7. Kết cấu luận văn
1.4.1 Các nhân tố bên ngoài
Trình độ phát triển giáo dục, đào tạo
Nguồn nhân lực chất lƣợng cao là những con ngƣời đƣợc đầu tƣ phát triển, có kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng. Năng lực này chỉ có thể có đƣợc thông qua giáo dục – đào tạo và tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Việc tích lũy kinh nghiệm này cũng phải dựa trên một nền tảng là giáo dục - đào tạo nghề nghiệp cơ bản. Có thể thấy, nhân tố này ảnh hƣởng tới cung ứng nguồn lao động cho thị trƣờng, ảnh hƣởng gián tiếp tới nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tại doanh nghiệp. Khi chất lƣợng nguồn nhân lực tại các trƣờng đại học, cao đẳng, dạy nghề… đƣợc nâng cao thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có cơ hội
23
tuyển dụng đƣợc những nhân viên có trình độ chuyên môn tốt, giảm thiểu chi phí đào tạo lại của doanh nghiệp.
Giáo dục - đào tạo tạo ra sự cạnh tranh trên thị trƣờng lao động, những ngƣời học vấn thấp, kỹ năng, tay nghề thấp hoặc không có nghề khó có thể cạnh tranh đƣợc so với những ngƣời có trình độ, có kỹ năng nghề cao. Chính vì vậy, những nhân lực có tay nghề thấp bằng cách này hay cách khác phải nâng cao năng lực của mình và cách hiệu quả nhất là đầu tƣ vào giáo dục, đào tạo nghề.
Trình độ phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe
Nền tảng đầu tiên để đánh giá nguồn nhân lực là thể trạng và sức khỏe, đây là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố: môi trƣờng vệ sinh, chăm sóc sức khỏe ban đầu, chế độ dinh dƣỡng, khám chữa bệnh, điều kiện thể dục, thể thao, hƣởng thụ văn hoá, học tập..., mọi ngƣời lao động, dù lao động cơ bắp hay lao động trí óc đều cần có sức vóc thể chất tốt để duy trì và phát triển trí tuệ, để chuyển tải tri thức vào hoạt động thực tiễn, biến tri thức thành sức mạnh vật chất. Hơn nữa cần phải có sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, niềm tin và ý chí, khả năng vận động của trí lực trong những điều kiện khác nhau.
Trình độ phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe cho ngƣời lao động là một trong những yếu tố chính tác động đến tình trạng thể lực của ngƣời lao động. Sức khỏe ngày nay không chỉ đƣợc hiểu là tình trạng không có bệnh tật, mà còn là sự hoàn thiện về mặt thể chất lẫn tinh thần.
Ngoài ra, chế độ phúc lợi cho ngƣời lao động nhƣ bảo hiểm xã hội cũng là một yếu tố quan trọng thể hiện trình độ phát triển của y tế và chăm sóc sức khỏe ngƣời dân. Chính sách bảo hiểm xã hội tạo ra môi trƣờng pháp lý cho quá trình hình thành và phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Trong mối quan hệ giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động thì
24
ngƣời lao động thƣờng nằm ở thế yếu nên các chính sách, quy định của nhà nƣớc về tiền lƣơng, bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo lợi ích tối thiểu của họ.
Thị trường lao động
Thị trƣờng lao động hiện nay tại Việt Nam rất sôi động, nhƣng trên thực tế, lƣợng cung cầu đang không cân bằng. Nhƣ nhiều doanh nghiệp, công ty hiện tại đêu muốn tìm lực lƣợng lao động có trình độ, chuyên môn, kinh nghiệm, tuy nhiên trên thị trƣờng, cung lao động chiếm phần nhiều là lao động phổ thông, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu tuyển dụng. Điều này dẫn đến năng suất, hiệu quả lao động của cả Việt Nam đều thấp
Mở cửa kinh tế, toàn cầu hóa và hội nhập đã thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, cơ cấu việc làm cũng thay đổi từ lĩnh vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Trong bối cảnh đó, sự phát triển của thị trƣờng lao động nhƣ một yếu tố khách quan tác động đến việc nâng cao chất lƣợng NNL trong doanh nghiệp bởi thông tin lao động việc làm là toàn diện, sự cạnh tranh việc làm trở nên gay gắt nhằm thu hút lao động có chất lƣợng và số lƣợng phù hợp với yêu cầu của sản xuất.
Đối thủ cạnh tranh
Một doanh nghiệp có số lƣợng lao động lớn, và chất lƣợng lao động cao, sẽ có đƣợc một lợi thế cạnh tranh cực mạnh đối với các doanh nghiệp đối thủ trong ngành cũng nhƣ trên thị trƣờng. Việc tuyển dụng ban đầu, và đào tạo phát sau khi tuyển dụng, và bố trí sử dụng các nguồn nhân lực đó luôn đƣợc nhà quản trị chú trọng ƣu tiên nhất. Các doanh nghiệp hiện nay càng tập trung vào việc làm thế nào để phát triển cho tổ chức mình một đội ngũ nguồn nhân lực có khả năng hơn so với các doanh nghiệp đối thủ khác, đây là vấn đề sống còn trong kinh doanh bởi các cá nhân có năng lực sẽ giải quyết và nắm bắt tình huống nhanh hơn, đƣa ra các phƣơng pháp hiệu quả cho từng trƣờng hợp kinh doanh, giao tiếp với khách hàng, dành đƣợc
25
hợp đồng... Đây là một yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Không chỉ đối với các doanh nghiệp thƣơng mại hay sản xuất, đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khách hàng, sự chuyên nghiệp của nhân viên giúp chiếm đƣợc thiện cảm của khách hàng hơn, thu hút và nhận đƣợc yêu cầu mua từ khách hàng.