Giá trị vốn hóa thị trường
3.4.1.2 Quá trình niêm yết cổ phiếu của Vinamilk
Sáng 19-1-2006, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk (mã chứng khoán
VNM) đã chính thức được niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch của Trung tâm
Chứng khoán TPHCM với giá khớp lệnh trong phiên giao dịch đầu tiên là 53.000 đồng/cổ phiếu. Số lượng cổ phiếu đưa vào giao dịch là 159 triệu, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, tổng giá trị cổ phiếu niêm yết theo mệnh giá là 1.590 tỷ đồng.
Cổ phiếu VNM của Vinamilk ngay lập tức đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước khi có hàng chục tỷ đồng chào mua/bán.
Kết thúc phiên giao dịch, VNM khớp lệnh được 109.350 cổ phiếu tại mức giá 53.000 đồng/cổ phiếu, đạt giá trị giao dịch 5,79 tỷ đồng, chiếm đến 34,72% tổng
giá trị khớp lệnh thị trường cổ phiếu.
6
Đây là cổ phiếu thứ 2 trong năm 2006 và là cổ phiếu thứ 34 niêm yết trên sàn
chứng khoán VN. Lãi cơ bản trên cổ ph iếu trong năm 2008 công ty đạt 7.015 đồng.(6F
7)
Việc tham gia niêm yết của Vinamilk trên thị trường chứng khoán sẽ tạo một sức bật đáng kể trên thị trường này.
Ở Việt Nam, một điều kỳ diệu đang diễn ra, ấy là sự tăng vọt của thị trường
cổ phiếu, sự xuất hiện của những cổ phiếu niêm yết lần đầu và kéo theo đó là sự gia tăng nguồn vốn nước ngoài. Tất cả hợp lại biến Việt Nam trở thành miếng bánh thơm ngon thu hút các nhà đầu tư.
Thông thường, vào những ngày "đẹp trời", các thị trường chứng khoán lớn ở
New York, London hay Tokyo có thể nhích lên 1% hay 2%. Nhưng hãy thử tưởng tượng sự phấn khích của cổ đông vào ngày 19/1 /2006 khi tổng giá trị cổ phiếu được giao dịch tại Tp Hồ Chí Minh bỗng tăng gấp đôi, lên con số 16 ngàn tỉ.
Sự tăng vọt này gần như hoàn toàn nhờ vào việc niêm yết một cổ phiếu mới:
Công ty Cổ phần các sản phẩm sữa Việt Nam - Vinamilk. Thật vậy, ngày 19/1 vừa qua, đúng như sự mong đợi của nhiều người, Vinamilk đã có màn ra mắt đầy ấn tượng.
Sự hiện diện của Vinamilk trên thị trường chứng khoán trên thực tế là một sự
kiện đặc biệt quan trọng. Kể từ khi ra đời cách đây 5 năm rưỡi, thị trường chứng
khoán Việt Nam hầu như không có gì nổi bật. Tổng giá trị cổ phiếu giao dịch vào ngày đầu tiên (tháng 7/2000) chỉ đạt mức 37.000 USD và từ đó đến nay là cả một
hành trình chậm chạp. Tính đến ngày 31/12/2008 thì mức vốn hóa thị trường đã đạt
14.548 tỉ đồng.
Một công ty với sức mạnh như Vinamilk chính là cái mà thị trường cổ phiếu
Việt Nam cần để tạo thêm xung lực. Hiện, Vinamilk được dư luận đánh giá là một
trong những công ty Việt Nam được quản lý tốt nhất, với khoản tiền lời năm ngoái tăng 31%, tương đương với 38 triệu USD trong tổng số doanh thu 356 triệu USD -
tăng 50% so với năm 2004.
7
Bất chấp sự cạnh tranh từ những đối thủ nước ngoài như Formosa Milk và Cô gái Hà Lan, Vinamilk vẫn chiếm lĩnh 75% thị trường với các sản phẩm sữa, sữa chua và nước trái cây. Một tuần trước khi niêm yết cổ phiếu, Vinamilk còn công bố
kế hoạch khai trương một nhà máy bia trị giá 45 triệu USD liên doanh với công ty
SABMiller đặt tại London với công suất trên 13 triệu gallon mỗi năm.
Và sự hiện diện của Vinamilk đã thực sự tạo ra cảm giác hưng phấn đối với
thị trường.
“Chắc chắn Vinamilk sẽ thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài
nhờ quy mô và khả năng tài chính của họ”.
Tất nhiên, giờ đây sẽ có thêm nhiều nhà đầu tư nước ngoài có khả năng "sở
hữu một phần" Vinamilk và nhiều công ty khác của Việt Nam. Mặc dù quyền sở
hữu nước ngoài bị giới hạn ở mức 30% đối với những công ty Việt Nam chưa niêm
yết, thì một điều luật mới thông qua hồi tháng 10/2005 đã cho phép các công ty có
cổ phiếu niêm yết chính thức bán tới 49% cổ phiếu cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Luật mới nhằm mục đích tăng khả năng tài chính cho thị trường chứng khoán.