Quy hoạch, phát triển công chức

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công chức cấp xã trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 35 - 36)

6. Nội dung chi tiết

1.4.1. Quy hoạch, phát triển công chức

Việc quy hoạch công chức nhằm mục đích phát hiện sớm nguồn cán bộ trẻ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý, đƣa vào quy hoạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, tạo nguồn các chức danh lãnh đạo,

quản lý, đáp ứng nhiệm vụ chính trị trƣớc mắt và lâu dài của từng địa phƣơng, cơ quan, đơn vị và của đất nƣớc. Những công chức chủ yếu là ngƣời đã có tuổi, có kinh nghiệm lâu năm về công tác quản lý, hành chính mới đƣợc đảm nhận các vị trí vai trò quan trọng tại xã, huyện. Do đó, việc quy hoạch công chức cần phải đƣợc thực hiện, để dự nguồn nhân lực. Hơn thế nữa còn phải thực hiện một cách tổng thể, dài hạn để các lớp công chức nối tiếp nhau, học tập kinh nghiệm của ngƣời đi trƣớc và truyền đạt lại cho thế hệ kế cận.

Để làm tốt vấn đề quy hoạch công chức, nhằm chọn ngƣời tài đức, ngay trƣớc khi tuyển dụng cần phải bám chắc yêu cầu nhiệm vụ chính trị và thực tế đội ngũ công chức ở cơ quan trong mỗi thời kì và gắn với thực tiễn nội dung phát triển công chức. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ, phát triển, các quy định hƣớng dẫn công tác quy hoạch, quản lý cán bộ là “kim chỉ nam” cho các nhà quản lý nhân sự cấp xã có kế hoạch, chiến lƣợc đúng đắn trong việc phát triển đội ngũ công chức tại các địa phƣơng.

Cần đánh giá đúng công chức trƣớc khi đƣa vào quy hoạch. Căn cứ để đƣợc lựa chọn, giới thiệu công chức vào làm việc tại các đơn vị huyện chính là những tiêu chuẩn, tiêu chí đƣợc nêu rõ ở mục trên về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực thực tiễn cũng nhƣ là uy tín, sức khỏe, chiều hƣớng và triển vọng phát triển gắn với lợi ích cộng đồng của địa phƣơng,…

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công chức cấp xã trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)