Đánh giá tình hình chi NSNN trong giai đoạn 2006-2008

Một phần của tài liệu Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Ngân Sách Nhà Nướctại Kho Bạc Nhà Nước Cần Thơ (Trang 39 - 48)

Trong giai đoạn 2006 – 2008, KBNN Cần Thơ đã tương đối hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đạt được một số kết quả khả quan. Cùng với các mục tiêu đạt được trong thời gian này, hoạt động tiền tệ diễn ra hết sức sôi động, cơ bản quán triệt theo đúng nghị định 861/TTG của Thủ tướng Chính phủ là “chỉ bố trí chi trong phạm vi nguồn thu chắc chắn và trong kế hoạch đã được giao, nếu thu không đạt phải kiên quyết giảm chi tương ứng. Tuyệt đối không bố trí chi khi không có nguồn thu đảm bảo”.

Bảng 2 : Cơ cấu chi Ngân sách

Đơn vị tính: % Năm

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

TỔNG CHI 100 100 100

1.Chi đầu tư phát triển 41,2 45,6 40,1

2. Chi thường xuyên 58,8 54,4 59,9

- Sự nghiệp kinh tế - GD-ĐT - Y tế - Quản lý hành chính - Các khoản chi khác 6,8 15,3 4,3 4,7 27,7 6,7 24,7 7,6 4,3 11,1 4,1 13,4 4,3 1,5 36,6

Từ bảng 2 ta có đồ thị 2 :

Đvt: %

Hình 11 : Biểu đồ cơ cấu chi NSNN giai đoạn 2006-2008

Từ đồ thị trên cho ta thấy một điều, trong giai đoạn này cơ cấu chi đầu tư phát triển (chi tích luỹ) và chi thường xuyên cơ bản đã hợp lý, trung bình chi thường xuyên là 58% và chi đầu tư phát triển là 42% so với tổng chi ngân sách, là phù hợp với tình hình kinh tế của thành phố Cần Thơ hiện nay.

* Chi đầu tư – phát triển

Nhìn vào đồ thị ta thấy, chi đầu tư phát triển được phân bổ hợp lý qua các năm. Riêng năm 2007 chiếm 45.6% tổng chi NSNN do tỉnh tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng tạo tiền đề, phấn đấu nâng thành phố Cần Thơ lên đô thị loại I vào năm 2010. Tuy nhiên, đến năm 2008 chi cho ĐT-PT có phần sụt giảm do chính sách thặt chặt chi tiêu công của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, chỉ đầu tư vào những công trình, dự án thật sự cần thiết, cấp bách.

* Chi thường xuyên

Chi thường xuyên chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi NS. Năm 2008 chiếm 58.8%, trong khi đó năm 2007 chiếm 54.4.% là do trong năm 2007, NSNN tập trung cho các khoản chi XDCB, chi thường xuyên chủ yếu tập trung cho GD-ĐT, và y tế. Qua đó, ta thấy nền kinh tế đã bắt đầu đi vào ổn định, những khoản chi trong các giai đoạn đã có hiệu quả thiết thực làm nền tảng cho sự phát triển KT-XH trong giai đoạn này. Điều này sẽ phản ánh cụ thể hơn trong phần phân tích chi tiết từng khoản mục chi sau đây:

2006 2007 2008 Chi ĐT-PT 41.2 58.8 54.4 45.6 59.9 40.1

Chi thường xuyên

Bảng 3 : TÌNH HÌNH CHI NSNN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 KH TH KH TH KH TH Số tiền % Số tiền % 1.Chi ĐT-PT 1.142.820 1.120.820 1.975.960 2.315.032 2.910.000 3.265.000 1.194.212 106,5 949.968 41,03 a. XDCB 1.142.820 1.120.820 1.975.960 2.315.032 2.910.000 3.265.000 1.194.212 106,5 949.968 41,03 b. Vốn lưu động - - - - - - - 2. Chi thường xuyên 1.077.702 1.597.180 2.576.154 2.754.968 4.260.000 4.872.000 1.157.788 72,5 2.117.032 76,8 a. Sự nghiệp KT 77.220 136.258 206.935 235.629 252.370 234.591 99.371 72,9 (1038) (0,44) b. GD – ĐT 367.015 308.102 762.580 866.452 871.935 764.532 558.350 181,2 (109.917) (11,8) c. Y tế 67.760 87.093 236.451 264.919 268.435 243.682 177.826 204,2 (21.237) (8,0) d. Quản lý HC 120.835 94.324 144.105 152.165 95.686 87.272 57.841 61,3 (64.893) (42,7) e. Chi khác 444.872 971.403 1.226.083 1.235.803 2.771.574 3.541.923 264.400 27,2 2.306.120 186,6 TỔNG CỘNG 2.220.522 2.718.000 4.552.114 5.070.000 7.170.000 8.137.000 2.352.000 86,5 3.067.000 60,5

Qua bảng 3 ta thấy chi NSNN của thành phố Cần Thơ trong giai đoạn này có xu hướng tăng dần, trung bình mỗi năm tăng 2.700 tỷ đồng. Như đã đề cập ở trên, nền kinh tế vốn có điểm xuất phát ban đầu thấp và với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay thì việc tăng chi ngân sách để cải tạo bộ mặt kinh tế - xã hội là điều hết sức cần thiết, xã hội càng phát triển thì nhu cầu chi tiêu càng tăng gấp bội. Do đó số chi hàng năm tăng một lượng đáng kể. Tuy nhiên mức độ tăng giảm từng lĩnh vực có phần khác nhau, cụ thể như sau:

4.1.2.1. Chi đầu tư xây dựng cơ bản

Trước hết, một khoản chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng chi ngân sách của địa phương hàng năm là chi đầu tư XDCB. Với các số liệu từ bảng 3 ta có đồ thị sau : 0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 3.500.000 2006 2007 2008 KH TH

Hình 12 : Đồ thị chi XDCB giai đoạn 2006-2008

Từ đồ thị 3 ta thấy khoản chi này hàng năm đã tăng lên đáng kể, trung bình mỗi năm tăng khoảng 1000 tỷ đồng. Năm 2007 tăng 106,5% so với năm 2006, đến năm 2008 tăng thêm 41%. Trong thời kỳ này ngoài nguồn của ngân sách địa phương còn có nguồn vốn đầu tư của Trung ương trên địa bàn và nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp nên số chi tăng đáng kể. Điều đáng quan tâm là nguồn chi đáp ứng phát triển hiện nay chỉ tập trung cho XDCB nhằm phục vụ cho xây lắp, sửa chữa và mua sắm thiết bị chứ không còn phải chi vốn lao động như trước. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng cho ra đời nhiều thông tư, nghị định giúp cho KBNN Cần Thơ rất nhiều trong khâu cấp phát và kiểm soát việc chi tiêu một

Nămmm

cách hợp lý. Như vậy, kinh tế thành phố Cần Thơ từng bước phát triển thì việc đầu tư XDCB cũng cần phải nhiều hơn nữa đưa cơ sở hạ tầng ngày càng hiện đại và phát triển xứng đáng là thành phố trực thuộc TW, đồng thời là trung tâm văn hóa của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Năm 2008, khi xảy ra những biến động về giá vật liệu xây dựng và giá xăng dầu hồi nửa đầu năm 2008, hầu hết các nhà thầu xây lắp ở địa bàn TP Cần Thơ đều ngưng thi công hoặc thi công cầm chừng chờ Chính phủ cho chủ trương điều chỉnh giá. Tuy nhiên, ngoài các chủ trương tháo gỡ của Trung ương, UBND thành phố đã kịp thời chỉ đạo các chủ đầu tư điều chỉnh dự toán trượt giá cho nhiều công trình, dự án như: Tuyến đường Mậu Thân - sân bay Trà Nóc, các cầu trên tỉnh lộ 923 (đoạn Cái Răng-Phong Điền), tỉnh lộ 932, quốc lộ 91B, tuyến giao thông Bốn Tổng-Một Ngàn, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài, bờ kè Xóm Chài... Khi giá vật liệu xây dựng tăng đột biến, UBND thành phố thực hiện giải pháp cho phép thanh toán trực tiếp cho các nhà thầu cung cấp vật tư thiết yếu tập kết đến công trường. Nhờ đó, các đơn vị trực tiếp thi công vẫn ổn định tiến độ thi công thay vì phải trông chờ vốn từ công ty mẹ rót xuống.

Chính vì thế, trong những năm này, việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của thành phố đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, một loạt các công trình xã hội phúc lợi công cộng, văn hoá xã hội đã, đang và sẽ được đưa vào sử dụng như Sân bay Trà Nóc, Bệnh viện Đa khoa Trung Ương, Trung tâm văn hoá Tây Đô, … đảm bảo được tính thiết thực, cần thiết và kịp thời. Nhờ vậy tỉnh đã triệt để thực hiện nguyên tắc tiết kiệm và tránh việc sử dụng tuỳ tiện lãng phí nguồn NSNN.

4.1.2.2. Chi giáo dục đào tạo

Đối với sự nghiệp xã hội, ngành GD-ĐT là ngành không thể không quan tâm, ngân sách địa phương hàng năm chi cho GD-ĐT tương đối nhiều.

Thành phố Cần Thơ bước vào thời kì phát triển mới của đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trước những yêu cầu phát triển mới với nhiều thuận lợi và nhiều ưu thế của thành phố thì ngành GD-ĐT TP Cần Thơ cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn lớn.

Để đưa công tác phát triển GD-ĐT TP Cần Thơ phát triển nhanh, mạnh, bền vững với chất lượng ngày càng cao, ngành GD-ĐT cần được phát triển theo một

quy hoạch lâu dài, dựa trên quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội chung của toàn thành phố và chiến lược giáo dục đến năm 2010 đã được Chính phủ phê duyệt, bảo đảm cho GD-ĐT TP.Cần Thơ vừa trở thành động lực cho sự phát triển KT-XH, vừa là mục tiêu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố theo quan điểm phát triển nhân văn, hướng tới một sự phát triển vì con người.

Quy hoạch phát triển GD-ĐT TP.Cần Thơ giai đoạn 2006-2010 được xây dựng trên cơ sở làm rõ yêu cầu và xu hướng phát triển KT-XH của thành phố đến năm 2010, phân tích và đánh giá khách quan hiện trạng và dự báo phát triển GD- ĐT trong các giai đoạn sắp tới. Trên cơ sở đó, đề ra hệ thống quan điểm, mục tiêu, giải pháp cơ bản có tính chiến lược, phù hợp với địa bàn dân cư và quy hoạch phát triển của thành phố. Đó là những giải pháp quy hoạch hệ thống GD- ĐT các ngành học, bậc học từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông tới giáo dục chuyên nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu GD-ĐT ngày càng cao của địa phương, chuẩn bị tích cực nguồn nhân lực cho một thành phố trung tâm khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, NSĐP chi cho sự nghiệp giáo dục-đào tạo có tỷ trọng cao nhất trong chi thường xuyên.

0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 900.000 2006 2007 2008 KH TH

Hình 13 : Đồ thị chi sự nghiệp GD-ĐT giai đoạn 2006-2008

Từ đồ thị cho thấy tốc độ chi cho mỗi năm đều tăng, năm 2007 lượng chi tăng tới 181,2% so với năm 2006. Trong phần chi giáo dục đào tạo thì phần lương chiếm tỷ trọng lớn nhất, chính sách cải tiến chế độ tiền lương cho giáo viên, nhất là giáo viên vùng sâu vùng xa; chính sách đào tạo đội ngũ giáo viên

Triệu đồng

dạy ở các trường đại học, trung học chuyên nghiệp…Qua tốc độ gia tăng của khoản chi này chứng tỏ công tác GD-ĐT từng bước được củng cố, phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng. Các dự án kiên cố hóa trường học, lớp học tiếp tục được triển khai cùng với việc tập trung sữa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất hiện có nhằm phục vụ tốt hơn việc dạy và học. Các dự án đã được triển khai và đưa vào sử dụng như việc xây dựng lại trường tiểu học Lê Quý Đôn, Trường tiểu học An Hội, trường tiểu học Võ Trường Toản, trường trung học cơ sở Trần Hưng Đạo, trường trung học Kinh tế-Kỹ thuật được nâng lên thành trường Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật… và các dự án xây dựng mới như trường Đại học Y Dược Cần Thơ đang trong quá trình thi công. Tuy nhiên, tốc độ chi đến năm 2008 có phần sụt giảm khoảng 11,8% so với năm 2007. Nguyên nhân là do một số dự án trọng điểm cơ bản đã hoàn thành và việc xây dựng quy hoạch phát triển GD-ĐT là một công tác khó khăn, phức tạp, chịu nhiều tác động của các nhân tố kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương cũng như bối cảnh KT-XH trong nước và quốc tế. Do đó, chương trình này cần được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, điều chỉnh phù hợp theo từng giai đoạn phát triển KT-XH của thành phố và cả nước trong tương lai.

4.1.2.3. Chi sự nghiệp y tế

Ngoài khoản chi GD – ĐT, chi cho sự nghiệp y tế cũng là một vấn đề cần thiết và cấp bách, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, các hóa phẩm độc hại đang tràn lan, dịch cúm đang hoành hành…là những vấn đề đang được quan tâm.

0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 2006 2007 2008 KH TH

Hình 14: Đồ thị chi sự nghiệp y tế giai đoạn 2006-2008

triệu đồng

Từ đồ thị ta thấy năm 2007 tăng kỷ lục 204,2% so với năm 2006, khoản chi này tăng cao nhất trong giai đoạn hiện nay. Giai đoạn này có các bệnh viện được đầu tư và nâng cấp như: Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ, bệnh viện Lao, bệnh viện Nhi Đồng, bệnh viện Tây Đô…với những trang thiết bị hiện đại. Nguồn đầu tư chủ yếu là NSTW và các khoản thu viện phí. Ngoài ra Thành phố Cần Thơ cũng tranh thủ sự viện trợ nước ngoài trang bị một số phương tiện hiện đại cho các bệnh viện huyện. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế đều đạt kế hoạch, công tác phòng chống dịch bệnh chủ động có hiệu quả. Công tác truyền thông dân số, kế hoạch hóa gia đình được tăng cường; chăm sóc sức khỏe sơ sinh tại các quận, huyện được duy trì tốt, chất lượng dịch vụ sức khỏe sinh sản được nâng lên.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều cơ sở y tế đã quá tải, lại xuống cấp. Điển hình là bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ đã xuống cấp nghiêm trọng. Số lượng bệnh nhi mỗi năm mỗi tăng nên bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải, có khi bệnh nhi phải nằm 2 người/giường, thậm chí 3 người/giường. Do đó, cần phải chú trọng hơn trong việc nâng cấp, sữa chữa, xây lắp thêm những cơ sở y tế mới này.

Năm 2008 thì khoản chi cho y tế giảm 8% một phần là do điều kiện kinh tế xã hội nước ta đang gặp khó khăn thì giảm chi là một tất yếu. Mặt khác các công trình lớn cơ bản đã hoàn thành, do đó Chính phủ tập trung vào các khoản chi khác nhiều hơn.

4.1.2.4. Chi sự nghiệp kinh tế

Ngoài ra, một khoản chi chiếm tỷ trọng khá lớn trong chi thường xuyên là chi cho sự nghiệp phát triển kinh tế, góp phần đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước hiện nay. Không những thế nó còn là động lực đưa thành phố Cần Thơ nhanh chóng trở thành đô thị loại 1, là trung tâm kinh tế của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thể chi cho sự nghiệp kinh tế trong ba năm qua được thể hiện qua đồ thị 6.

0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 2006 2007 2008 KH TH

Hình 15: Đồ thị chi sự nghiệp kinh tế giai đoạn 2006-2008

Trong đồ thị 6 ta thấy các khoản chi cho sự nghiệp kinh tế tăng đáng kể. Với tiến độ này thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, mở cửa hội nhập với khu vực. Hơn nữa, với kết quả đạt được trong giai đoạn hiện nay, thành phố Cần Thơ đã xây dựng và sắp xếp lại khu vực kinh tế hợp lý theo hướng đầu tư và khuyến khích các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, tạo điều kiện cho kinh tế cá thể phát triển hợp lý theo đúng pháp luật. Công tác chỉ đạo đổi mới nông thôn tạo cầu nối thu hẹp dần khoảng cách và thúc đẩy quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh hơn.

4.1.2.5. Chi quản lý hành chính và chi khác

Một khoản chi khác đó là chi quản lý hành chính. Hiện nay, khoản chi này đang được chính phủ khuyến khích giảm dần trong cơ cấu giảm chi NSNN, trên cơ sở sắp xếp lại tổ chức giảm biên chế theo nghị định 109/HĐBT nhằm bố trí lại mức chi hợp lý, bảo đảm hoạt động bình thường cho các đơn vị và triệt để thực hiện nguyên tắc tiết kiệm.

Ngoài các khoản chi phân tích trên, Chính phủ còn chi cho một số lĩnh vực quan trọng khác như chi nghiên cứu khoa học công nghệ, chi văn hóa thể dục thể thao, chi quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội và các khoản chi khác. Các khoản chi này cũng chiếm một tỷ trọng rất lớn. Trong đó, chi cho an ninh quốc

Năm

phòng khá lớn, nhằm giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Thực hiện theo Nghị định của Chính phủ, các cơ quan có chức năng đã tăng cường triệt phá

Một phần của tài liệu Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Ngân Sách Nhà Nướctại Kho Bạc Nhà Nước Cần Thơ (Trang 39 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)