Học thuyết cân bằng của Adams đƣợc đặt theo tên của nhà tâm lý học hành vi John Stacey Adams, ngƣời đã phát triển lý thuyết này từ năm 1963.
Học thuyết cân bằng của Adams thừa nhận rằng có những yếu tố ảnh hƣởng đến đánh giá và nhận thức về mối quan hệ của NLĐ đối với công việc của họ và việc sử dụng lao động trong tổ chức.
John Stacey Adams cho rằng NLĐ có xu hƣớng đánh giá sự công bằng bằng cách so sánh công sức họ bỏ ra so với những thứ họ nhận đƣợc cũng nhƣ so sánh tỉ lệ đó của họ với tỉ lệ của những đồng nghiệp trong công ty.
Việc so sánh dựa trên tỉ lệ: so với
Giả thiết cơ bản của học thuyết là mọi ngƣời đều muốn đƣợc đối xử công bằng; các cá nhân trong tổ chức có xu hƣớng so sánh sự đóng góp của họ và các quyền lợi họ nhận đƣợc với sự đóng góp và các quyền lợi của những ngƣời khác. NLĐ sẽ cảm nhận đƣợc đối xử công bằng, khi cảm thấy tỷ lệ quyền lợi/đóng góp của mình ngang bằng với tỷ lệ đó ở những ngƣời khác.
Do vậy để thiết lập và duy trì sự công bằng trong tổ chức nhằm tạo động lực cho NLĐ làm việc, doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống đánh giá tốt, với những tiêu thức đánh giá phù hợp, phƣơng pháp đánh giá chính xác công bằng, công khai nhằm mục đích phản ánh chính xác kết quả công việc và đóng góp của NLĐ. Đồng thời tiến hành chi trả lƣơng, thƣởng và các hoạt động quản trị nhân lực khác phải dựa trên kết quả đánh giá thực hiện công việc. Tạo cơ hội thăng tiến ngang nhau cho những ngƣời có năng lực thành tích ngang nhau.
Bên cạnh đó, cần phải tránh sự phân biệt đối xử giữa những NLĐ trong tập thể vì bất kỳ lý do nào nhƣ giới, tuổi, chủng tộc hay tôn giáo...