Quá trình niêm yết cổ phiếu của Đạm Phú Mỹ(DPM)

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng ngày trong tuần trường hợp các công ty có vốn hóa thị trường lớn (Trang 31 - 32)

Giá trị vốn hóa thị trường

3.4.2.2 Quá trình niêm yết cổ phiếu của Đạm Phú Mỹ(DPM)

Sở GDCK TP.HCM thông báo, Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất Dầu

khí chính thức niêm yết 380 triệu cổ phiếu (mệnh giá 10.000 đồng/cp) từ ngày 5/11

với mã giao dịch là DPM.DPM đóng cửa ở mức 98.000đ trong đợt 1, 96.500đ trong đợt 2 và 95.000đ trong đợt 3, thấp hơn mức giá dự kiến 100.000đ.

Theo giới phân tích, mức giá IPO thấp như vậy là do đợt đấu giá diễn ra đúng vào thời điểm TTCK đi xuống.Như vậy, DMP sẽ là cổ phiếu thứ 122 lên sàn

chứng khoán TP.HCM (HOSE).

Với sự có mặt của 380 triệu cổ phần DPM, số lượng cổ phần tại HOSE sẽ được nâng lên 3,12 tỷ đơn vị (mệnh giá 10.000 đồng/cp), kéo tổng mức vốn hoá lên

khoảng 354.882 tỷ đồng (tương đương khoảng 22,2 tỷ USD), chiếm 40% GDP.

Do khối lượng niêm yết lớn nhất, DPM cũng trở thành cổ phiếu có giao dịch lớn

8

nhất từ trước đến nay trong ngày “ra mắt”, với 3,38 triệu cổ phiếu.Và đại gia này đã giúp tăng khối lượng giao dịch thị trường lên xấp xỉ 14 triệu cổ phiếu, mức lớn thứ

5 trong lịch sử, tăng 1/3 so với phiên trước.

Chỉ số VN-Index bị giảm 19,48 điểm xuống mức 1047,15 điểm, mức thấp

nhất kể từ đầu tháng 10 đến nay. Cơ cấu vốn cổ phần của Đạm Phú Mỹ bao gồm: cổ đông Nhà nước chiếm 60%, cán bộ công nhân viên chiếm 0,15%, cổ đông chiến lược chiếm 6% và cổ đông bên ngoài chiếm 33,85%.

Nhà máy Đạm Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) do PVFCCo điều hành có công

nghệ hiện đại so thế giới hiện đạt công suất 2.200 tấn/ngày. Năm 2007, PVFCCo dự

kiến xây dựng hệ thống phân phối với 300 đầu mối tiêu thụ ở cấp xã. Đồng thời

nâng cao công suất sản xuất phân đạm lên 2,34 triệu tấn/năm, dư khoảng 600.000

tấn so với nhu cầu trong nước để chuẩn bị cho việc xuất khẩu.8F

9

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng ngày trong tuần trường hợp các công ty có vốn hóa thị trường lớn (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)