Đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thăng Long (Trang 105 - 108)

Khác với các loại hình kinh doanh khác, trong kinh doanh ngõn hàng yếu tố con người luôn đóng vai trò quyết định. Bởi vì, ngõn hàng là lĩnh vực kinh doanh trên cơ sở các mối quan hệ trong đó chữ "tớn" luụn được đặt lên hàng đầu. Khách hàng chỉ tìm đến ngõn hàng khi họ tin tưởng. Vì vậy để thu hút khách hàng, nhân viên ngõn hàng phải có đạo đức tốt, chuyờn sâu về nghiệp

vụ, có thái độ cư xử nhã nhặn, lịch sự với khách hàng. Đặc biệt trong điều kiện sử dụng công nghệ hiện đại, cần có sự đồng bộ giữa yếu tố trình độ công nghệ và khả năng của con người, công nghệ chỉ đạt được kết quả thông qua con người. Vì vậy các ngõn hàng cần chú trọng vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên nghiệp vụ có trình độ, có khả năng làm việc với công nghệ hiện đại. Những năm trước đõy Chi nhánh rất trú trọng đến việc cử cán bộ nhõn

viên tham dự các lớp tập huấn nghiệp vụ do Hội sở tổ chức. Thực tế cho thấy các nhõn viên được đào tạo bài bản đều nắm chắc nghiệp vụ, tác nghiệp thành thạo và hiệu quả làm việc cao. Tuy nhiên gần đõy, công tác đào tạo và phát

triển nguồn nhõn lực của Chi nhánh Thăng Long hầu như không được chú trọng. Các nhõn viên mới tuyển dụng được phõn đi các phòng nghiệp vụ và tự các phòng nghiệp vụ sẽ đào tạo nhõn viên mới một cách tự phát theo phương pháp truyền miệng, cầm tay chỉ việc hoặc tự học hỏi do đó sự am hiểu về nghiệp vụ, về tác nghiệp cũn rất hạn chế thậm chí có nhiều sai sót không đáng có. Bên cạnh đó một bộ phận nhõn viên mới được tuyển dụng không được đào tạo cơ bản, đúng chuyên nghành. Vì vậy, Chi nhánh Thăng Long cần phải đặt công tác đào tạo và phát triển nguồn nhõn lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất, với các giải pháp cụ thể như:

Về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiện có

Tổ chức các lớp đào tạo tập trung định kỳ ( ví dụ 6 tháng một lần ) cho

công tác về quy trình nghiệp vụ và sử dụng chương trình giao dịch của NHNo&PTNT Việt Nam.

Tổ chức những lớp đào tạo riêng cho từng bộ phận cụ thể để phát triển

kỹ năng nghề nghiệp, như mời các chuyên gia về tiền tệ về giảng cho bộ phận ngõn quỹ, các chuyên gia về giao tiếp giảng dạy cho bộ phận tiếp xúc giao dịch với khách hàng…

Với chương trình hiện đại hoá ngõn hàng, Chi nhánh Thăng Long cần có kế hoạch đào tạo cho toàn bộ nhõn viên từ cán bộ quản lý đến cán bộ nghiệp vụ để đảm bảo bắt kịp những thay đổi về quy trình, công nghệ ngõn hàng sau khi dự án Core-banking hoàn thành.

Xõy dựng được một cơ chế lương thưởng phù hợp, chớnh sách đề bạt hợp lý gắn liền với hiệu quả làm việc nhằm khuyến khích cán bộ

NHNo&PTNT nói chung cũng như Chi nhánh Thăng Long nói riêng nõng cao hiệu quả làm việc, và giữ được những cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn giỏi trong bối cạnh chảy mỏu chất xám trong các ngân hàng thương mại nhà nước hiện nay.

Đề ra các biện pháp nhằm tạo ra động lực và không khí học tập không ngừng của cán bộ Chi nhánh Thăng Long, cần có các chớnh sách hỗ trợ cán bộ nhõn viên tự đào tạo như hỗ trợ một phần học phí dựa trên kết quả học tập, hoặc rút ngắn thời gian nõng lương với những cán bộ đạt những kết quả học

tập xuất sắc, hiệu quả lao động cao.

Với công tác tuyển dụng

Công bố công khai và tổ chức thi tuyển theo đúng quy trình tuyển dụng của NHNo&PTNT Việt Nam

Kết hợp với các trường đại học có uy tín trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhõn lực ngõn hàng tài chớnh như Đại học kinh tế quốc dõn, Học viện ngõn hàng, Đại học Ngoại thương…để tiếp nhận các sinh viên có thành tích học tập suất xắc thực tập và tiến tới làm việc tại Chi nhánh Thăng Long.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thăng Long (Trang 105 - 108)