6. Nội dung chi tiết
1.4.3. Đánh giá thực hiện công việc
Đánh giá công chức là hoạt động công vụ đƣợc thực hiện từ phía cơ quan, đơn vị, tổ chức, ngƣời sử dụng công chức, tập thể lao động nhằm xem xét chất lƣợng công chức dựa trên cơ sở thực tiễn công tác của ngƣời công chức và yêu cầu nhiệm vụ đƣợc cơ quan, đơn vị, tổ chức đề ra với công chức.
Đánh giá công chức là để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao. Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dƣỡng, khen thƣởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với công chức. Đánh giá đúng công chức thì toàn bộ quy trình công tác cán bộ sẽ chính xác, hiệu quả
trong chọn ngƣời xếp việc đƣợc chính xác, tạo điều kiện cho công chức phát huy sở trƣờng, hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.
Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008 thì đánh giá công chức dựa vào các nội dung: Chấp hành đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong về lề lối làm việc; năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ; tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; thái độ phục vụ nhân dân.
Đánh giá công chức đƣợc coi là tiền đề quan trọng nhất nhƣng vẫn là khâu khó và yếu nhất, khó nhất là đánh giá cái “tâm”, cái “tầm” và bản lĩnh chính trị của ngƣời công chức. Khi đánh giá phải đảm bảo tính khách quan, toàn diện, tính lịch sử - cụ thể; trên cơ sở thực hiện tự phê bình và phê bình, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; công khai đối với công chức đƣợc đánh giá. Phát huy đầy đủ trách nhiệm của tập thể và cá nhân, lấy kết quả, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm thƣớc đo chủ yếu trong đánh giá công chức