6. Nội dung chi tiết
1.4.2. Đãi ngộ công chức
Chính sách đãi ngộ về vật chất và tinh thần: mọi hoạt động của con ngƣời suy cho cùng đều nhằm thoả mãn nhu cầu nhất định về vật chất hoặc về tinh thần. Nhu cầu vật chất là những đòi hỏi về điều kiện vật chất để con ngƣời tồn tại, phát triển về thể lực. Nhu cầu về tinh thần là những điều kiện để con ngƣời tồn tại, phát triển về trí lực. Để khuyến khích, động viên, tạo động lực cho đội ngũ công chức nỗ lực làm việc trƣớc hết phải thƣờng xuyên chăm lo tới quyền lợi chính đáng của họ. Do vậy, chính sách đãi ngộ đối với công
chức cần phải đƣợc xây dựng phù hợp, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực nhƣ: tiền lƣơng, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nghỉ ngơi… Đồng thời, cần phải kết hợp hài hoà cả về vật chất và tinh thần nhằm động viên, khuyến khích họ nỗ lực làm việc, đem hết tài năng, sức lực cho hoạt động, công tác, đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội.
Nếu các chính sách, chế độ của Nhà nƣớc đối vối công chức cấp xã đƣợc đảm bảo, kịp thời, công bằng, minh bạch sẽ thu hút lƣợng lớn lao động, nhất là lao động trẻ tuổi, có nhiệt huyết, trình độ, năng lực về làm việc. Công chức trẻ với tƣ duy sáng tạo sẽ góp phần phát triển kinh tế, xã hội tại địa phƣơng. Hơn nữa, nếu những chính sách, chế độ của Nhà nƣớc tốt, tiền lƣơng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt sẽ hạn chế tham ô, hối lộ, tham nhũng, vòi vĩnh nhân dân...Các chế độ, chính sách Nhà nƣớc chƣa hợp lý: chính sách tiền lƣơng, phụ cấp lƣơng sẽ triệt tiêu động lực làm việc, công chức cấp xã chƣa tích cực học tập nâng cao trình độ, thiếu trách nhiệm trong công việc, phát sinh nhiều hiện tƣợng tiêu cực, ảnh hƣởng đến phẩm chất đạo đức của ngƣời công chức.