KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng ngày trong tuần trường hợp các công ty có vốn hóa thị trường lớn (Trang 63 - 68)

6.1 KẾT LUẬN

Những mất mát lớn trong năm 2008 đã đẩy giá cổ phiếu trên sàn xuống mức

thấp chưa từng có trong lịch sử, làm cho chỉ số chứng khoán trên cả hai sàn giảm

cực mạnh. So với thị trường chứng khoán các nước trên thế giới thì Việt Nam là

một trong số rất ít nước bị giảm điểm mạnh nhất. Tuy nhiên đầu năm 2009 chính

phủ cùng với các cấp có thẩm quyền đã đưa ra nhiều biện pháp để giảm pháp và

kích cầu đồng thời cũng đưa ra nhiều biện pháp khôi phục thị trường chứng khoán nước ta trong thời gian tới.

Mặc dù TTCK đang trong thời kỳ không mấy sang sủa nhưng qua thăm dò

tìm hiểu thì nó vẫn được sự quan tâm chiếm phần lớn trong các nhà kinh doanh, họ

luôn chờ đợi thời cơ. Vì những lẽ đó mà kết quả nghiên cứu của tác giả trong thời

gian này cũng đưa ra một số vấn đề quan trọng hữu ích phần nào đó giúp cho tác giả

cũng như các chủ thể tham gia chứng khoán có cách nhìn tốt hơn diển biến của thị trường để có thể đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp lâu dài. Và sau khi sử dụng

các công cụ kiểm định thì tóm lược một số kết quả quan trong đạt được trong

nghiên cứu này như sau:

Thứ nhất, qua phân tích về sự biến động giá cổ phiếu cho năm mã chứng khoán làm đại diện đều có một cách nhìn chung là giai đoạn năm 2006 tới khoảng

giữa năm 2007 thì thị trường chứng khoán nước ta phát triển rất tốt mức cao nhất

của chỉ số VN-Index đạt 1.170,67 điểm ngày 12/3/2007 cùng với sự phát triển của

thị trường làm cho giá cổ phiếu của VNM lúc đạt đỉnh là212.000đồng/1cp tăng gần

gấp 3 lần lúc mới niêm yết, tiếp theo 3 mã như: DPM, PVD và VIC cũng đạt đỉnh

cao nhất về giá trong thời gian đó lần lượt là 95.000đồng/1cp, 310.000đồng/1cp, 193.000đồng/1cp và cuối cùng là duy nhất cho mã ngân hàng STB là

168.000đồng/1cp. Thế nhưng trong giai đoạn rực rở, sự phấn khởi chung của thị trường trong phúc chốc đã tan biến khi mà sự tác động thị trường thế giới kéo theo

thị trường trong nước đặt biệt là thị trường chứng khoán nước ta sục giảm một cách

nghiêm trọng kết quả so với điểm kết thúc 2007, năm 2008, chỉ số VN-Index đã giảm từ mốc 927,02 điểm xuống còn 315,62 điểm, tức giảm gần 66%.

Thứ hai, với sự kế thừa các phương pháp của các chuyên gia nước ngoài áp

dụng cho việc nghiên cứu trong thị trường chứng khoán nước mình đó là từ việc

kiểm định mối quan hệ giữa các ngày trong tuần đến giá cổ phiếu của 5 công ty có

vốn hóa thị trường lớn trên Sàn giao dịch Tp.HCM làm đại diện thì kết quả mà tác

giả tìm được ở đây là các ngày trong tuần đều có tác động đến giá cổ phiếu cũng như là sự ảnh hưởng đến lợi nhuận trong tuần, tuy nhiên về mặt ý nghĩa thống kê thì

đối với mô hình ước lượng OLS chỉ có ngày thứ ba và thứ năm là ảnh hưởng đến lợi

nhuận thể hiện qua 3 mã là DPM, VIC và STB. Còn trong kết quả thu được ở mô

hình GARCH có 3 ngày đó là thứ hai, thứ ba và thứ tư là có ảnh hưởng đến lợi

nhuận trong tuần được tìm trong 3 mã cổ phiếu như trên, còn các ngày còn lại thì

không ảnh hưởng.

6.2 KIẾN NGHỊ

Đối với các cấp có thẩm quyền:

Chính phủ (Ủy ban chứng khoán) cần phải nâng cao qui định vốn pháp định

các công ty niêm yết trên thị trường Việc nâng cao qui định vốn pháp định sẽ giới

hạn chỉ có những công ty có qui mô lớn mới được niêm yết trên thị trường chứng

khoán TP.HCM. Các công ty càng có qui mô lớn thì nhà đầu tư càng dễ có được

thông tin cần thiết để đầu tư về những công ty này thông qua thương hiệu, danh

tiếng, phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh… Mặc khác, việc nâng cao qui định

vốn pháp định sẽ làm cho thị trường chứng khoán TP.HCM có hàng hóa đồng đều hơn và đặc biệt là loại bỏ những công ty nhỏ, có thông tin bất cân xứng cao.

Ngoài ra, cơ quan quản lý ngành (Ủy ban chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán) thường xuyên đưa ra các phân tích, cảnh báo về diễn biến của thị trường (thị trườngtăng trưởng quá nóng hoặc quá lạnh) để nhà đầu tư kém thông tin nhận định chính xác hơn về tình hình thị trường và từ đó sẽ có những quyết định mua – bán hợp lý.

Thực tế, thị trường chứng khoán từ lâu đã được thế giới coi là phong vũ biểu

của các nền kinh tế. Thị trường này phản ứng với thông tin cực kỳ nhạy cảm và tức

thời bởi tính thanh khoản khá cao của nó cộng với lượng công chúng tham gia vào

thị trường này nhiều hơn vào các thị trường khác. Những biến động trong thị trường

chứng khoán có thể gây ra những hiệu ứng tiêu cực kiểu domino trong toàn bộ nền

kinh tế và vì thế, UBCK và các cấp có thẩm quyền nên có sự quan tâm chú trọng đặc biệt đến sự phát triển của thị trường này.

Dưới góc độ cơ quan quản lý thị trường, Bộ Tài chính và Uỷ ban chứng khoán Nhà nước nên tiếp tục các biện pháp phát triển bền vững thị trường vốn, thị

trường chứng khoán để tạo một môi trường an toàn, minh bạch và hiệu quả cho đầu tư và bảo vệ các nhà đầu tư.

Ngoài ra, cơ quan nhà nước cần thực h iện các biện pháp kìm chế lạm phát đang tăng cao như hiện nay, đây cũng là nguyên nhân quan trọng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp kéo theo giá cổ phiếu giảm.

Về phía tác giả sau khi phân tích vấn đề đã thấy được một số hạn chế chưa tìm thấy được đó là:

• Đối với Việt Nam thì có 2 trung tâm giao dịch lớn đó là Tp.HCM và Hà

nội, tác giả chỉ mới nghiên cứu trên Sàn TP.HCM do hạn chế về thời gian cũng như

về các mặt khác, nên để xem xét tốt hơn thì cần nghiên cứu thêm trên trung tâm

GDCK ở Hà Nộiđể đưa ra cách nhìn tốt hơn.

• Ngoài ra, trong nghiên cứu này tác giả chỉ lấy những mã chứng khoán có

giá trị vốn hóa thị trường cao làm đại diên nên còn nhiều mãng khác cần nghiên cứu thêm như nghiên cứu cho lĩnh vực ngành hay các công ty có khối lượng giao dịch

lớn…ở nhiều khía cạnh thì sẽ đưa ra nhận định cho từng lĩnh vực tốt hơn

• Bên cạnh đó, nên nghiên cứu thêm là kiểm định mô hình theo từng năm

trong một giai đoạn nào đó để xem có thu được kết quả chi tiết hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Văn Tề, Trần Đắc Sinh, và Nguyễn Văn Hà (2005) Thị trường chứng

khoán tại Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.

2. Phùng Thanh Bình, giáo trình hướng dẫn sử dụng phần mềm Eviews 5.1

3. Trần Ngọc Minh(2006) Giáo trình kinh tế lượng., hệ dại học từ xa của Học

viện bưu chính Viễn thông.

4. TS. Mai Văn Nam (2006). Giáo trình kinh tế lượng, NXB Thống kê.

5. Võ Thị Thanh Lộc(2001), giáo trình thống kê ứng dụng và dự báo, Đại học

Cần Thơ.

Tài liệu tiếng anh.

1. Ercan, Balaban. (1995), “ UDay of the week effects: new evidence from an emerging stock marketU”, Applied Economics Letters, Volume 2, Number 5, emerging stock marketU”, Applied Economics Letters, Volume 2, Number 5, 1 May 1995, pp. 139-143.

2. Hakan Berument and Halil Kiymaz. (2001), “The Day of the Week Effect on Stock Market Volatility”. JOURNAL of ECONOMICS and FINANCE 2001, pp.181-189

3. Hakan Berument, Ali Inamlik và Halil Kiymaz. (2004), “The Day of The Week Effect on Stock Market Volatility: Istanbul Stock Exchange”

4. Taufiq Choudhry. (200

Volume 10, Number 3, 1 June 2000, pp. 235-242.

5. Ushad Subadar Agathee. (2007) “Day of the Week Effects: Evidence from the Stock Exchange of Mauritius (SEM)” International Research Journal of Finance and Economics - Issue 17 (2008)

Các Website:

1. http://www.vietstock.com.vn

3. 4. 5. http://www.vinamilk.com.vn 6. http://dpm.vn 7. 8. http://www.laodong.com.vn, cập nhật ngày 25/9/2006 ập nhật ngày 19/04/2007 PHỤ LỤC 1

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng ngày trong tuần trường hợp các công ty có vốn hóa thị trường lớn (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)