Xuất khung lý thuyết cho luận án

Một phần của tài liệu Hiệu ứng lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh Savannakhet, Lào. (Trang 56 - 58)

Như vậy, thông qua lý thuyết tăng trưởng nội sinh đã nêu bật vai trò quan trọng của các hiệu ứng lan tỏa của FDI. Trong khi đó, lý thuyết sản xuất và tiến bộ công nghệ cho rằng lan tỏa từ FDI được xem là yếu tố phi truyền thống có thể tác động gián tiếp giúp cải thiện công nghệ của doanh nghiệp trong nước. Dựa trên nhận định lý thuyết này, luận án xây dựng giả thuyết và kiểm định sự tồn tại của hiệu ứng lan tỏa từ FDI đến doanh nghiệp trong nước. Cuối cùng, lý thuyết về khả năng hấp thụ cho rằng các hiệu ứng lan tỏa từ FDI diễn ra không đồng nhất do sự khác biệt về khả năng hấp thụ của doanh nghiệp trong nước. Doanh nghiệp với những đặc trưng riêng có thể có những phản ứng khác nhau đối với sự hiện diện của FDI và có khả năng khác nhau trong việc hấp thụ các hiệu ứng lan tỏa từ FDI.

Từ các lý thuyết kể trên, cùng với bằng chứng thực nghiệm và bối cảnh thực tiễn trong nước, luận án đề xuất khung lý thuyết về tác động lan tỏa của FDI đến doanh nghiệp trong nướcnhư sơ đồ 2.1 dưới đây:

Sơ đồ 2.2. Khung lý thuyết đề xuất của luận án

Nguồn: NCS đề xuất Xuất hiện của FDI Lý thuyết tăng

trưởng nội sinh Hiệu ứng lan tỏa của FDI

Lý thuyết sản xuất và tiến bộ

công nghệ

DN FDI có thể lan tỏa về Công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản lý, trình độ lao động, v.v.. Lý thuyết về khả năng hấp thụ Đặc trưng của doanh nghiệp nội địa Tác động lan tỏa Doanh nghiệp trong nước Lan tỏa theo chiều

ngang

-Mô phỏng/sao chép hay bắt chước

- Di chuyển lao động - Cạnh tranh

Lan tỏa theo chiều dọc

- Liên kết xuôi: DN FDI bán đầu vào cho DN nội địa -Liên kết ngược: DN FDI mua đầu vào từ DN nội địa - Cạnh tranh

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2, NCS đã trình bày cơ sở lý luận về hiệu ứng lan tỏa của FDI với các vấn đề cơ bản như định nghĩa về FDI và hiệu ứng lan tỏa của FDI. Phân loại hiệu ứng lan tỏa của FDI theo chiều bao gồm: lan tỏa theo chiều ngang và lan tỏa theo chiều dọc, hiệu ứng lan tỏa theo kênh: mô phỏng/sao chép hay bắt chước, dịch chuyển lao động, cạnh tranh, xuất khẩu, liên kết sản xuất. Trong đó, theo kênh NCS chia theo lan tỏa tích cực và lan tỏa tiêu cực của FDI.

Bên cạnh đó, Chương 2 có tóm tắt một số lý thuyết về hiệu ứng lan tỏa của FDI được sử dụng trong luận án, bao gồm có lý thuyết tăng trưởng nội sinh, lý thuyết sản xuất và tiến bộ công nghệ và lý thuyết về khả năng hấp thụ. Trong đó, lý thuyết tăng trưởng nội sinh đã nêu bật vai trò quan trọng của các hiệu ứng lan tỏa của FDI. Lý thuyết sản xuất và tiến bộ công nghệ cho rằng lan tỏa từ FDI được xem là yếu tố phi truyền thống có thể tác động gián tiếp giúp cải thiện công nghệ của doanh nghiệp trong nước. Dựa trên nhận định lý thuyết này, luận án xây dựng giả thuyết và kiểm định sự tồn tại của hiệu ứng lan tỏa từ FDI đến doanh nghiệp trong nước. Cuối cùng, lý thuyết về khả năng hấp thụ cho rằng các hiệu ứng lan tỏa từ FDI diễn ra không đồng nhất do sự khác biệt về khả năng hấp thụ của doanh nghiệp trong nước. Doanh nghiệp với những đặc trưng riêng có thể có những phản ứng khác nhau đối với sự hiện diện của FDI và có khả năng khác nhau trong việc hấp thụ các hiệu ứng lan tỏa từ FDI. Trên cơ sở lý luận chung về hiệu ứng lan tỏa FDI, cơ sở lý thuyết cùng với bằng chứng thực nghiệm và bối cảnh thực tiễn trong nước, luận án đề xuất khung lý sử dụng trong luận án.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI TẠI

TỈNH SAVANNAKHET GIAI ĐOẠN 2010-2020

3.1. Khái quát chung về đặc điểm tự nhiên, xã hội, kinh tế của tỉnh Savannakhet, Lào

Một phần của tài liệu Hiệu ứng lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh Savannakhet, Lào. (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)