* Tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp lý theo hướng khuyến khích các ngân hàng thương mại tăng cường mở rộng và phát triển các dịch vụ phi tín dụng một cách an toàn và hiệu quả
Bên cạnh các dịch vụ phi tín dụng truyền thống hiện nay các ngân hàng thương mại đang nghiên cứu, triển khai đưa ra phục vụ khách hàng nhiều các dịch vụ phi tín dụng mới, hiện đại mà chưa có các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh, hoặc đã có quy định nhưng không cũn phù hợp với sự phát
triển nhanh, đa dạng của các dịch vụ ngõn hàng. Cần có sự thay đổi cập nhật các văn bản pháp luật kịp thời, như sửa đổi Luật NHNN và luật các tổ chức tín dụng, xõy dựng, chỉnh sửa và bổ sung các quy định về cấp phép, tổ chức
và hoạt động của các tổ chức tín dụng phù hợp với các cam kết gia nhập WTO. Hoàn thiện các quy định về quản lý ngoại hối, cải cách hệ thống kế toán ngõn hàng phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế, hoàn thiện các quy
định về thanh toán không dùng tiền mặt, quy định về các dịch vụ phi tín dụng mới như dịch vụ Phone Banking, SMS Banking, dịch vụ cung cấp và xử lý thông tin tài chớnh, dịch vụ tư vấn về đầu tư và danh mục đầu tư…
Mặt khác các dịch vụ phi tín dụng phần lớn dựa trên công nghệ hiện đại, cơ sở dữ liệu được tham số hoá tập trung, khách hàng có thể giao dịch online và không cần đến trực tiếp giao dịch với nhõn viên ngõn hàng vì vậy tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Song hiện nay chưa có một văn bản pháp lý nào để điều chỉnh và xử lý tranh chấp, vi phạm trong thanh toán và phát hành thẻ hay các dịch vụ Internet banking, Phone banking…nhằm đảm bảo quyền lợi cho cả khách hàng và ngõn hàng.
* Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng mà trước hết là công nghệ
thanh toán:
Chương trình thanh toán điện tử liên ngõn hàng Ci-tad đã được triển khai
thành công tại 5 thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng và Hải Phòng và đã góp phần quan trọng trong việc tăng tốc độ thanh
toán qua các ngân hàng thương mại. Trên cơ sở đó, trong thời gian tới ngõn hàng nhà nước cần khảo sát và triển khai tiếp hệ thống thanh toán điện tử liên ngõn hàng tại một số tỉnh, thành phố có nhu cầu thanh toán lớn như Lạng Sơn, Quảng Ninh, tiến tới thực hiện thanh toán điện tử liên ngõn hàng trên phạm vi cả nước.
* Có định hướng thống nhất trong phát triển dịch vụ phi tín dụng cho các ngân hàng thương mại:
Hiện nay các ngân hàng thương mại Việt Nam đang phát triển các dịch vụ
phi tín dụng một cách độc lập, hầu như không có sự hướng dẫn hay định
hướng của NHNN dẫn đến một số tác động tiêu cực cho tổng thể hệ thống ngân hàng như cạnh tranh không lành mạnh ( như một số ngân hàng không những không thu phí phát hành thẻ mà còn tặng tiền vào tài khoản thẻ cho khách hàng mở thẻ…), đầu tư lãng phí trong khi tiềm lực của mỗi ngân hàng đều hạn chế và gây lãng phí cho toàn bộ nền kinh tế. Chẳng hạn, hiện nay chi phí để mua và lắp đặt một máy ATM là trên dưới 1 tỷ đồng, nhưng do không có sự thống nhất và liên kết nờn các ngân hàng thương mại đều tự đầu tư, tự lắp đặt máy, dẫn đến cho những địa điểm có tới 5, 6 máy ATM của các ngân hàng, trong khi có những vị trí không có máy ATM nào. Bên cạnh đó việc tồn tại 4 hệ thống liên minh thẻ là Banknet, Smart Link, VNBC, Sacombank cũng làm cho hiệu quả sử dụng cỏc mỏy ATM không cao, gây khó khăn cho người sử dụng thẻ. Vì
vậy, NHNN cần phát huy vai trò của mình trong việc định hướng cho sự phát triển các dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại.
* Tăng cường vai trò của Hiệp hội ngõn hàng Việt Nam
Cần mở rộng sự hợp tác của Hiệp hội ngõn hàng Việt Nam với các
Hiệp hội Ngõn hàng các nước trên thế giới. Phát huy vai trò của Hiệp hội trong việc tổ chức hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ ngõn hàng, thông qua trung tõm đào tạo của Hiệp hội, liên kết với các trung tõm đào tạo của các ngõn hàng trong nước, các Hiệp hội ngõn hàng các nước phát triển để nõng cao trình độ nguồn nhõn lực cho ngành ngõn hàng.
3.3.3 Đối với Ngõn hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
* Xây dựng lộ trình đổi mới, phát triển công nghệ ngân hàng
Thực tiễn cho thấy trong những năm gần đõy, công nghệ đã trở thành một điều kiện tiên quyết cho sự thành công và phát triển của doanh nghiệp đặc biệt là trong lĩnh vực ngõn hàng tài chớnh, một lĩnh vực có tốc độ phát
triển và ứng dụng khoa học công nghệ cao. Công nghệ ngõn hàng không những giúp ngõn hàng hoạt động an toàn và hiệu quả hơn mà cũn giúp nõng
cao vị thế hình ảnh của ngõn hàng trong con mắt của khách hàng. Ta có thể thấy rừ điều đó qua sự phát triển mạnh về công nghệ thẻ của ngõn hàng Đông Á, công nghệ thanh toán của ACB, Techcombank…NHNo&PTNT Việt Nam là ngõn hàng đi sau trong phát triển công nghệ ngõn hàng. Hiện nay
NHNo&PTNT Việt Nam đang thực hiện dự án Core-banking tuy nhiên tốc độ diễn ra chậm so với kế hoạch, với hệ thống chi nhánh rộng khắp trong cả nước, công nghệ thông tin trong những năm qua đó cú cố gắng rất lớn nhưng đáp ứng không xuể với mạng lưới chi nhánh. Cho đến cuối năm 2008 NHNo mới thực sự phủ sóng hệ thống corebanking trên toàn quốc. Với quá trình chuyển đối nhanh đã gây ra nhiều tình trạng gián đoạn, nghẽn mạng…làm cho chất lượng dịch vụ kém, nhất là các dịch vụ ATM, Mobile banking nhiều khi còn bị gián đoạn. Mặt khác, việc triển khai một số phần của dự án sau khi xõy dựng xong trong khi công nghệ chưa hỗ trợ kịp không những không nõng cao hiệu quả hoạt động mà cũn gõy rủi ro cho hoạt động ngõn hàng. Chẳng hạn, sau khi hoàn thành chương trình hiện đại hoá các giao dịch của khách hàng như gửi tiết kiệm sẽ được sử dụng chữ ký điện tử, khách hàng có thể gửi một nơi rút nhiều nơi, vì vậy mẫu sổ tiết kiệm mới không cần kốm phiếu lưu chữ ký khách hàng nữa. Nhưng khi hiện nay các dữ liệu về khách hàng chưa được tham số hoá tập trung, khách hàng chi nhánh nào chi nhánh đó quản lý, NHNo&PTNT Việt Nam đã đưa ra sử dụng mẫu sổ tiết kiệm mới không có phiếu lưu chữ ký khách hàng, buộc các chi nhánh phải tự tạo phiếu lưu để lưu giữ các thông tin. Vì vậy NHNo&PTNT Việt Nam cần phải xõy dựng được lộ trình đổi mới, phát triển công nghệ ngõn hàng cụ thể, đặt ra các mục tiêu cụ thể của từng giai đoạn. Phát triển đổi mới công nghệ cần phải đi đôi với phát triển nguồn nhõn lực, đổi mới quy trình tác nghiệp và xõy dựng được hệ thống phòng ngừa rủi ro.
* Xây dựng hệ thống phòng chống rủi ro
Kết quả của dự án hiện đại hoá ngõn hàng là cơ sở dữ liệu tập trung và
tham số hoá toàn bộ hoạt động nghiệp vụ ngõn hàng. Đõy là điều kiện cho một hệ thống ngõn hàng giao dịch trực tuyến hiện đại. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng cho hoạt động ngõn hàng điện tử ở Việt Nam vẫn cũn khá lạc hậu. Các
khảo sát về mức độ sẵn sàng tham gia thương mại điện tử của Việt Nam rất thấp so với các nước trong khu vực. Trong điều kiện như vậy, giao dịch ngõn hàng, dịch vụ ngõn hàng điện tử thường gặp nhiều rủi ro, và cùng với sự phát triển hiện đại của công nghệ ngân hàng các rủi ro ngày càng xảy ra tinh vi hơn khó kiểm soát hơn. Vì vậy NHNo&PTNT Việt Nam cần xõy dựng được một hệ thống cảnh báo rủi ro chặt chẽ, nghiên cứu đề ra các quy trình và biện pháp kỹ thuật để đảm bảo an ninh mạng, giảm thiểu các rủi ro liên quan đến công nghệ mới, đảm bảo các giao dịch được thực hiện một cách an toàn nhất. * Hỗ trợ các chi nhánh đào tạo nguồn nhân lực
Dự án hiện đại hoá đổi mới công nghệ ngõn hàng không thể đạt được hiệu quả nếu không có sự đồng bộ về nguồn nhõn lực. Với công nghệ ngày càng hiện đại đòi hỏi nguồn nhõn lực không những phải tinh thông nghiệp vụ, có khả năng tiếp cận và làm chủ công nghệ mà đặc biệt đạo đức nghề nghiệp phải được đặt lên hàng đầu. Để xõy dựng được nguồn nhõn lực đó các chi nhánh của NHNo&PTNT Việt Nam rất cần sự hỗ trợ từ hội sở chớnh. Vì vậy,
NHNo&PTNT Việt Nam cần xõy dựng một chiến lược đào tạo và sử dụng nguồn nhõn lực với tầm nhìn dài hạn. Việc đầu tiên là phải tiến hành điều tra, đánh giá một cách toàn diện và tổng thể đối với thực trạng nguồn nhõn lực hiện có. Trên cơ sở đó, xác định thứ tự ưu tiên và số lượng cán bộ cần đào tạo hàng năm, xõy dựng kế hoạch đào tạo cụ thể. Đứng ra tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, nhõn viên các chi nhánh. NHNo&PTNT Việt Nam cần đứng ra làm đầu mối xõy dựng và thực hiện các đề án hợp tác quốc tế trong lĩnh
vực đào tạo, tranh thủ sự trợ giúp thông qua hợp tác quốc tế. Đặc biệt, NHNo&PTNT Việt Nam cần chú trọng xõy dựng một đội ngũ cán bộ chuyên gia giỏi, có đầu óc chiến lược trong nghiên cứu phát triển dịch vụ phi tín dụng ngõn hàng. Đội ngũ này phải được đào tạo chuyên nghiệp về chuyên môn, về pháp luật trong nước và quốc tế, về thông lệ của WTO, và phải được đào tạo ở nước ngoài để có điều kiện học tập kinh nghiệm của nhũng nước tiên tiến.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở nguyên nhõn những tồn tại trong hoạt động phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Chi nhánh Thăng Long tác giả đã đưa ra những giải pháp và những kiến nghị liên quan đến các cấp, các ngành nhằm hoàn thiện giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Chi nhánh Thăng Long.
KẾT LUẬN
Theo đánh giá của các chuyên gia để đảm bảo cạnh tranh với các ngân hàng thương mại nước ngoài ngay trong thị trường Việt nam, các ngân hàng trong nước cần đưa ra các sản phẩm, dịch vụ nhiều tính năng, chi phí thấp và thuận tiện mới có khả năng giữ được các thị phần đang chiếm giữ. Bên cạnh đó, cần tăng cường phát triển các sản phẩm mới, các loại hình dịch vụ, nhất là dịch vụ phi tín dụng, vì loại hình dịch vụ này an toàn và lợi nhuận thu về ổn định và bảo đảm hơn. Trong xu hướng chung đó, Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long luôn cố gắng hoàn thiện, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ phi tín dụng nói riêng nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh những kết quả đạt được, Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc từ nội tại, từ phía NHNN, và từ hệ thống pháp luật của Nhà nước. Việc nghiên cứu thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng và giải pháp cho vấn đề này tại Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long có ý nghĩa to lớn về mặt lý luận và thực tiễn. Qua nội dung đã trình bày, có thể nói luận văn với đề tài nghiên cứu “Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Chi nhánh Ngõn hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Thăng Long” đã đạt được những kết quả sau:
+ Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại, khái niệm về phát triển dịch vụ phi tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ phi tín dụng.
nhánh NHNo&PTNT Thăng Long giai đoạn 2006-2009, từ đó chỉ ra được những kết quả đạt được và những hạn chế cùng nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan trong việc phát triển dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng.
+ Trên cơ sở lý luận và thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Chi
nhánh NHNo&PTNT Thăng Long, căn cứ vào định hướng phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và của Chi nhánh Thăng Long nói riêng, luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long trong thời gian tới.
Tuy nhiên, đây là một đề tài nghiên cứu tương đối rộng và khá phức tạp, do vậy để những giải pháp, kiến nghị trong luận văn thực sự có ý nghĩa, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, của các thầy cô giỏo, cỏc nhà quản lý ngân hàng và các anh chị đồng nghiệp và các nhà kinh tế quan tâm đến lĩnh vực này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội (2007), )Luật các tổ chức tín dụng (Đã sửa đổi bổ sung năm
2004), Nhà xuất bản chớnh trị quốc gia Hà Nội
2. Peter S.Rose (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chớnh, Hà Nội
3. Frederic S.Minshkin (1995), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội
4. T.S Phan Thị Thu Hà (2004), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội
5. David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Chớnh trị quốc gia, Hà Nội
6. Học viện ngõn hàng (2004), Quản trị kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội
7. Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long, Bảng cân đối kế toán 2006 đến 2009 8. Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long, Báo cáo tổng kết 4 năm hoạt
động(2009)
9. NHNo&PTNT Việt Nam , Báo cáo tổng kết 10 năm hoạt động(2009) 10. Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội, Bảng cân đối kế toán 2009
11. Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ, Bảng cân đối kế toán 2009 12. Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai,
Bảng cân đối kế toán 2009
WEBSITE -
www.mhb.com.vn
-
-
www.sbv.org.com.vn
-
www.chungta.com