Giá cổ phiếu giao dịch trên sàn của DPM
4.3.1.2 Kết quả ước lượng từ mô hình GARCH(1,1)
Sau khi kiểm tra ARCH-LM để xem kết quả kiểm định mô hình OLS có giải
thích phù hợp hay không thì qua kết quả ta nhận thấy có 3 trường hợp không thỏa điều kiện nên tiếp theo ta sử dụng mô hình GARCH để kểm tra giả thuyết của mô
hình đưa ra với kết quả giải thích tốt hơn, sau đây là kết quả từ việc chạy mô hình:
Bảng 4 :Kết quả ước lượng mô hình GARCH(1,1)
VNM DPM PVD VIC STB Thứ hai(D1) -0.0007 -0.0025 0.0006 0.0054 0.0027
(-1.03) (-2.01)** (0.24) (4.99)*** (2.43)
(-0.22) (-1.98)** (-0.06) (-0.88) (4.69)***Thứ tư(D3) 0.0002 -0.0005 0.0017 0.0005 0.0032 Thứ tư(D3) 0.0002 -0.0005 0.0017 0.0005 0.0032 (0.31) (-0.35) (0.61) (0.37) (2.61)*** Thứ năm(D4) 0.0003 -0.0025 -0.0021 -0.0015 -0.0013 (0.35) (-1.53) (-0.95) (-1.17) (-1.04) Thứ sáu(D5) 0.0004 -0.0014 -0.0038 0.0009 0.0011 (0.62) (-0.93) (-1.58) (0.93) (0.92) R2 0.0002 0.0049 0.0066 -0.0092 0.0449 Kiểm định ARCH(1)LM Giá trị thống kê F 0.754** 1.778** Ghi chú: *** có ý nghĩa mức 1%, ** có ý nghĩa ở mức 5%, *có ý nghĩa ở mức 10%
Giá trị thống kê Z trong dấu ngoặc đơn
Qua kết quả tổng hợp được cho ta nhận thấy ở mô hình này thì ngày thứ hai có tác động đến lợi nhuận cổ phiếu giao dịch trên sàn đại diện đó là DPM và VIC, nhưng dấu ở hệ số của DPM thì âm còn ở VIC lại dương như vậy thì ngày thứ hai
lợi nhuận có lúc tăng và lúc giảm không theo một chiều và lúc tăng thì khoảng
0,54% còn lúc giảm khoảng 0,25% ở m ức ý nghĩa là 1% và 5%. Tiếp theo kết quả tương tự như ở phần ước lượng OLS là ngày thứ ba có hai cổ phiếu chịu ảnh hưởng
là DPM và STB lần lượt ở mức ý nghĩa là5% và 1%, nhưng khác ở chổ là nó không ảnh hưởng cùng chiều, nghĩa là lúc lợi nhuận giảm gần 0,28% và lúc nó lại tăng gần
0,48%. Thêm một ngày nữa cũng có mối quan hệ với lợi nhuận cổ phiếu đó là ngày
thứ tư thể hiện ở STB có mức ý nghĩa là 1% và dấu của hệ số là dương nên ta nói
rằng thứ tư thì giá sẽ tăng khoảng 0,32%.
Trong các nghiên cứu trước đây cho thấy một số nghiên cứu cho mô hình
này thì đối với Berument và cộng sự (2001) cho kết quả như GARCH là ngày thứ tư lại ảnh hưởng làm lợi nhuận tăng cao nhất còn thứ hai lại làm lợi nhuận thấp
nhất, còn kết quả của Choudhry(2000) thì lại cho kết q uả là ngày thứ sáu làm lợi
nhuận tăng cao nhất. Còn nghiên cứu của ta thì cũng sử dụng những mô hình tương
hóa thị trường lớn nhất sàn HOSE làm đại diện. Và kết quả cụ thể sẽ phân tích sâu hơn cho từng mã cổ phiếu ở nghiên cứu này như sau:
Thứ nhất, đối với VNM thì kết quả có phần khác hơn trước chút ít là ngày
làm cho lợi nhậu tăng cao nhất là thứ sáu(0.0004) tiếp theo là thứ năm(0.0003) và
lợi nhuận lại giảm nhiều nhất là thứ hai và thứ ba. Tuy nhiên kết quả này có phần
giống như ở OLS là về mặt thống kê các hệ số này vẫn không có ý nghĩa. Vậy kết
luận là các ngày trong tuần không có sự quan hệ nào đối với sự thay đổi lợi nhuận.
Bên cạnh đó kết quả cho DPM cũng có phần tương tự như nghiên cứu trước là các ngày đều làm cho lợi nhuận giảm đi, cụ thể là giảm nhiều nhất là (-0.0028) và (-0.0025) lần lượtlà thứ ba và thứ hai, còn giảm ít nhất là ngày thứ tư (-0.0005).
Trong trường hợp này thì có hai ngày làm lợi nhuận giảm có ý nghĩa về mặt thống
kê là thứ ba và thứ hai, còn các ngày còn lại lợi nhuận không chịu ảnh hưởng đến.
Tiếp theo, cổ phiếu PVD có hai ngày làm lợi nhuận tăng là thứ hai (0.0006) và thứ tư (0.0017) còn lại đều làm lợi nhuận giảm đi như kết quả trước đã tìm được.
Ngày làm lợi nhuận tăng cao nhất là thứ tư và thứ sáu làm lợi nhuận giảm nhiều
nhất. Tuy nhiên, xét về mặt ý nghĩa thống kê thì các hệ số này không có ý nghĩa kết
quả giống như ước lượng của OLS.
Thứ tư là trường hợp của VIC có sự khác biệt so kết quả trước, ở đây lợi
nhuận tăng cao nhất so với các ngày là thứ hai (0.0054) và làm lợi nhuận gi ảm đi
nhiều nhất là thứ năm (-0.0015). Thế nhưng chỉ có ngày thứ hai cho ta ý nghĩa về
mặt thống kê. Nên vẫn có một kết luận duy nhất là ngày thứ hai làm cho lợi nhuận
giảm đi.
Cuối cùng cho trường hợp của STB thì trong 5 ngày thì cho 4 ngày làm lợi
nhuận tăng. Lợi nhuận tăng cao nhất là ngày thứ ba (0.0048) và kế tiếp là thứ tư
(0.0032), còn duy nhất là ngày thứ năm làm lợi nhuận giảm đi (-0.0013). Xét về mặt
ý nghĩa thống kê thì đối với STB trong 5 giá trị thì cho ta 2 giá trị có mức ý nghĩa là
1%. Vậy kết luận có 2 ngày làm ảnh hưởng đến lợi nhuận lần lượt là thứ ba và thứ
hai.
Tóm lại, qua phương pháp ước lượng GARCH(1,1) cho ta thêm một kết luận
ba và thứ tư, trong đó có tới 5 trường hợp có mức ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, vẫn
cho kết quả trong nghiên cứu này là 3 mã chứng khoán đó là DPM, VIC và STB. => Qua hai phương pháp ước lượng là OLS và GARCH cho ta nhận xét
chung là ngày thứ ba thì đều cho kết quả như nhau là có bị ảnh hưởng đến lợi
nhuận, đều này có sự tương tự như nghiên cứu của Berument và cộng sự (2001)và
tiếp theo đó thứ hai, thứ tư và thứ năm cũng có quan hệ đến lợi nhuận cổ phiếu giao
dịch, còn duy nhất ngày thứ sáu thì lợi nhuận không bị ảnh hưởng cho các công ty
có vốn hóa thị trường lớn làm đại diện, đây là phần khác biệt được tìm thấy trong
nghiên cứu này ở thị trường chứng khoán Việt Nam so với các nghiên cứu trước đây trên thị trường chứng khoán nước ngoài.
Tuy nhiên để xem kết quả ta tìm thấy có đáng tin cậy không thì ta thử kiểm định lại chỉ số F-statistic của VNM và DPM xem phần dư có đạt phân phối chuẩn không. Sau đây là kết quả kiểm định phần dư ở mô hình GARCH(1,1)
Kết quả cho ta thấy giá trị P của các kiểm định đều lớn hơn mức ý nghĩa 5%.
=> Vậy ta kết luận chấp nhận H0 là phần dư của mô hình có phân phối
chuẩn. Do đó việc ước lượng dựa vào mô hình GARCH cho ta kết quả đáng tin cậy
với độ chính xác cao hơn.
4.4 KẾT LUẬN
Chương này cung cấp một cách nhìn tổng quát về các bước phải làm trong việc giải quyết mục tiêu của đề tài về. Trước hết cho ta thấy được sự biến động về
tình hính giá cổ phiếu cho 3 năm qua, từ kết quả phân tích cho ta thấy sự biến động
mạnh ở từng giai đoạn.Tiếp theo đó là phần cốt lõi quan trọng xuyên suốt đề tài là
kết quả ước lượng về mối quan hệ giữa các ngày trong tuần với lợi nhuận cổ phiếu.
Tóm lại, nghiên cứu của Berument và cộng sự (2001) đã sử dụng nhiều mô
hình đo lường ( theo như giới thiệu tại phần 2.3) để xem sự ảnh hưởng của ngày
trong tuần đến lợi nhuận . Trong đó các biến phân tích trong mô hình Berument và cộng sự đã kế thừa từ các nghiên cứu trước. Mô hình hồi quy cho kết quả là ngày thứ tư làm cho lợi nhuận tăng cao nhất và thứ hai lại làm lợi nhuận thấp nhất vì nó
cho mức ý nghĩa tốt nhất. Ngoài ra đa số các các ngày còn lại cũng có ý nghĩa. Tuy
nhiên ở nghiên cứu này thì cho kết quả có phần khác đi, cụ thể là trong một ngày lại
có hai hiện tượng là lúc thì làm lợi nhuận tăng (0.0054) và (0.0048), còn lúc thì làm giảm (-0.0025) và (-0.0028) đó là hai ngày lần lượt là thứ hai và thứ ba. Bên cạnh đó, thứ tư làm cho lợi nhuận tăng (0.0032) đại diện cho trường hợp này là cổ phiếu
STB, còn các ngày khác vẫn có ảnh hưởng thế nhưng về mặt ý nghĩa thống kê thì
không có.
Với kết quả vừa tìm được có thể giúp các nhà đầu tư có cách hiểu biết tốt hơn về tình hình biến động giá cổ phiếu từ đó có sự lựa chọn, chiến lược đầu tư tốt hơn. Và với chương tiếp theo rút ra từ kết quả nghiên cứu chương này thì tác giả có
thể đưa ra một số gợi ý chính sách cho cách đầu tư chứng khoán và phát triển thị trường chứng khoán tốt hơn, bền vững hơn trong tương lại.
CHƯƠNG V