Hoạt động nghiên cứu và phát triển R&D là một trong những kênh truyền dẫn tác động lan tỏa tích cực. Thực hiện hoạt động R&D, các doanh nghiệp FDI có thể tiến hành ở nước chủ nhà và đưa vào tỉnh thông qua hoạt động đầu tư. Mức độ R&D ở tỉnh Savannakhet là khá thấp và tác động lan tỏa từ doanh nghiệp FDI qua hoạt động này là không đáng kể. Với nhóm các doanh nghiệp FDI đầu tư nhiều nhất vào tỉnh Savannakhet là Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam thì hoạt động R&D hầu hết được thực hiện ở nước chủ nhà.
Hiện nay, giữa doanh nghiệp Lào và các doanh nghiệp FDI có một khoảng cách lớn về R&D. Doanh nghiệp Lào ít khi giới thiệu một sản phẩm mới trên thị trường dựa trên các công nghệ mới được phát triển. Để nâng cao điều đó, doanh nghiệp nội địa phải có một nguồn lực tài chính mạnh và điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vốn, nhân lực, chiến lược kinh doanh, mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp… Hợp tác với các doanh nghiệp FDI có thể giúp doanh nghiệp nội địa giảm bớt chi phí cho hoạt động R&D mà vẫn đạt được mục tiêu tăng trưởng.
Chi cho hoạt động R&D ở tỉnh Savannakhet giai đoạn 2010-2020 là không nhiều. Trong đó chi cho R&D của các doanh nghiệp trong nước chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ đạt giá trị lớn nhất là 1,73% trên doanh thu vào năm 2018. Sau đó do cú sốc về đại dịch Covid-19, hoạt động R&D bị hạn chế, cắt giảm, chỉ đạt 0,97% vào năm 2020. Chi cho hoạt động R&D của khối FDI cũng không cao, chỉ đạt giá trị lớn nhất là 3,78% vào năm 2012. Cùng chung xu hướng bị ảnh hưởng về đại dịch, hoạt động R&D bị hạn chế và giảm còn 2,11% vào năm 2020.
Bảng 4.1. Tỷ lệ chi cho hoạt động R&D so với doanh thu
Đơn vị tính: % doanh thu
Năm Doanh nghiệp FDI Doanh nghiệp trong nước
2010 3,12 1,71 2011 3,11 1,32 2012 3,78 1,15 2013 3,71 1,61 2014 3,21 1,27 2015 3,47 1,36 2016 3,69 1,66 2017 3,63 1,68 2018 3,18 1,73 2019 2,31 1,03 2020 2,11 0,97
Nguồn: Tác giả thống kê theo số liệu của Tổng cục Thuế tỉnh Savannakhet, 2021
Hình 4.4. Cơ cấu kinh phí dành cho hoạt động R&D của các doanh nghiệp tại tỉnh Savannakhet giai đoạn 2010-2020
Đơn vị tính: %
Nguồn: Tác giả thống kê theo số liệu điều tra sử dụng công nghệ của Tổng cục Thống kê tỉnh Savannakhet, 2021
Nguồn kinh phí hỗ trợ hoạt động R&D dựa trên nguồn vốn tự có là chủ yếu, chiếm 61,22%. Nguồn kinh phí từ hình thức liên doanh đứng thứ hai, chiếm tỷ trọng
Vốn tự có của DN, 61.22 Vay tín dụng, 3.26 Liên doanh, 23.41 NSNN, 12.11 Vốn tự có của DN Vay tín dụng Liên doanh NSNN
là 23,41%. Trong khi các hoạt động có sự hỗ trợ của Ngân sách Nhà nước còn hạn chế, chỉ chiếm 12,11%. Doanh nghiệp Lào với trình độ nhân lực còn yếu kém, năng lực tài chính hạn chế đã phần nào hạn chế năng lực công nghệ. Việc phối hợp với khối FDI thông qua hợp tác liên doanh để tăng cường vốn cho R&D cần được phát huy để tạo ra các sản phẩm có công nghệ cao, tăng cường năng suất của doanh nghiệp và đạt mục tiêu hấp thụ hiệu ứng lan tỏa tích cực. Tuy nhiên chế độ hỗ trợ, tạo điều kiện cho tăng cường hợp tác liên doanh liên kết R&D còn nhiều bất cập và hạn chế khiến cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài tỏ ra quan ngại và chưa thực sự đầu tư bỏ vốn để thực hiện nghiên cứu, phát triển.
Do sự khác biệt về mức độ phức tạp giữa các doanh nghiệp đang hoạt động tại tỉnh và bên ngoài lãnh thổ Lào trong cùng một lĩnh vực, việc chuyển giao công nghệ với chi phí và rủi ro thấp cần tập trung với việc tiếp nhận và cải tiến những công nghệ sẵn có thay vì tiến hành nghiên cứu và phát triển công nghệ mới rất tốn kém và nhiều khi không thành công gây lãng phí nguồn lực.
Theo kết quả điều tra được tiến hành với toàn bộ doanh nghiệp hoạt động tại tỉnh Savannakhet giai đoạn 2010-2020, chỉ có khoảng 7% số doanh nghiệp thực hiện hoạt động R&D trong khi khoảng 5% chỉ cải tiến công nghệ sẵn có. Số còn lại không hề có bất cứ chương trình, kế hoạch đầu tư cho R&D. Điều này tỏ ra là một bất lợi cho việc tận dụng hiệu ứng lan tỏa thông qua R&D. Việc nghiên cứu và phát triển thường diễn ra ở các công ty lớn hoặc công ty có liên doanh với nước ngoài và một số ít có cổ phần sở hữu nhà nước.