuyên qua củng mạc là lá sàng củng mạc, các lỗ nhỏ của lá sàng là nơi đi qua của các bó thần kinh thị giác.
Ở phía trước, củng mạc liên tiếp với giác mạc tại viền giác mạc (chỗ tiếp nối củng – giác mạc). Ở gần mặt trong của củng mạc, tại chỗ tiếp nối này có một ống nội mô chạy vòng tròn là xoang tĩnh mạch củng mạc. Về phía sau, khe này kéo dài đến tận một bờ viền của mô củng mạc là cựa củng mạc.
Củng mạc là một lớp mô liên kết dày đặc do các sợi collagen, các sợi chun và các nguyên bào sợi tạo nên; ba lớp mô của nó là chất riêng củng mạc
nằm giữa lá trên củng mạc (ở ngoài) và lá tối củng mạc (ở trong).
Áo mạch (vascular layer of eyeball) gồm ba phần từ trước ra sau là mống mắt, thể mi và màng mạch.
Màng mạch (choroid) là lớp mô mỏng, xẫm màu và giàu mạch máu chiếm khoảng hai phần ba sau của áo mạch và lót hầu hết mặt trong của củng mạc. Mặt ngoài nó gắn lỏng lẻo với củng mạc bởi lá trên mạch mạc; ở mặt trong, nó dính chặt với lớp sắc tố của vòng mạc. Tại đĩa thần kinh thị, nó liên tiếp với mô màng mềm – màng nhện bao quanh thần kinh thị giác. Màng mạch đích thực nằm trong lá trên mạch mạc:
- Một lá mạch ở ngoài do các động mạch và các tĩnh mạch nhỏ cùng mô liên kết lỏng lẻo và các tế bào sắc tố tạo nên.
- Một lá mao mạch ở giữa.
- Một lá đáy mỏng dường như phi cấu trúc.
Thể mi (ciliary body) là phần dày lên của áo mạch, đi từ miệng thắt (ngang bờ trước lởm chởm như răng cưa của võng mạc thị giác) tới ngay sau nơi tiếp nối giác mạc – củng mạc.
Mống mắt (iris) (lòng đen) là một hoành sắc tố hình vành khăn nằm đứng ngang giữa thấu kính và giác mạc. Mống mắt chứa các tế bào sắc tố và các sợi cơ trơn (cơ vòng – làm hẹp đồng tử và cơ hình tia – làm giãn đồng tử). Mống mắt chia thành hai khoang nằm giữa giác mạc và thấu kính thành hai phòng: phòng trước và
phòng sau. Hai phòng chứa thuỷ dịch và thông với nhau qua con ngươi. Các mỏm mi nhô vào phòng sau và tiết thuỷ dịch vào đây. Chỗ gặp nhau của mống mắt và giác mạc là góc mống mắt – giác mạc.
Áo trong (inner layer of eyeball) là võng mạc (retina) liên tiếp với thần kinh thị giác. Võng mạc bao gồm võng mạc tịt (nonvisual retina) phủ mặt trong thể mi và mống mắt, võng mạc thị giác (optic part of retina) phủ mặt trong màng mạch. Vết võng mạc (macula) (điểm vàng) nằm ở cực sau của nhãn cầu, ở phía ngoài đĩa thần kinh thị giác.
Võng mạc bao gồm một tầng thượng mô sắc tố nằm sát màng mạch và một tầng thần kinh. Tầng thần kinh của võng mạc có bao lớp neuron tiếp nối synapse với nhau, tính từ ngoài vào là lớp tế bào cảm thụ ánh sáng lớp tế bào hai cực , và lớp tế bào hạch; tế bào của ba lớp ngăn cách nhau bằng hai vùng tiếp nối synapse.
1.1.2. Thấu kính.
Thấu kính (lens) là một khối chất trong suốt (chất thấu kính) hai mặt lồi nằm giữa phòng sau và phòng sau cùng. Chất thấu kính được bao quanh bằng bao thấu kính. Chất thấu kính gồm vỏ và nhân thấu kính, cả hai đều là những tập hợp của các sợi thấu kính. Các sợi thấu kính là những tế bào thuôn dẹt nằm áp sát nhau như các lớp của một củ hành và có nguồn gốc từ lớp thượng mô thấu kính nằm mặt trước chất thấu kính.
Thấu kính được bao quanh bởi các mỏm mi và được gắn vào các mỏm mi bởi các sợi vùng; tập hợp của các sợi vùng tạo nên vùng mi (hay dây chằng treo thấu kính).
1.1.3. Các phòng của nhãn cầu (chambers of eyeball).
Mống mắt và thấu kính chia khoang bên trong nhãn cầu thành ba phòng: phòng trước nằm giữa mống mắt và giác mạc; phòng sau nằm giữa mống mắt và thấu kính và phòng sau cùng nằm sau thấu kính và vùng mi.
Thuỷ dịch là một chất dịch trong suốt có thành phần giống huyết tương nhưng không chứa protein, chứa trong phòng trước và phòng sau.
Phòng sau cùng (postremal chamber) chứa thể kính (vitreous body) nên còn được gọi là phòng kính (vitreous chamber). Thể kính là một khối chất keo trong suốt. Thể kính gồm dịch kính nằm trong một bao là màng kính Ống kính . là ống nằm dọc theo trục của thể kính.
1.2. Thần kinh thị giác (optic nerve) và các đường thị giác . 1.2.1. Nguyên uỷ.
Về cấu tạo, thần kinh thị giác là một dải sợi của não mà không phải một thần kinh thật sự.
Các sợi thần kinh thị giác bắt nguồn từ, hay là sợi trục của, các neuron thuộc lớp hạch của võng mạc; các sợi trục này nằm ở lớp trong cùng của võng mạc và được bao bọc bằng các tế bào ít nhánh.
Thần kin thị giác là chặng thứ ba của đường dẫn truyền thị giác. 1.2.2. Đường đi và liên quan của thần kinh thị giác.
Các sợi của thần kinh thị giác tập trung lại ở đĩa thần kinh thị, xuyên qua các lớp ngoài của võng mạc, áo mạch và lá sàng ở gần cực sau của nhãn cầu, ở trong cực sau khoảng 3cm.
Thần kinh thị giác chạy phía sau – trong qua phần sau ổ mắt (đoạn ổ mắt – part of canal), tiếp đó đi qua ống thị giác (đoạn trong ống – part in canal) vào hộp sọ, đi một đoạn trong hộp sọ (đoạn trong sọ - intracranial part) rồi hợp với thần kinh bên đối diện tại giao thoa thị giác.
Đoạn đi trong ổ mắt, dài khoảng 25mm, có đường đi ngoằn nghèo, dài hơn khoảng cách giữa ống thị giác và nhãn cầu khoảng 6mm. Ở phần sau ổ mắt, nó bị bao quanh bởi bốn cơ thẳng và được ngăn cách với các cơ này bằng mô mỡ; vùi trong mô mỡ này là các mạch và thần kinh mi. Động mạch và thần kinh trung tâm võng mạc xuyên vào thần kinh ở khoảng 12mm sau nhãn cầu rồi đi ở trung tâm của thần kin tới đĩa thần kinh thị. Trong ống thị giác, thần kinh nằm ở phía trên – trong động mạch mắt và được ngăn cách ở phía trong với các xoang bướm và sàng sau bởi một mảnh xương mỏng; ở trước ống thị giác, thần kinh mũi mi và động mạch mắt chạy ra trước và vào trong, thường bắt chéo trên thần kinh thị giác, trong khi đó một nhánh từ phần dưới của thần kinh vận nhãn bắt chéo dưới thần kinh thị giác để tới cơ thẳng trong.
Phần trong sọ chạy về phía sau – trong từ ống thị giác tới giao thoa thị giác. Các phần sau của dải khứu, hồi thẳng và động mạch não trước ở trên thần kinh. Động mạch cảnh trong ở ngoài thần kinh.
Thần kinh thị giác được bọc trong một bao gồm ba lớp liên tiếp với ba lớp của màng não.
1.2.3. Giao thoa thị giác và dải thị giác.
BÀI 32. THÂN NÃO VÀ TIỂU NÃO