BÀI 33. CÁC THẦN KINH SỌ

Một phần của tài liệu Tài liệu tóm tắt môn giải phẫu học đại cương (Trang 78 - 86)

PHẦN 1. CÁC BÀI LÝ THUYẾT

BÀI 33. CÁC THẦN KINH SỌ

Thần kinh khứu giác bắt đầu từ các tế bào cảm thụ khứu giác ở phần trên của

niêm mạc mũi.

Những mỏm trưng ương của các tế bào này chạy lên qua mảng sàng của xương sàng tới hành khứu. Các thân neuron ở hành khứu cho các sợi về phía sau qua dải khứu tới vùng nhận thức khứu giác ở thuỳ thái dương của não.

2. Thần kinh thị giác (optic nerve) (thần kinh II).

Các sợi của thần kinh thị giác bắt nguồn từ những neuron ở võng mạc mắt.

Thần kinh thị giác rời nhãn cầu chạy ra sau và vào qua phần sau ổ mắt. Sau đó thần kinh đi qua ống thị giác của xương bướm vào xương sọ.

Những sợi có nguồn gốc từ võng mạc mũi (võng mạc giữa) bắt chéo với các sợi bên đối diện tại giao thoa thị giác. Từ giao thoa thị giác, các sợi bắt chéo và không bắt chéo (sợi từ võng mạc thái dương) tiếp tục đi về phía sau trong dải thị giác để tới thể gối ngoài gò trên. Các than neuron ở thể gối ngoài cho sợi đi tới vỏ não của rãnh cựa (thuộc thuỳ chẩm).

Thuỳ chẩm là trung khu thị giác của vỏ não.

Nguyên uỷ: nhân thần kinh vận nhãn ở trung não. Các sợi tự chủ trong thần kinh vận nhãn là các sợi đối giao cảm trước hạch có nguồn gốc từ các nhân tự chủ trong trung não.

Đường đi: thần kinh vận nhãn thoát ra ở mặt trước trung não, tại rãnh thần kinh vận nhãn, rồi chạy ra trước qua thành bên xoang hang và khe ổ mắt.

Chi phối:

- Vận động thân thể: cơ nâng mí trên, cơ chéo dưới, các cơ thẳng trên, dưới và trong.

- Vận động tự chủ: cơ thể mi và cơ thắt của mống mắt.

4. Thần kinh ròng rọc (trochlear nerve) (thần kinh IV). Nguyên uỷ: nhân thần kinh ròng rọc ở trung não.

Đường đi: nó thoát ra ở mặt sau trung não và chạy qua khe ổ mắt trên vào ổ mắt. Chi phối cơ chéo trên.

5. Thần kinh sinh ba (trigeminal nerve) (thần kinh V).

Thần kinh sinh ba là thần kinh cảm giác chính cho đầu mặt và vận động cho các cơ nhai. Nó là một thần kinh hỗn hợp do một rễ cảm giác lớn rễ vận động nhỏ tạo nên; rễ cảm giác nối hạch sinh ba với mặt trước – bên của cầu não.

5.1. Nguyên uỷ.

Của rễ vận động: nhân vận động thần kinh sinh ba ở cầu não.

Của rễ cảm giác: là các neuron một cực của hạch sinh ba, các sợi ngoại biên tạo nên các thần kinh mắt (VI), hàm trên (V2) và hàm dưới (V3), các sợi trung ương chạy chạy vào thân não ở mặt trước bên cầu não và tận cùng ở:

- Nhân cảm giác chính thần kinh sinh ba ở cầu não.

- Nhân tuỷ thần kinh sinh ba đi từ nhân cảm giác chính ở cầu não đến tận chất keo của đoạn tuỷ cổ trên.

5.2. Nơi đi ra khỏi não (nguyên uỷ hư) : mặt trước cầu não. 5.3. Sự phân nhánh.

5.3.1. Thần kinh mắt (ophthalmic nerve).

Thần kinh mắt cảm giác cho nhãn cầu, phần trước niêm mạc ổ mũi, mí trên, da vùng trán – đỉnh và một số xoang cạnh mũi.

Đường đi và liên quan: từ bờ trước hạch sinh ba, nó đi ra trước qua thành ngoài xoang tĩnh mạch hang, ở dưới các thần kinh III và IV, tới khe ổ mắt trên và chia ra ở đây thành các nhánh tận.

Nhánh bên: nhánh lều tiểu não (tentorial nerve). Các nhánh tận:

- Thần kinh lệ (lacrimal nerve) đi ra trước dọc bờ trên cơ thẳng ngoài đến tuyến lệ, xuyên qua tuyến lệ và phân nhánh vào kết mạc mí trên và góc mắt trên – ngoài.

- Thần kinh trán (frontal nerve) chạy ra trước ở dưới trần ổ mắt và chia thành

thần kinh trên ròng rọc (supratrochlear nerve) và thần kinh trên ổ mắt (supra – orbital nerve); cả hai dây thần kinh này đều vòng quanh bờ trên ổ mắt để phân phối vào da của mí trên và vùng trán đỉnh.

- Thần kinh mũi mi (nasociliary nerve) chạy vào trong và bắt chéo thần kinh thị giác. Nó tách ra các nhánh: (1) nhánh nối với hạch mi (communicating branch with ciliary ganglion) và các thần kinh mi dài (long ciliary nerve) đi vào nhãn cầu; (2) thần kinh sàng sau (posterior ethmoidal nerve) đi tới xoang bướm và các xoang sàng sau; (3) thần kinh sàng trước phân phối vào niêm mạc mũi và sống mũi; (4) thần kinh dưới ròng rọc phân phối vào góc mắt trong và phần trên sống mũi. Các thần kinh sàng trước và ròng rọc là những nhánh tận cuối cùng của thần kinh mũi ni.

5.3.2. Thần kinh hàm trên (maxillary nerve).

Thần kinh hàm trên cảm giác cho răng – lợi hàm trên, ổ mũi, vòm miệng, tỵ hầu, mí dưới, môi trên, cánh mũi và da của gò má và phần trước thái dương.

Đường đi và liên quan:

- Thần kinh hàm trên đi ra trước ở phần dưới cùng của thành ngoài xoang hang rồi đi qua lỗ tròn để đến hố chân bướm – khẩu cái, nói nó nằm ngoài hạch chân bướm – khẩu cái.

- Tiếp đó, nó đi ngang qua trong khe ổ mắt dưới và liên quan với động mạch hàm trên.

- Cuối cùng, nó quặt ra trước, đi trong ống dưới ổ mắt với tên gọi là thần kinh dưới ổ mắt (cùng các mạch dưới ổ mắt) rồi thoát ra ở lỗ dưới ổ mắt. Các nhánh bên:

- Trong hố chân bướm – khẩu cái:

Thần kinh gò má (zygomatic nerve) chia thành nhánh gò má thái dương và nhánh gò má mặt, tk đi qua các lỗ trên xương gò má để đi tới da phần trước vùng thái dương và vùng gò má.

Các nhánh hạch tới hạch chân bướm khẩu cái (ganglionic branches to pterygopalatine ganglion) đi tới hạch chân bướm khẩu cái; từ hạch trở đi, các sợi cảm giác cùng với các sợi tự chủ sau hạch đi trong các nhánh: (1)

các nhánh ổ mắt đi tới xoang bướm và xoang sàng sau; (2) các nhánh mũi sau trên ngoài trên trong; (3) thần kinh mũi – khẩu cái; (4) thần kinh khẩu cái lớn; (5) các thần kinh khẩu cái nhỏ (lesser palatine nerves) và (6)

thần kinh hầu.

 Các nhánh huyệt răng trên – sau. - Trong ống dưới ổ mắt.

 Các nhánh huyệt răng trên giữa.

 Các nhánh huyệt răng trên – trước.

Các nhánh tận: các nhánh tận của thần kinh hàm trên là thần kinh dưới ổ mắt. Nó chia ra ở lỗ dưới ổ mắt thành các nhánh mí dưới, các nhánh mũi ngoài. các mũi trong. Và các nhánh môi trên.

Hạch chân bướm khẩu cải (pterygopalatine ganglion).

Hạch chân bướm khẩu cái nằm ở hố chân bướm khẩu cái, cạnh đường đi của thần kinh hàm trên.

Các nhánh đến hạch bao gồm thần kinh ống chân bướm (rễ đối giao cảm), rễ giao cảm nhánh hạch tới hạch chân bướm khẩu cái của thần kinh hàm trên (rễ cảm giác); thần kinh ống chân bướm là một thần kinh do thần kinh đá lớn của thần kinh mặt và thần kinh đá sâu của thần kinh lưỡi hầu hợp nên. Các thần kinh từ hạch đi chứa các sợi cảm giác, giao cảm và đối giao cảm sau hạch.

5.3.3. Thần kinh hàm dưới (mandibular nerve).

Thần kinh hàm dưới do hai phần tạo nên: rễ vận động và một nhánh của hạch sinh ba.

Đường đi và liên quan: hai phần của thần kinh hàm dưới chui qua lỗ bầu dục ra ngoài sọ, rồi nối với nhau thành một thân chung trước khi phân nhánh.

Các nhánh bên:

- Thần kinh tới cơ chân bướm trong vận động cho cả cơ căng màn khẩu cái và cơ căng màng nhĩ.

- Các nhánh tới hạch tai.

- Thần kinh cơ cắn.

- Các thần kinh cơ cắn sâu trước sau vận động cơ thái dương. Thần kinh thái dương sâu sau thường tách từ cùng một thân chung với thần kinh cơ cắn; thần kinh thái dương sâu trước thường cùng thân chung với thần kinh má.

- Thần kinh má phân phối vào da và niêm mạc má. - Thần kinh tới cơ chân bướm ngoài.

- Thần kinh tai – thái dương.

Nhánh tận:

- Thần kinh lưỡi (lingual nerve) chạy ra trước và xuống dưới ở giữa ngành hàm dưới và cơ chân bướm trong. Tới niêm mạc miệng, nó vòng quanh ống tuyến dưới hàm từ ngoài vào trong và tận cùng ở hai phần ba trước của lưỡi. - Thần kinh huyệt răng dưới (inferior alveolar nerve) đi vào lỗ hàm dưới, chạy

qua ống hàm dưới rồi tận cùng ở lỗ cằm. Nó tách ra thần kinh cơ hàm móng, các nhánh cho răng – lợi hàm dưới và thần kinh cằm.

6. Thần kinh giạng (abducent nerve) (thần kinh VI).

Thần kinh giạng là thần kinh vận động mà nguyên uỷ là nhân thần kinh dạng ở trần cầu não, gần sàn não thất bốn. Nó đi ra khỏi thân não tại rãnh hành – cầu và ra khỏi hộp sọ tại khe ổ mắt trên để vận động cho cơ thẳng ngoài.

7. Thần kinh mặt (facial nerve) (thần kinh VII).

Thần kinh mặt là thần kinh vận động cơ bám da mặt, cảm giác vị giác cho hai phần ba trước lưỡi, và vận động tiết dịch cho tuyến lệ, các tuyến dưới hàm và phần dưới lưỡi và các tuyến nhầy ở niêm mạc mũi, miệng, hầu.

Thần kinh mặt là một thần kinh hỗn hợp gồm các sợi vận động, cảm giác và tự chủ; các sợi cảm giác và tự chủ của thần kinh mặt tạo nên một rễ nhỏ là thần kinh trung gian (intermediate nerve).

7.1. Nguyên uỷ.

Của các sợi cảm giác: là các neuron hạch gối, các sợi ngoại biên đi trong thừng nhĩ, các sợi trung ương chạy vào qua thần kinh trung gian và tận cùng ở một phần ba trên của nhân bó đơn độc.

Của các sợi tự chủ: là nhân bọt trên và nhân lệ tỵ ở cầu não. Nhân bọt trên cho sợi trước hạch đi tới hạch dưới hàm; nhân lệ tỵ cho sợi đi trước hạch đi tới hạch chân bướm – khẩu cái.

7.2. Nơi đi ra khỏi não : rãnh hành – não, giữa các thần kinh VI và VIII. 7.3. Đường đi và liên quan .

Đoạn trong sọ: thần kinh mặt cùng thần kinh VIII đi từ rãnh hành cầu qua hố sọ sau tới lỗ ống tai trong, đi trong khoang dưới nhện.

Đoạn trong xương đá. Thần kinh mặt đi qua ống tai trong và ống thần kinh mặt. Đoạn ngoài sọ. Từ lỗ trâm chũm, thần kinh mặt hướng ra trước, bắt chéo mặt ngoài mỏm trâm và đi vào tuyến mang tai; nó chia thành các nhánh tận trong tuyến. Thần kinh mặt là thành phần đi nông nhất trong tuyến, sâu hơn lần lượt là tĩnh mạch sau hàm dưới và động mạch cảnh ngoài.

7.4. Sự phân nhánh . Các nhánh bên:

- Các nhánh ở đoạn trong xương đá: thần kinh đá lớn, thần kinh cơ bàn đạp, nhánh nối với đám rỗi nhĩ và thừng nhĩ.

Thần kinh đá lớn (greater petrosal nerve) tách ra ở ngang hạch gối. Nó đi vào sọ qua một lỗ ở mặt trước xương đá rồi kết hợp với thần kinh đá sâu

của thần kinh IX tạo nên thần kinh ống chân bướm. Thần kinh đá lớn chứa các sợi đối giao cảm trước hạch của thần kinh mặt và các sợi này tận cùng ở hạch chân bướm khẩu cái. Các sợi sau hạch từ hạch chân bướm khẩu cái đi theo hai đường:

+ Các sợi vận tiết tuyến lệ: các nhánh tới hạch chân bướm khẩu cái của thần kinh hàm trên, thần kinh hàm trên, nhánh gò má của thần kinh hàm trên, nhánh nối của thần kinh gò má với thần kinh lệ.

+ Các sợi đến vận tiết các tuyến nhầy ở niêm mạc mũi, vòm miệng và hầu đi theo các nhánh của hạch chân bướm khẩu cái tới các vùng này.

Thần kinh cơ bàn đạp (nerve to stapedius) tách ra ở đoạn ba ống thần kinh mặt. Cơ bàn đạp co làm chùng màng nhĩ và giảm áp lực tai trong.

Nhánh nối với đám rối nhĩ (communicating branch with tympanic plexus).

Thừng nhĩ (chorda tympani). Thừng nhĩ tách ra ngay trước khi thần kinh mặt thoát ra khỏi sọ ở lỗ trâm chũm. Nó đi vào hòm nhĩ qua một ống xương nhỏ, tiếp đó đi ở mặt trong của phần trên màng nhĩ rồi đi ra khỏi hòm nhĩ qua khe trai – đá. Ngoài sọ, thừng nhĩ đi theo thần kinh lưỡi, một nhánh của thần kinh hàm dưới. Các sợi tự chủ rời khỏi thần kinh lưỡi đi tới hạch dưới hàm. Sợi sau hạch từ hạch dưới hàm đi tới các tuyến dưới hàm và dưới lưỡi.

- Các nhánh bên ở đoạn ngoài sọ:

- Thần kinh tai sau (posterior auricular nerve) đi đến các cơ tai và bụng chẩm cơ chẩm trán.

- Nhánh hai bụng tới cơ nhị thân và nhánh trâm – móng tới cơ trâm – móng. - Nhánh nối với thần kinh lưỡi hầu.

Các nhánh tận: các nhánh tận là những nhánh tách ra trong tuyến mang tai và đến vận động các cơ bám da của mặt và cổ, bao gồm các nhánh thái dương, các nhánh gò má, các nhánh má, nhánh bờ hàm dưới nhánh cổ.

8. Thần kinh tiền đình - ốc tai (vestibulocochlear nerve) (thần kinh VIII). 8.1. Thần kinh ốc tai .

Nguyên uỷ: các tế bào của hạch ốc tai.

Các nhánh ngoại vi tận cùng ở cơ quan xoắn; các nhánh trung ương tạo nên thần kinh ốc tai và chạy vào cầu não qua rãnh hành – cầu để tận cùng ở các nhân ốc tai

bụng.

8.2. Thần kinh tiền đình .

Nguyên uỷ: các tế bào của hạch tiền đình.

Các nhánh ngoại vi chạy tới thượng mô thần kinh ở bóng của các ống bán khuyên, soan nang và cầu nang; các nhánh trung ương tạo nên thần kinh tiền đình. Các sợi đi qua rãnh hàm – cầu vào tận cùng ở các nhân tiền đình ở cầu não và hành não.

9. Thần kinh lưỡi – hầu (glossopharyngeal nerve) (thần kinh IX).

Thần kinh lưỡi – hầu là một thần kinh hỗn hợp. Nó thoát ra khỏi hành não tại rãnh sau trám hành và đi ra khỏi sọ qua lỗ tĩnh mạch cảnh.

Các sợi vận động thoát ra từ nhân hoài nghi và đi tới vận động cho cơ trâm hầu.

Các sợi cảm giác bắt nguồn từ các tế bào của các hạch trên dưới nằm ở lỗ tĩnh mạch cảnh.

Các sợi trung ương chạy vào tận cùng ở nhân bó đơn độc ở hành não. Các sợi ngoại vi thu nhận cảm giác từ phần ba sau lưỡi, hạch nhân khẩu cái và hầu, khẩu cái mềm, xoang cảnh và tiểu thể cảnh.

Các sợi đối giao cảm trước hạch bắt nguồn từ nhân bọt dưới ở hành não. Chúng vận động tiết dịch cho tuyến mang tai (qua trung gian của hạch tai).

10. Thần kinh lang thang (vagus nerve) (thần kinh X).

Thần kinh lang thang là một thần kinh hỗn hợp thoát ra khỏi hành não tại rãnh sau trám hành và đi ra khỏi sọ qua lỗ tĩnh mạch cảnh.

Các sợi vận động bắt nguồn từ nhân hoài nghi ở hành não và đi tới vận động cho các cơ của khẩu cái mềm, hầu và thanh quản.

Các sợi tự chủ đối giao cảm trước hạch xuất phát từ nhân sau (nhân lưng) thần kinh lang thang ở hành não. Chúng đi tới tận cùng ở các hạch tận của các tạng ngực và bụng. Các sợi sau hạch từ các hạch tận đi tới cơ trơn và tuyến của các tạng ngực và bụng (trừ tạng chậu hông).

Nguyên uỷ của các sợi cảm giác (tạng) là những tế bào của hạch trên hạch dưới nằm ở lỗ tĩnh mạch cảnh. Các sợi ngoại vi đi tới hầu, thanh quản, các tạng ngực và các tạng bụng. Các sợi trung ương chạy vào tận cùng ở nhân bó đơn độc ở hành não.

11. Thần kinh phụ (accessory nerve) (thần kinh XI).

Thần kinh phụ là một thần kinh vận động thoát ra khỏi hành não tại rãnh sau trám hành và đi ra khỏi sọ qua lỗ tĩnh mạch cảnh.

Thần kinh phụ do hai rễ tạo nên, rễ sọ rễ sống.

Rễ sọ bắt nguồn từ nhân hoài nghi ở hành não. Sau khi ra khỏi sọ rễ này tách ra khỏi thần kinh phụ để đi theo thần kinh lang thang tới vận động cho các cơ nội tại của thanh quản.

Rễ sống bắt nguồn từ sừng trước của 5 đốt tuỷ cổ trên cùng và đi lên qua lỗ lớn xương chẩm vào trong sọ. Các sợi của rễ sống vận động cho cơ thang và cơ ức – đòn – chũm.

12.Thần kinh hạ thiệt (hypoglossal nerve) (thần kinh XII).

Thần kinh hạ thiệt là một thần kinh vận động đi ra khỏi hành não tại rãnh trước trám hành và đi ra khỏi sọ qua ống thần kinh hạ thiệt. Các sợi của thần kinh hạ thiệt xuất phát từ nhân thần kinh hạ thiệt ở hành não và đi đến vận động cho các

Một phần của tài liệu Tài liệu tóm tắt môn giải phẫu học đại cương (Trang 78 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)