Kết quả ước lượng từ mô hình OLS

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng ngày trong tuần trường hợp các công ty có vốn hóa thị trường lớn (Trang 53 - 55)

Giá cổ phiếu giao dịch trên sàn của DPM

4.3.1.1 Kết quả ước lượng từ mô hình OLS

Kết quả hồi quy tổng hợp từ bảng 4 cho ta thấy ngày thứ ba ảnh hưởng đến

lợi nhuận cổ phiếu cụ thể là DPM và VIC lần lượt ở mức 10% và 5%, ngoài ra dấu

của 2 hệ số này đều mang dấu âm đều đó có nghĩa là ngày thứ ba thì lợi nhuận cổ

phiếu sẽ giảm đi gần 0,4%.

Bảng 3 :Kết quả ước lượng mô hình OLS

VNM DPM PVD VIC STB Thứ hai(D1) -0.0001 -0.0016 0.0008 0.0012 -0.0013 (-0.09) (-0.95) (0.55) (0.62) (-0.86) Thứ ba(D2) -0.0004 -0.0032 -0.0002 -0.0043 -0.0013 (-0.42) (-1.92)*** (-0.15) (-2.31)** (-0.86) Thứ tư(D3) 0.0002 -0.0003 0.0016 0.0001 0.0005 (0.19) (-0.18) (1.10) (0.01) (0.31) Thứ năm(D4) 0.0012 -0.0020 -0.0020 -0.0007 -0.0025 (1.23) (-1.29) (1.37) (-0.38) (-1.73)*** Thứ sáu(D5) 0.00046 -0.0006 -0.0020 0.0007 -0.0005 (0.48) (-0.36) (-1.33) (0.37) (-0.35) số quan sát 730 284 510 317 613 R2 0.0022 0.0073 0.0096 0.0172 0.0037 Kiểm định ARCH(1)LM Giá trị thống kê F 76.791* 12.648* 0.0306 0.024 0.007 Ghi chú: * có ý nghĩa ở mức 1%, ** có ý nghĩa ở mức 5%, *** có ý nghĩa ở mức 10%

Giá trị thống kê t trong dấu ngoặc đơn

Tiếp theo trong kết quả này thì giá cũng chịu ảnh hưởng của ngày thứ năm

thể hiện ở cổ phiếu STB ở mức ý nghĩa 10% và sự ảnh hưởng này làm cho phần trăm thay đổi lợi nhuận giảm, cụ thể là do dấu của hệ số trước nó cũng mang dấu âm nên được giải thích là vào ngày thứ năm thì lợi nhuận giảm khoảng 0,25%.

các ngày còn lại không có ảnh hưởng đến sự thay đổi lợi nhuận trong tuần. Để thấy

mối liên hệ rỏ hơn sau đây ta sẽ phân tích cụ thể từng đối tượng.

Theo như kết quả nghiên cứu của Berument và cộng sự (2001) được giới

thiệu trong phần lược khảo thì trong trường hợp nghiên cứu theo mô hình OLS cho

kết quả là lợi nhuận tăng cao nhất là thứ tư, thứ ba và thứ sáu, còn thấp nhất là thứ hai. Nhưng trong đó thì về mặt ý nghĩa thống kê không có ngày thứ hai. Còn đối

với kết quả nghiên cứu này cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối với VNM lợi nhuận đem lại cao nhất là ngày thứ năm (0,0012) và kế tiếp là thứ sáu còn thấp nhất là ngày thứ hai(-0,0001) và kế là thứ ba. Tuy

nhiên về mặt thống kê thì hệ số này không có ý nghĩa. Nên ta kết luận là trong

trường hợp cổ phiếu VNM thì ngày trong tuần không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận

của cổ phiếu.

Thứ hai, trường hợp cho DPM thì các hệ số đều âm cho thấy lợi nhuận là

giảm, giảm nhiều nhất là ngày thứ năm(-0,0021) và thứ ba(-0,0032), còn ít nhất lần lượt là ngày thứ sáu(-0,0006) và thứ hai(-0,0016). Thế nhưng với kết quả này về

mặt thống kê chỉ có ý nghĩa cho ngày thứ ba, còn lại thì không có ý nghĩa. Vậy cho

ta kết luận là khi vào ngày thứ ba thì làm cho lợi nhuận giảm (0, 0032) so với các

ngày khác.

Tiếp theo, cho cổ phiếu PVD các hệ số cho thấy thì mức ảnh hưởng đến lợi

nhuận vẫn không chênh lệch lớn, làm cho lợi nhuận có ngày thì tăng và có ngày

giảm, điều này hợp lý trên thị trường vì có lúc lên và có lúc lại xuống không thể cứ

theo một chiều. Như kết quả ở bảng 4 cho ta biết là ngày làm lợi nhuận tăng cao

nhất là thứ tư (0.0016) và thứ hai (0.0008), còn 3 ngày còn lại làm lợi nhuận giảm đi

cao nhất là thứ năm(-0.002) và tiếp theo là thứ sáu(-0.0021). Tuy vậy theo phân tích thì có ảnh hưởng cho kết quả như ở trường hợp VNM thế nhưng không có ý nghĩa

về mặt thống kê cho các hệ số này.

Thứ tư, trường hợp cho VIC vẫn không có sự khác biệt lắm, các hệ số cho ta

thấy là ngày ảnh hưởng làm cho lợi nhuận cao nhất là thứ hai(0.0012) và kế tiếp là

thứ sáu(0.0007), trong 5 ngày thì có 2 ngày làm lợi nhuận giảm đi lần lượt là thứ

thứ ba là có ý nghĩa về mặt thống kê, còn các ngày còn lại không làm cho lợi nhuận thay đổi.

Cuối cùng là STB, trong tất cả các ngày thì chỉ có duy nhất ngày thứ tư làm

lợi nhuận tăng(0.0005), còn các ngày còn lại thì ngược lại làm lợi nhuận giảm và

ngày giảm nhiều nhất là thứ năm (-0.0025), tiếp theo là thứ hai(-0.0013). Dù vậy nhưng chỉ có ngày thứ năm là có ý nghĩa thống kê. Kết luận cuối cùng là ngày thứ năm làm cho lợi nhuận bị ảnh hưởng là giảm so với các ngày còn lại.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho ta thấy chỉ có 2 ngày có ảnh hưởng đến lợi

nhuận là ngày thứ ba và thứ năm làm lợi nhuận giảm có ý nghĩa thống kê là 5% và 10%, đại diện cho 2 trường hợp này là cổ phiếu DPM, VIC và STB.

• Ngoài ra để xem mô hình giải thích có phù hợp hay không thì ta cần tiến

hành kiểm định phần dư của mô hình xem có đạt phân phối chuẩn hay không. Giả thiết H0: Phần dư của mô hình hồi qui có phân phối chuẩn

Qua kết quả sau khi kiểm định phần dư cho ta thấy có 2 trong số 5 có giá trị

P = 0.000 < 5% là VNM và DPM nên bác bỏ giả thiết H 0 là phần dư của mô hình

hồi qui có phân phối chuẩn. Vậy với việc bác bỏ giả thiết H0 thì ta kết luận phần dư

của mô hình không có phân phối chuẩn. Vì thế để có kết quả ước lượng tốt hơn thì

ta nhờ vào ước lượng mô hình GARCH(1,1) sẽ cho ta kết quả chính xác hơn.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng ngày trong tuần trường hợp các công ty có vốn hóa thị trường lớn (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)