Bài học kinh nghiệm cho huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công chức cấp xã trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 44 - 47)

6. Nội dung chi tiết

1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình

Để nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức cấp xã huyện Đà Bắc, từ kinh nghiệm của huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ, huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu, huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình, và căn cứ điều kiện cụ thể của Huyện Đà Bắc rút ra một số bài học kinh nghiệm nhƣ sau:

Thứ nhất, phải làm thật tốt và chặt chẽ khâu tuyển dụng công chức: Cần thực hiện tuyển dụng theo năng lực và cạnh tranh, xóa bỏ cơ chế xin - cho”. Chính sách thu hút nhân tài đã và đang đƣợc áp dụng cũng là một giải pháp cho các xã thu hút đƣợc và ngày càng nhiều công chức giỏi về làm việc trong cơ quan nhà nƣớc nói chung và chính quyền cấp xã nói riêng.

Thứ hai, thực hiện tiêu chuẩn hóa các chức danh cán bộ có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí, sử dụng cán bộ một cách đúng đắn và chính xác; là căn cứ để xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, luân chuyển và thực hiện chính sách đối với cán bộ; đồng thời cũng là mục tiêu để mỗi ngƣời cán bộ phấn đấu, rèn luyện và tự hoàn thiện bản thân.

Thứ ba, tiếp tục thực hiện luân chuyển công chức nhằm từng bƣớc khắc phục tình trạng khép kín, cục bộ địa phƣơng. Việc thực hiện điều động, luân chuyển lãnh đạo các phòng, ban của huyện về giữ các chức danh chủ chốt ở các xã có tình hình phức tạp, yếu kém trong hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở; đồng thời luân chuyển công chức từ xã lên huyện nhằm kết hợp đào tạo, bồi dƣỡng công chức xã dự nguồn các chức danh chủ chốt ở cơ sở.

Thứ tư, tăng cường quản lý, kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm. Cần thƣờng xuyên sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về các hoạt động, các mặt công tác của địa phƣơng và của từng đơn vị một cách nghiêm túc, toàn diện. Xử lý nghiêm những trƣờng hợp vi phạm, lấy đó làm gƣơng răn đe; đồng thời cũng phải đảm bảo việc xử lý nhanh nhất, hiệu quả nhất; nếu có vi phạm nghiêm trọng thì phải xử lý ngay. Điều này sẽ tạo thêm hiệu lực cho việc chấp hành kỷ luật hành chính. Phải ngăn ngừa việc tiêu cực ngay trong bản thân những ngƣời thực hiện việc thanh tra công vụ bằng cách lựa chọn những cán bộ trong sạch, hiểu biết pháp luật, ý thức kỷ luật cao để làm công tác thanh tra công vụ. Trong quá trình hoạt động, các đoàn thanh tra cần có sự kiểm tra chéo lẫn nhau và phát huy vai trò giám sát, phản biện của nhân dân và của chính đối tƣợng thanh tra trong hoạt động công vụ. Đẩy mạnh các cuộc sinh hoạt thƣờng kỳ, nhất là sinh hoạt chi bộ, qua đó chỉ ra đƣợc những mặt ƣu, khuyết điểm, nguyên nhân để đội ngũ công chức cấp xã phát huy mặt mạnh, khắc phục mặt yếu kém.

Thứ năm, tiếp tục thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp. Tiến hành thực hiện đúng và kịp thời các chính sách đối với công chức xã nhƣ: chính sách thu hút, đãi ngộ nhân tài; chính sách bố trí, sử dụng sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học về công tác tại xã; chế độ phụ cấp đặc biệt đối với các xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi... Qua đây, động viên sự nhiệt tình hăng hái, củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong đội ngũ công chức cấp xã, ngăn chặn những tiêu cực của công chức và thực hiện công bằng xã hội. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng công chức cần phải đƣợc quan tâm thƣờng xuyên, đúng mực. Không chỉ ở trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị mà cả những kỹ năng cần thiết của một công chức trong thực thi công vụ: kỹ năng giao tiếp, tiếp đón nhân dân, sự tự tin, sự mạnh dạn trong các cuộc họp…

Thứ sáu, thực hiện chính sách cán bộ không phải chỉ là công việc của riêng Đảng hay chính quyền, mà là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị, của bản thân những người công chức. Công chhức làm việc trong hệ thống chính quyền cấp xã nên coi trách nhiệm thực hiện chính sách cán bộ cũng là trách nhiệm của các tổ chức đó. Mặt khác, công chức xã gắn bó trực tiếp, thƣờng xuyên với gia đình, họ hàng, làng xóm, cùng sống và làm việc với dân làng, bởi vậy phải biết tuyên truyền, động viên nhân dân trong xã ủng hộ, tham gia quá trình thực hiện chính sách đối với công chức.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN

ĐÀ BẮC, TỈNH HÒA BÌNH

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công chức cấp xã trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)