Những nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thăng Long (Trang 28 - 35)

- Chiến lược kinh doanh của mỗi ngân hàng trong từng thời kỳ

Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động cũng phải có mục tiêu rõ ràng. Để đạt được mục tiêu đó tổ chức phải có một chiến lược cụ thể. Thực tế đã chứng minh nếu không xác định được một chiến lược phát triển đúng rất có thể dẫn đến tình hình hoạt động kinh doanh của tổ chức sa sút và thậm chí phá sản. Doanh nghiệp có thể đặt mục tiêu và quyết định đầu tư vào một lĩnh vực mới với hy vọng phát triển, nhưng do không đánh giá được hết đối thủ cạnh tranh, tiềm lực của mình... mà có thể dẫn đến thua lỗ. Nguyên nhân dẫn đến việc đó

có thể rất nhiều, có thể rõ ràng hoặc còn tiềm ẩn. Có thể do doanh nghiệp không có một bộ máy tổ chức hợp lý, quản lý nhân sự chưa hiệu quả, chi phí quản lý quá cao, hoặc cũng có thể do sản phẩm của doanh nghiệp không được đổi mới, thị phần ngày càng giảm, không sử dụng đỳng cỏc chiến lược về giỏ, marketing...Vỡ vậy để tồn tại và phát triển mỗi doanh nghiệp phải xây dựng được cho mình một chiến lược kinh doanh và quản trị tốt chiến lược đó Chiến lược có thể coi là tập hợp những quyết định và hành động hướng mục tiêu để các năng lực và nguồn lực của tổ chức đáp ứng được những cơ

hội và thách thức từ bên ngoài. Vì vậy, trước hết, chiến lược liên quan tới các mục tiêu của doanh nghiệp. Thứ đến, chiến lược doanh nghiệp bao gồm không chỉ những gì doanh nghiệp muốn thực hiện, mà còn là cách thức thực hiện những việc đó là một loạt các hành động và quyết định có liên quan chặt chẽ với nhau và lựa chọn phương pháp phối hợp những hành động và quyết định đó. Chiến lược của doanh nghiệp phải khai thác được những điểm mạnh cơ bản của mỡnh (cỏc nguồn lực và năng lực) và phải tính đến những cơ hội, thách thức của môi trường.

Quản trị chiến lược là một loạt các bước mà doanh nghiệp phải thực hiện: Phân tích tình hình hiện tại; các quyết định nhằm đưa chiến lược vào thực thi, đánh giá, điều chỉnh, thay đổi chiến lược khi cần thiết. Nó bao gồm tất cả các chức năng cơ bản của quản lý: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm soát. Như vậy, quy trình quản trị chiến lược bao gồm cả việc xây dựng

chiến lược, thực hiện chiến lược và đánh giá chiến lược.

Do vậy, để phát triển dịch vụ phi tín dụng ngân hàng phải có một chiến lược, trong đó có từng bước đi cụ thể, rõ ràng. Chiến lược này như kim chỉ nam cho mọi hoạt động của ngân hàng. Chiến lược phát triển dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng phải bám sát vào nhu cầu của thị trường từng địa bàn mà các ngân hàng hoạt động. Chiến lược này phải khai thác được tối đa nguồn lực và ưu thế cạnh tranh của ngân hàng.

- Tiềm lực về tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ của ngân hàng

Với sự phát triển theo hướng đa đạng hoá và sự hỗ trợ của công nghệ

thông tin, các dịch vụ phi tín dụng đang không ngừng phát triển làm gia tăng các khoản thu trong thu nhập của ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng lớn gần các trung tâm tài chính tiền tệ. Các dịch vụ này ít rủi ro hơn dịch vụ tín dụng song đòi hỏi trang thiết bị, kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Vì vậy, phát triển dịch vụ phi tín dụng ngân hàng đòi hỏi chi phí đầu tư cao cho công nghệ và

các thiết bị hiện đại. Với công nghệ và các thiết bị hiện đại, ngân hàng không những đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng mà còn có thể tạo ra những dịch vụ tiện ích mới, do vậy, mà thu hút được nhiều khách hàng và có cơ hội để phát triển dịch vụ phi tín dụng hơn nữa. Vì vậy vốn đầu tư là điều kiện đầu tiên và quan trọng đối với ngân hàng trong bước đầu triển khai dịch vụ phi tín dụng trên thị trường và đổi mới công nghệ bắt kịp những tiến bộ của công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng.

Ngoài ra cơ sở vật chất kỹ thuật được trang bị tại trụ sở của các ngân hàng chính là một phần hình ảnh của ngân hàng. Hình ảnh của ngân hàng tốt sẽ tạo cho khách hàng yên tâm thoải mái khi giao dịch và ngược lại. Do vậy đây cũng là một nhân tố tác động đến sự phát triển của dịch vụ phi tín dụng ngân hàng và là sự sống còn của một ngân hàng. Ngày nay các ngân hàng rất quan trọng trong việc lựa chọn trụ sở giao dịch, các phương tiện thiết bị phục vụ khách hàng như bàn, ghế ngồi, quầy giao dịch phù hợp cho giao tiếp và trao đối với khách hàng, các mẫu giấy tờ in đẹp, tiện dụng, máy rút tiền tự động..., và các thiết bị ngân hàng sử dụng nội bộ như máy vi tính, mạng nội bộ, hệ thống thanh toán nhanh, chính xác, an toàn để tăng thêm lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng.

- Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là nguồn lực con người và là một trong những nguồn

lực quan trọng nhất cho sự phát triển của một tổ chức. Vai trò đó bắt nguồn từ vai trò của yếu tố con người. Bất cứ một sự phát triển nào cũng đều phải dựa trên nhiều nguồn lực: nhân lực (nguồn lực con người), vật lực (nguồn lực vật chất), tài lực (nguồn lực về tài chính, tiền tệ) .., song chỉ có nguồn lực con

người mới tạo ra động lực cho sự phát triển, những nguồn lực khác muốn phát huy được tác dụng chỉ có thể thông qua nguồn lực con người. Ngay cả trong điều kiện đạt được tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại như hiện nay thì cũng không thể tách rời nguồn lực con người bởi lẽ:

hiện mức độ hiểu biết và chế ngự tự nhiên của con người.

Ngay cả đối với máy móc thiết bị hiện đại, nếu thiếu sự điều khiển, kiểm tra của con người thỡ chỳng chỉ là vật chất. Chỉ có tác động của con người mới phát động chúng và đưa chúng vào hoạt động.

Vì vậy có thể nói con người đóng vai trò chủ động, quyết định sự ra đời

phát triển hay suy bại của một tổ chức. Để phát triển dịch vụ phi tín dụng ngân hàng, cán bộ nhân viên ngân hàng phải có đạo đức nghề nghiệp, có trình độ cao với kiến thức chuyờn sõu về sản phẩm dịch vụ ngõn hàng, có ý tưởng phong phú, sáng kiến trong công việc, có khả năng tư duy sáng tạo và kỹ năng giao tiếp với khách hàng tốt. Điều đó sẽ giúp ngân hàng có thể nhận biết nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và sáng tạo ra những dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đõy chớnh là cở sở quan trọng để có thể mở rộng dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng.

- Hoạt động marketing

Năm 2004, Hiệp hội Marketing Mỹ đã định nghĩa marketing như sau: “Marketing là một chức năng của tổ chức và chuỗi các quy trình tạo dựng, giao tiếp và tạo ra các giá trị cho khách hàng cũng như việc quản lý các quan hệ khách hàng theo những phương thức tạo ra lợi ích cho tổ chức và các bên có quyền lợi liên quan của tổ chức”. Như vậy, marketing là việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng, thiết kế và tạo ra sản phẩm như thế nào để thoả mãn nhu cầu đó và đem lại lợi nhuận cho nhà cung cấp. Thay vì chỉ chú trọng đến việc đưa ra các sản phẩm, doanh nghiệp phải quan tâm đến yêu cầu của khách hàng và công việc này thỡ khú hơn vỡ nó liên quan đến tâm lý của con người. Do đó,

những đòi hỏi của thị trường là khía cạnh quan trọng của marketing hiện đại

và nó phải được xem xét trước quá trình sản xuất. Nói một cách cơ bản marketing gồm có bốn việc: bỏn đỳng sản phẩm đến thị trường đang cần nó, bỏn sản phẩm với một giá được xác định theo nhu cầu, thoả mãn nhu cầu của khách hàng và tạo ra lợi nhuận cho nhà sản xuất.

Ngày nay, khách hàng ngày càng có quyền lực hơn bao giờ hết. Họ hoàn toàn có thể kiểm soát việc sản phẩm/dịch vụ được tiêu thụ ở đâu, vào lúc nào và như thế nào. Điều này cũng có nghĩa là khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn cho mình. Họ sẽ ít trung thành với một nhãn hiệu hơn và thích tự tìm hiểu thông tin từ những nghiên cứu của chính mình, bạn bè và các chuyên gia về

sản phẩm/dịch vụ mà họ muốn mua. Sự thay đổi này đã dẫn đến sự đổi mới trong các hoạt động kinh doanh và marketing: thay đổi trong việc thực thi chiến lược marketing hỗn hợp, trong cách truyền tải thông điệp, trong cách tiếp cận với khách hàng. Thêm vào đó, việc thương mại hóa hàng hóa, sự xuất hiện của Internet đã góp phần không nhỏ vào quá trình biến đổi thế giới, điều này vừa là cơ hội vừa là thách thức không nhỏ với tất cả các doanh nghiệp, và thách thức lớn nhất đối với họ là phát triển sản phẩm.

Tuy nhiên, khả năng phát triển sản phẩm/dịch vụ thông qua việc đưa ra các ý tưởng mới mẻ, đồng thời lại phù hợp với nhu cầu của khách hàng, là một nhiệm vụ không dễ dàng. Một sản phẩm mới muốn phát triển được phụ thuộc rất nhiều vào việc tổng hợp mọi sự hiểu biết về nhu cầu của thị trường và cách thức làm thế

nào để tạo ra một sản phẩm đáp ứng những nhu cầu đó. Nếu như nắm giữ được những bí mật của khách hàng và thị trường, marketing sẽ có cơ hội tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến sự đổi mới và phát triển các sản phẩm/dịch vụ mới. Và khi tạo ra được một sản phẩm/dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thì giá trị doanh nghiệp cũng tăng theo. Những vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các dịch vụ phi tín dụng.

- Hệ thống phòng ngừa rủi ro của ngân hàng

Lĩnh vực ngân hàng và tài chính là một trong các lĩnh vực an ninh nhạy

cảm nhất đối với cả nhà quản lý ngân hàng lẫn khách hàng của họ. Vấn đề quản lý rủi ro càng trở nên quan trọng hơn khi mà hầu như các hoạt động và

dịch vụ chính trong các lĩnh vực này đều đã được số hóa và thực hiện online, trong cỏc “khụng gian ảo” và “mở” ở mức độ cao (giao diện trực tiếp với máy móc, trên phạm vi toàn cầu). Đây cũng là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều loại rủi ro, tội phạm mới, tinh vi hơn, phức tạp hơn, nhất là tội phạm sử dụng công nghệ cao và tội phạm có yếu tố nước ngoài như truy cập bất hợp pháp vào mạng của các ngân hàng thương mại để gõy nhiễu loạn giao dịch, lấy cắp tiền; làm giả thẻ thanh toán, rửa tiền… Hơn thế nữa, các ngõn hàng ngày càng phải chịu rủi ro thị trường lớn hơn khi thị trường tài chớnh Việt Nam được tự do hoá và mở cửa theo cam kết trong khuôn khổ WTO do biến động lói suất, tỷ giá và giá cả tài sản tài chớnh trên thị trường trong nước và quốc tế. Chừng nào năng lực kiểm soát rủi ro của ngõn hàng cũn yếu kém thì cũn hạn chế về

khả năng nhận biết, đo lường và xử lý rủi ro. Trong khi đó, sự an toàn của hệ thống ngõn hàng không chỉ liên quan đến tài sản và tiền của khách hàng, của ngân hàng, mà còn liên quan đến hạ tầng và huyết mạch của hầu như toàn bộ đời sống kinh tế và xã hội. Do đó, đảm bảo an ninh và phòng chống rủi ro phải là một yêu cầu rất cao, gần như tuyệt đối khi ngân hàng muốn phát triển dịch vụ phi tín dụng.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thăng Long (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w