Tính đến cuối năm 2020, trong tổng số hơn 34 nghìn lao động làm việc tại các doanh nghiệp tại tỉnh Savannakhet. Trong đó, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng khá cao là 15,33%, tỷ lệ lao động trình độ Đại học và Cao đẳng chiếm tỷ trọng khá cao là 21,11% và 22,12%. Trong khi tỷ lệ lao động Trung cấp chiếm phần lớn là 25,81%. Tỷ lệ lao động trên Đại học chỉ chiếm 3,4%.
Hình 4.5. Cơ cấu trình độ học vấn của lao động trong doanh nghiệp tại tỉnh Savannakhet giai đoạn 2010-2020
Nguồn: Tác giả thống kê theo số liệu điều tra sử dụng lao động của Tổng cục Thống kê tỉnh Savannakhet, 2021
Lao động có kỹ năng chuyển từ doanh nghiệp FDI sang doanh nghiệp trong nước được coi là một trong những kênh quan trọng tạo ra tác động lan tỏa tích cực. Một trong những mục tiêu quan trọng trong việc thu hút FDI vào tỉnh là chuyển giao công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý, sản xuất từ cac doanh nghiệp đó cho các doanh nghiệp trong nước, nâng cao trình độ, tay nghề cho đội ngũ lao động, từ đó làm tăng năng suất doanh nghiệp.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê tỉnh Savannakhet năm 2021, tỷ lệ lao động chuyển đi từ doanh nghiệp FDI là 17,11% trong đó tỷ lệ lao động có tay nghề cao là 54,34%. Tuy nhiên, số lao động chuyển đi tử doanh nghiệp FDI sang DN trong nước chỉ chiếm khoảng 27,12%, số lao động chuyển sang làm tại các doanh nghiệp FDI khác chiếm phần lớn là 64,71%. Số còn lại tự mở công ty riêng. Như vậy, việc dịch chuyển lao động từ doanh nghiệp FDI sang doanh nghiệp trong nước là khá yếu. Lý do có thể kể đến là nguồn lực của các doanh nghiệp trong nước về vốn, môi trường hoạt động, môi trường kinh doanh còn yếu kém, chưa đáp ứng được kỳ vọng của người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp FDI. Và do đó, họ thường không có xu hướng chuyển sang doanh nghiệp trong nước để làm việc.
Việc tỷ lệ lao động chuyển sang làm tại doanh nghiệp FDI ở mức thấp, chưa xét đến kỹ năng của những lao động này thì cũng thể hiện rằng khả năng xuất hiện tác động lan tỏa cũng rất thấp theo kênh dịch chuyển lao động.
15% 12% 26% 22% 21% 4%
Chưa qua đào tạo Sơ cấp
Trung cấp Cao Đẳng Đại học Trên Đại Học
Hình 4.6. Cơ cấu về trình độ học vấn của lao động theo ngành kinh tế tại tỉnh Savanakhet giai đoạn 2010-2020
Nguồn: Tác giả thống kê theo số liệu điều tra sử dụng lao động của Tổng cục Thống kê tỉnh Savannakhet, 2021
Ngành công nghiệp hiện nay với ản phẩm chủ yếu là các linh kiện thô, linh phụ kiện với hàm lượng công nghệ còn thấp, do vậy đối tượng lao động chủ yếu là công nhân có trình độ học vấn hạn chế. Tỷ lệ lao động sơ cấp, trung cấp làm việc trong lĩnh vực công nghiệp chiếm tới 56,22%, trong khi lao động trình độ Đại học, Cao đẳng chỉ chiếm 23,11%. Khả năng hấp thụ công nghệ, kỹ năng của nhóm lao động sơ cấp và trung cấp là còn khá yếu, do vậy việc tạo ra hiệu ứng lan tỏa qua kênh này là còn hạn chế. Các ngành có tỷ lệ lao động không qua đào tạo và trình độ sơ cấp, trung cấp lớn nhất vẫn thuộc các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, da dày, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm, đồ gia dụng, xây dựng…
Ngành nông nghiệp vốn đòi hỏi kỹ năng không cao, số lao động chưa qua đào tạo và sơ cấp, trung cấp chiếm tỷ trọng chủ yếu là 53,29% và 34,11%. Lao động trình độ Cao đẳng, Đại học chỉ chiếm 11,24%. Trong khi ngành dịch vụ thì số lao động hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính là khu vực thu hút lượng lao động trình độ cao là nhiều nhất.
Tuy hoạt động FDI đã góp phần tạo ra đội ngũ lao động, cán bộ có tay nghề, năng lực chuyên môn cao nhưng nhìn chung kênh lan tỏa lao động diễn ra không đạt
13.28 53.29 35.25 56.22 34.11 38.46 23.11 11.24 25.21 7.39 1.36 1.08 0 10 20 30 40 50 60
Công nghiệp Nông nghiệp Dịch vụ
Chưa qua đào tạo Sơ cấp, trung cấp Cao đằng, Đại học Trên Đại Học
hiệu quả như kỳ vọng. Vì khối lao động chuyển sang làm việc cho các doanh nghiệp