Đặc điểm về kinh tế

Một phần của tài liệu Hiệu ứng lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh Savannakhet, Lào. (Trang 60)

Sau khi thực hiện chính sách kinh tế thị trường (năm 1978), Chính phủ Lào và Chính quyền tỉnh đã có nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư có điều kiện cạnh tranh với khu vực và quốc tế một cách hiệu quả theo xu thế phát triển của thế giới và khu vực. Đầu tư trong nước và nước ngoài cũng có xu hướng tăng kéo theo sự phát triển của thương mại, sản xuất, dịch vụ và nền kinh tế cũng dần phát triển hơn.

Nông nghiệp là thế mạnh của Savannakhet (diện tích sản xuất nông nghiệp hơn 700.000ha, hiện đã có khoảng 220.000ha đưa vào sử dụng). Ngoài trồng lúa, thổ nhưỡng của tỉnh phù hợp với một số loài cây như: cao su, cam, mía, sắn, đay, đậu. Ngoài ra tỉnh còn có thế mạnh về chăn nuôi khai thác thủy, hải sản.

Về công nghiệp thì ngoài các nhà máy trong các khu kinh tế đặc biệt, hiện toàn tỉnh có khoảng gần 2.000 nhà máy công nghiệp tổng giá trị đầu tư 2076,07 tỷ kíp, tạo việc làm cho gần 14.000 công nhân. Trong đó có 73 nhà máy xí nghiệp lớn, 82 nhà máy trung bình có thể đáp ứng được các nhu cầu trong nước và một phần dùng để xuất khẩu. Chính phủ đã có nhiều chính sách mới cho các nhà đầu tư (Luật thúc đẩy đầu tư) đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, khu vực kinh tế đặc biệt và khu kinh tế chuyên biệt.

Các điểm thương mại chủ yếu ngoài Trung tâm Thương mại là các chợ. Cả tỉnh có 68 điểm chợ (trong đó 18 chợ lớn, 7 chợ trung bình 19 chợ nhỏ và 24 chợ ở các thị trấn thị tứ và các cụm bản). Việc đầu tư xây dựng và tổ chức các Trung tâm Thương mại và dịch vụ cũng như các chợ ngày càng được Chính quyền và các doanh nghiệp quan tâm.

Một phần của tài liệu Hiệu ứng lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh Savannakhet, Lào. (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)